2.1.1 .Mục đích khảo sát
3.1. xuất biện pháp để nhằm nâng cao phát triển tư duy cho trẻ qua việc giúp
giúp trẻ làm quen truyện cổ tích
3.1.1. Giúp trẻ làm quen truyện cổ tích bằng phương pháp kể diễn cảm
Kể diễn cảm là cách giáo viên sử dụng sắc thái giọng kể có kèm theo cử chỉ điệu bộ, nét mặt để truyền đạt những ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm, và cả những ý nghĩa, thái độ, tâm trạng, cảm xúc của người kể đến người nghe.
Kể diễn cảm khác với đọc, kể có thể thêm bớt một số chi tiết nhưng vẫn đảm bảo được nội dung cốt truyện, kể có thể phối hợp sử dụng ngôn ngữ văn bản tác phẩm và ngơn ngữ của mình. Đồng thời kể cịn kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ một cách triệt để: tư thế, nét mặt, cử chỉ…
Như vậy, kể diễn cảm có nghệ thuật, mở ra cho cơ giáo sự sáng tạo nhiều hơn là đọc. Người kể có thể hịa trộn giữa ngơn ngữ của tác phẩm với ngơn ngữ của mình bằng sự cảm thụ riêng có thể tơ đậm ý chính, tình tiết hay, hình ảnh đẹp với những cách trình bày khác nhau. Qua đó cơ giúp trẻ kể chuyện khi kể truyện cổ tích người ta thường kể bằng giọng thủ thỉ, kể truyền cảm với việc trình bày tác phẩm một cách khéo léo làm cho lượng thông tin được dãn ra trẻ đỡ căng thẳng khi theo dõi. Việc phối hợp với những cử chỉ, điệu bộ… Tất cả những điều đó sẽ giúp trẻ thâm nhập sâu hơn, hiểu rõ hơn ý nghĩa của truyện. Lời kể của cô như là sự bổ sung tạo nên mối quan hệ thân mật, gần gũi giữa cô và trẻ.
Phương pháp kể đòi hỏi sự khúc chiết, sinh động hơn, vừa phải kể diễn cảm truyện cổ tích là một loại hình nghệ thuật phức tạp, địi hỏi phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và rèn luyện một cách công phu thì mới thể hiện được thành cơng. Để giúp trẻ tiếp nhận truyện cổ tích thành cơng thì trước hết cơ giúp trẻ xác định được giọng điệu của tác phẩm. Giọng điệu là thanh âm cơ bản của tác phẩm, nó tựa hồ như là một cái nền trên đó người kể vẽ nên những bức tranh, những sự kiện, những nhân vật một cách sống động. Trên cơ sở giọng điệu cơ bản ấy, người kể sử dụng những sắc thái đa dạng của giọng mình để làm cho tình tiết truyện trở nên sinh động và có sức thuyết phục đối với người nghe. Bên cạnh đó tính logic trong kể chuyện cổ tích cũng là một trong những yếu tố quan trọng để trình bày tác phẩm. Tác phẩm truyện phải được kể theo trình tự khơng gian, thời gian một cách logic và hợp lí thì người
nghe mới tiếp nhận một cách chính xác về nội dung và hình thức của tác phẩm đó. Ngoài ra tác phẩm còn phải chú ý đến việc ngắt giọng, nhịp độ, cường độ của tác
phẩm. Khơng chỉ có vậy mà sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố trên với những yếu tố phi ngôn ngữ (tư thế, nét mặt, cử chỉ…) một cách tinh tế của người kể cũng là một yếu tố khơng nhỏ góp phần vào việc thể hiện thành công của tác phẩm. Trong hoạt động giao tiếp trực tiếp tư thế nét mặt, cử chỉ, điệu bộ thể hiện rõ nhất sự giao lưu giữa người nói với người nghe. Đây chính là “linh hồn” để những người giao tiếp với nhau có thể tạo ra một kết quả nhất định. Trẻ giao tiếp với người lớn dù là giao tiếp xúc cảm trực tiếp, giao tiếp “công việc” hay giao tiếp nhận thức… đặc biệt là giao tiếp giữa quá trình tiếp nhận của trẻ và quá trình truyền đạt tác phẩm kể chuyện của cơ thì địi hỏi cơ phải giúp trẻ biết cách sử dụng linh hoạt những yếu tố phi ngôn ngữ để trẻ có thể học theo. Qua đó, trẻ cảm thụ về tác phẩm một cách đầy đủ và sâu sắc, tư duy của trẻ mới hình thành phát triển tốt.
