Khảo sát hoạt động học của trẻ qua việc làm quen với truyện cổ tích

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: NÂNG CAO VIỆC PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA VIỆC GIÚP TRẺ LÀM QUEN TRUYỆN CỔ TÍCH Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN YÊN THỊNH - NINH BÌNH (Trang 25 - 28)

2.1.1 .Mục đích khảo sát

2.1.4.3. Khảo sát hoạt động học của trẻ qua việc làm quen với truyện cổ tích

Tổng số trẻ tồn trường Mầm non Thị trấn Yên Thịnh là 294 trẻ, số trẻ khối 5 - 6 tuổi là 96 trẻ, về số lượng trẻ mỗi lớp là trường (35 trẻ/lớp). Từ số liệu này chúng ta nhận thấy một thực tế là số lượng trẻ trong một lớp là tương đối đông, độ tuổi từ 5 - 6 tuổi, là con em của địa bàn khu vực đó mà một bộ phận nhỏ là con em của những gia đình thuần nơng, xen lẫn với các gia đình cơng nhân viên chức. Chính vì vậy, khi tổ chức hoạt động giáo dục nói chung cũng như việc giúp trẻ kể chuyện cổ tích nói riêng khiến cho các cơ gặp khơng ít những khó khăn, trẻ ít có cơ hội trải nghiệm, cơ khơng bao qt được hết hoạt động của trẻ để khơi nguồn cảm hứng cũng như giúp trẻ tư duy để kể truyện cổ tích.

Về phía trẻ, đa số trẻ chưa chú ý trong tiết học, đa số trẻ chưa dùng tư duy, tưởng tượng của mình để kể lại chuyện cổ tích. Đối với trẻ đã biết nghe cơ dùng trí tưởng tượng của mình để kể chuyện thì rất hứng thú khi thể hiện câu chuyện. Tuy vậy đặc điểm chú ý ở độ tuổi này là chú ý không chủ định, do vậy ở cuối tiết học trẻ thường hay mất trật tự.

Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng mức độ trẻ mẫu giáo lớn biết kể truyện cổ tích là chưa cao. Kết quả này do nhiều nguyên nhân, thứ nhất do ngơn ngữ của trẻ, trẻ nói ngọng nhiều, con em của các địa phương nơi trẻ sống …. Vì vậy hạn chế về vốn từ phổ thơng. Thứ 2, giáo viên chưa thực sự quan tâm và tạo điều kiện để giúp trẻ kể truyện cổ tích, giáo viên cần có những biện pháp cụ thể để giúp trẻ kể truyện cổ tích nhằm nâng cao phát triển tư duy cho trẻ, giáo viên phải luôn tạo ra môi trường kể chuyện để trẻ hứng thú và tự tin kể chuyện, muốn làm được điều đó giáo viên phải có phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp. Đây cũng là vấn đề cốt lõi mà khóa luận của tơi đề cập tới.

- Sự phối hợp của gia đình trong hoạt động học của trẻ

Qua tiến hành khảo sát các phụ huynh của 2 lớp mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi) của trường Mầm non Thị trấn n Thịnh – Ninh Bình tơi nhận thấy chỉ có một vài con em của những gia đình cơng nhân viên chức thì việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích được chú ý hơn, tối tối các em cũng đã được mẹ của mình kể cho nghe những câu chuyện cổ tích cịn các con em của những gia đình làm

thuần nông chưa chú ý tới việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích, có chăng cũng rất ít phụ huynh mà gia đình làm ghề đó mới chú ý tới việc kể chuyện cổ tích cho trẻ nghe. Chính vì thế, việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích hầu như chỉ được các cô giáo ở trên lớp giảng dạy.

*Thực trạng về mức độ làm quen với truyện cổ tích ở trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)

- Tiến hành khảo sát 70 trẻ mẫu giáo lớn thuộc hai lớp của trường Mầm non Thị trấn Yên Thịnh – Ninh Bình kết quả được thể hiện như sau:

Trẻ ở hai lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi phân loại theo mức độ là tương đương nhau. Từ đó ta có thể nhận thấy được rằng mức độ kể chuyện cổ tích của trẻ 5 - 6 tuổi của hai lớp mẫu giáo của trường Mầm non Thị trấn Yên Thịnh là ngang nhau. Chúng ta có thể thấy rằng trẻ đạt ở mức độ tốt chỉ có 2 trẻ, và mức độ kể chuyện của trẻ chủ yếu ở mức độ trung bình, trẻ có trình độ khá trong kể chuyện cịn hạn chế (17 trẻ), vẫn còn trẻ ở mức độ yếu. Đa số các giáo viên nhìn chung đều nhận thức được vai trị, mục đích của giờ dạy trẻ kể chuyện cổ tích đối với trẻ 5 - 6 tuổi là phát triển tư duy cho trẻ, phát triển ngôn ngữ, cho trẻ làm quen với văn học, hình thành nhân cách cho trẻ.

Trên các tiết học giáo viên đã tìm kiếm các biện pháp, thủ thuật, đã chú ý đến việc soạn giáo án cho tiết dạy. Một vài cô cũng đã chú ý đến việc rèn cho trẻ tư duy tự kể chuyện cổ tích và đã sử dụng một số biện pháp cuốn hút trẻ vào tiết học như: thi đua, khuyến khích, động viên trẻ.

Tiểu kết

Qua khảo sát điều tra thực trạng, khi tổ chức hoạt động giáo dục nói chung cũng như việc giúp trẻ kể chuyện cổ tích nói riêng khiến cho các cơ gặp khơng ít những khó khăn, trẻ ít có cơ hội trải nghiệm, cơ khơng bao quát được hết hoạt động của trẻ để khơi nguồn cảm hứng cũng như giúp trẻ tư duy để kể chuyện cổ tích.

Từ nhận thức của giáo viên cũng như của trẻ tại trường Mầm non Thị trấn Yên Thịnh – Ninh Bình. Việc kể chuyện cổ tích phụ thuộc vào vốn từ, khả năng nhận thức, tư duy, óc sáng tạo của trẻ. Tốc độ phát triển của trẻ là khác nhau. Trẻ càng có vốn từ đa dạng, tư duy tốt thì trẻ mới kể được những câu chuyện cổ tích hay.

Trẻ 5 – 6 tuổi sắp bước vào lớp 1 nên khá ổn định về mặt tâm lí. Sự nhận thức của trẻ hoàn thiện dần và rất đa dạng do đó kể chuyện cổ tích giúp trẻ mở rộng vốn từ đặc biệt là giúp trẻ phát triển khả năng diễn đạt ngôn ngữ cũng như khả năng tư duy của trẻ. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng các biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ kể chuyện cổ tích phản ánh đúng thực trạng của giáo viên là chưa thực sự chú trọng đến việc tổ chức hướng dẫn trẻ kể chuyện cổ tích nhằm phát triển tư duy cho trẻ bằng các biện pháp hiệu quả cao.

Dựa vào những cơ sở lí luận và thực tiễn ở trên mà chúng tôi xây dựng biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kể chuyện cổ tích nhằm phát triển tư duy cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non Thị trấn Yên Thịnh - Ninh Bình.

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DẠY HỌC, THIẾT KẾ VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: NÂNG CAO VIỆC PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA VIỆC GIÚP TRẺ LÀM QUEN TRUYỆN CỔ TÍCH Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN YÊN THỊNH - NINH BÌNH (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)