Trước khi kể một câu chuyện cho trẻ nghe giáo viên cần phải thuộc truyện, cần phải hiểu nội dung, ngụ ý của tác giả trong câu chuyện, nắm vững chủ đề cốt truyện. Mọi sự ngập ngừng lúng túng do nhớ sai, bỏ sót các tình huống chi tiết quan trọng hay do lẫn lộn trình tự biến cố, sự trùng lặp ý hay lời nói ngồi ý muốn đều làm giảm đi hứng thú, sự tập trung chú ý, làm đứt mạch cảm xúc giữa người kể và người nghe đối với câu chuyện. Muốn vậy, trước khi lên lớp giáo viên phải đọc kĩ truyện rồi tập kể đôi ba lần để nhớ cũng như để biết đoạn nào chưa thơng suốt, hình ảnh nào cịn mờ nhạt, lời kể nào cịn khó khăn, thiếu cảm xúc… Để tìm cách sửa chữa cho câu chuyện chỉnh chu hấp dẫn, thu hút trẻ. Kể chuyện trong lớp không nên kể to chỉ cần kể rõ, giữ cho giọng kể êm nhẹ vừa đủ nghe, nét mặt cử chỉ, điệu bộ phù hợp bổ trợ cho người kể thêm diễn cảm, khoảng cách giữa cô và trẻ không quá xa, cơ nên ở vị trí trung tâm giữa trẻ tạo nên sự gần gũi thân thiện với trẻ. Cần xử lí vừa phải, tự nhiên không nên cường điệu, giả tạo hoặc lạm dụng các hoạt động bổ trợ quá sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn. Khi bắt đầu câu chuyện, giáo viên khéo léo tạo ra khơng khí chờ đợi, thu hút sự chú ý, hồi hộp mong đợi ở trẻ, tuyệt đối tránh lập trật tự bằng những lời nhận xét, cử chỉ thiếu tế nhị.
Ví dụ: Những tác phẩm có tình tiết ngộ nghĩnh, kết thúc có hậu thì người kể
phải có những cử chỉ, điệu bộ, nét mặt tươi vui, chẳng hạn như: khi kể truyện “
Tấm Cám”, truyện kể về cuộc đời cô Tấm lúc đầu gặp rất nhiều đau khổ, bị mụ dì
ghẻ ghen ghét, hãm hại hết lần này tới lần khác, và rồi bằng tấm lịng lương thiện và hiền lành của mình cơ Tấm đã có một cuộc sống hạnh phúc. Cịn tác phẩm có tính chất bi thương thì người kể phải bộc lộ sự buồn rầu thương cảm. Sự giao cảm giữa người kể và người nghe chính là ở những hành động phi ngôn ngữ này.
3.1.2. Giúp trẻ làm quen truyện cổ tích bằng phương pháp đàm thoại
Phương pháp đàm thoại là phương pháp mà giáo viên căn cứ vào nội dung bài học khéo léo đặt ra câu hỏi, để trẻ căn cứ vào những kiến thức đã có kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên qua các thiết bị giảng dạy để làm sáng tỏ vấn đề.
Qua phương pháp đàm thoại, giáo viên sử dụng những câu hỏi có mục đích, có định hướng, kế hoạch trước để trao đổi với trẻ hiểu sâu và cảm nhận tác phẩm một cách sâu sắc và có hệ thống. Đồng thời cũng giúp giáo viên nắm được mức độ hiểu bài của trẻ, uốn nắn và sửa sai cho trẻ.
Để có thể tiến hành đàm thoại một cách có hiệu quả thì trước hết cô cần phải tạo hứng thú, lôi cuốn sự chú ý của trẻ bằng năng lực nghiệp vụ sư phạm của mình. Mặt khác, cơ phải nắm được một số yêu cầu cơ bản trong quá trình đàm thoại như: câu hỏi phải đi từ dễ đến khó, theo trật tự logic hệ thống của bài tập. Câu hỏi phải phù hợp với đặc điểm nhận thức (khơng q dễ và q khó), tránh câu hỏi lan man, quá chi tiết, vụn vặt gây nên sự mệt mỏi, ảnh hưởng tới sự lĩnh hội kiến thức của trẻ. Nên có những câu hỏi cả về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Cần có những câu hỏi thơng minh để trẻ độc lập suy nghĩ và tạo ra sự tranh luận ở trẻ để kích thích sự phát triển tư duy của trẻ.
Phương pháp đàm thoại thường được tiến hành dưới 3 hình thức:
a. Đàm thoại để giới thiệu tác phẩm
Được tiến hành một cách nhanh gọn trước khi vào kể tác phẩm nhằm mục đích hướng sự chú ý của trẻ tới tác phẩm định kể, khơi gợi sự ham muốn khám phá, tìm hiểu về tác phẩm.
Ví dụ: Cơ dạy bài “Bơng hoa cúc trắng” cơ có thể sử dụng một số câu hỏi
đàm thoại để giới thiệu về tác phẩm. Cô đưa bơng hoa cúc trắng cho trẻ quan sát sau đó cơ tiến hành hỏi trẻ “Chúng mình có biết đây là hoa gì khơng?”. “Chúng
mình có biết tại sao bơng hoa cúc trắng lại nở vào mùa thu và có nhiều cánh nhỏ dài khơng?”.
b. Đàm thoại để hiểu tác phẩm
Trong q trình kể chuyện cơ đưa ra một số câu hỏi để trẻ trả lời nhằm giúp trẻ hiểu nội dung tư tưởng của tác phẩm, câu hỏi đàm thoại này phụ thuộc vào tiết dạy của bài.
Số lượng câu hỏi và mức độ câu hỏi được nâng cao và phức tạp dần ở các tiết. (Nếu ở tiết 1 xây dựng 4 - 6 câu hỏi thì ở tiết 2 số lượng câu hỏi nhiều hơn và khó hơn……).
Ví dụ như: Khi trẻ kể chuyện: “Hai anh em” ở lớp mẫu giáo lớn. Câu hỏi
đàm thoại được tiến hành ở các tiết như:
Tiết 1: Sử dụng một số câu hỏi: “Truyện kể về ai?(truyện kể về hai anh em) Người anh là người như thế nào?(người anh hiền lành,tốt bụng). Người em là người như thế nào?(người em tham lam). Tại sao người anh lại được sung sướng cịn người em thì lại st chết?”(vì người em tham lam quá).
Tiết 2-3: Trên đường đi người anh đã làm gì để giúp mọi người? Trong quả bí ngơ bà cụ tặng người anh có những gì? Khi mọi người nhờ, người em có giúp khơng? Trong quả bí người em xin được cụ già có gì? Tại sao người em lại khơng có cái mặc và bị đói?
c. Đàm thoại để tái hiện tác phẩm
Nhằm giúp trẻ nhớ lại nội dung tác phẩm một cách sâu sắc. Câu hỏi đàm thoại phải logic, có hệ thống, theo trật tự trước sau của tác phẩm, có như vậy việc tái hiện lại tác phẩm mới có hiệu quả đối với trẻ.
Ví dụ: Truyện “Ba cơ gái” ở tiết 3 cơ có thể sử dụng một số câu hỏi đàm
thoại để tái hiện lại tác phẩm
Câu 1: Bà mẹ đã chăm sóc các con như thế nào? (Bà chăm sóc các con từng li, từng tí một. Được mẹ u thương chăm sóc 3 cơ gái lớn nhanh như thổi cả 3 đều đẹp như trăng rằm).
Câu 2: Khi bị ốm bà nhờ ai đi gọi các con về? (Bà nhờ sóc con đưa thư cho 3 cơ con gái).
Câu 3: Sóc con đã nói với cơ chị Cả như thế nào? (Chị Cả ơi? Mẹ chị đang ốm đấy, chị hãy về nhà ngay cho mẹ chị gặp?).
Câu 4: Chị Cả đã nói gì với Sóc? (Thật ah Sóc! Mẹ chị đang ốm đấy ah? Ôi chị thương mẹ chị quá, chị muốn về thăm mẹ chị ngay nhưng chị còn phải cọ cho xong mấy cái chậu này đã!).
Câu 5: Sóc đã nói gì với cơ chị Hai những gì? (Chị Hai ơi? Mẹ chị đang ốm đấy, chị hãy về nhà ngay cho mẹ chị gặp!
Câu 7: Sóc đã nói gì với cơ út? (Chị út ơi? Chị là người con hiếu thảo, rồi chị sẽ được hưởng một cuộc sống hạnh phúc!).
Như vậy, với những hệ thống câu hỏi trên nhằm tái hiện tác phẩm giúp trẻ ghi nhớ một cách dễ dàng, đơn giản, xuyên suốt cả một câu chuyện. Qua đó, giúp trẻ cảm nhận và ghi nhớ câu chuyện một cách tốt hơn.
3.1.3. Giúp trẻ làm quen truyện cổ tích bằng phương pháp trực quan
Phương pháp trực quan là phương pháp mà giáo viên cho trẻ trực tiếp quan sát đồ dùng dạy học như: tranh ảnh, vật thật, rối…….
Một trong những phương tiện trực quan thường dùng nhiều nhất trong quá trình hướng dẫn trẻ tiếp nhận truyện cổ tích là tranh minh họa. Lợi dụng nhưng bản năng tuyệt vời của kí ức thị giác, xem tranh minh họa có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành những biểu tượng cho trẻ. Khi nghe kể tác phẩm kết hợp với xem tranh, trẻ tiếp nhận thế giới hiện thực bằng tai và mắt. Thế giới đó thể hiện trước mắt trẻ đa dạng hơn, đầy đủ hơn. Tranh minh họa đã làm cụ thể hóa, chỉnh lí các hình tượng đã biểu thị bằng lời nói giúp trẻ hiểu đầy đủ tác phẩm một cách toàn diện và sâu sắc. Đồng thời củng cố và khắc sâu những biểu tượng mới được hình thành qua ngôn ngữ kể tác phẩm. Việc phối hợp một cách linh hoạt giữa ngơn ngữ diễn cảm với hình tượng tạo hình làm trực quan sẽ giúp cho tư duy cảm nhận tác phẩm của trẻ đạt kết quả cao.
Sử dụng trực quan là phương pháp dạy học rất tích cực, tuy nhiên nếu trực quan khơng phù hợp và khơng biết cách sử dụng thì nó sẽ khơng đem lại hiệu quả như mong muốn mà cịn phản tác dụng. Chính vì thế mà khi sử dụng trực quan để giúp trẻ tiếp nhận truyện cổ tích phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Các phương tiện trực quan phải đảm bảo thẩm mỹ (hình dạng, kích thước, màu sắc…..) phù hợp với nội dung tác phẩm.
- Kích thước phải hợp lí trong tương quan với sự vật khác và phù hợp với không gian lớp học.
- Khơng trang trí q nhiều trực quan gây rối ren làm trẻ phân tán không tập trung chú ý vào nội dung tác phẩm.
- Khi sử dụng trực quan phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn tự nhiên với dùng lời. Dùng trực quan phải đúng thời điểm, đảm bảo hệ thống và logic của tác phẩm.
Phải tập sử dụng trực quan một cách thành thạo trước khi sử dụng trực quan để trẻ kể chuyện.
Có 3 hình thức cơ bản để sử dụng trực quan:
- Dùng trực quan để giới thiệu tác phẩm, nhằm tạo tình huống gây sự hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Kể chuyện: “Bơng hoa cúc trắng” cơ có thể cho trẻ quan sát bông hoa cúc trắng thật hay bông hoa cúc trắng do cô làm bằng giấy, bằng nhựa, hoặc hoa thật.
- Dùng trực quan để giúp trẻ hiểu tác phẩm.
Ví dụ: Khi cơ kể chuyện “Ba cô gái” cô kết hợp cho trẻ quan sát tranh truyện trên màn hình vi tính của cơ. Khi đó những chi tiết, những nhân vật sẽ hiện lên trước mắt trẻ một cách sinh động, đầy đủ, đồng thời giúp trẻ hiểu tác phẩm một cách sâu sắc.
- Dùng trực quan để củng cố tác phẩm.
Sau khi cô kể và dạy xong tác phẩm cơ cho trẻ quan sát lại bức tranh truyện đó kết hợp với lời kể nhằm giúp trẻ củng cố khắc sâu những nội dung, kiến thức của bài học.