Gợi ý tiến trình một số bài soạn thực nghiệm

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: NÂNG CAO VIỆC PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA VIỆC GIÚP TRẺ LÀM QUEN TRUYỆN CỔ TÍCH Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN YÊN THỊNH - NINH BÌNH (Trang 37 - 47)

3.1.4 .Giúp trẻ làm quen truyện cổ tích bằng phương pháp trao đổi, gợi mở

3.2. Thiết kế và thực nghiệm sư phạm

3.2.2.2 Gợi ý tiến trình một số bài soạn thực nghiệm

Vì khn khổ luận văn có hạn chúng tơi chỉ mơ tả thực nghiệm. Thơng qua q trình thực nghiệm tơi cùng giáo viên phụ trách lớp dự giờ, theo dõi, ghi chép lại để lấy đó làm kết quả thực nghiệm.

Thực nghiệm 1: Thiết kế giáo án: “Dê đen và dê trắng” 1. Mục đích yêu cầu

1.1. Kiến thức

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết đánh giá các nhân vật trong chuyện, dê đen dũng cảm, dê trắng nhút nhát, chó Sói độc ác, nhát gan.

- Trẻ kể lại chuyện bằng trí nhớ, ngơn ngữ, tưởng tượng của trẻ

1.2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định, rèn kĩ năng kể chuyện

1.3. Giáo dục

- Trẻ hứng thú, tự nguyện, tích cực, hoạt động một cách tự nhiên. - Thơng qua câu chuyện giúp trẻ có tình cảm với các con vật

- Biện pháp sử dụng thực nghiệm:

+ Kể chuyện diễn cảm có kèm theo cử chỉ điệu bộ minh họa + Cô kể lại một lời thoại giúp trẻ nhớ lại câu chuyện

+ Cô dẫn chuyện trẻ làm các nhân vật + Kể nối tiếp

+ Sử dụng mơ hình + Kể cá nhân

+ Thi đua – cho trẻ nhận xét bạn kể + Kể theo nhóm

+ Tuyên dương

1. Chuẩn bị

- Đồ dùng

+ Mơ hình khu rừng

+ Ba nhân vật, Dê đen, dê trắng, chó Sói + Tranh minh họa

- Câu chuyện “Dê đen và dê trắng với mục đích, yêu cầu và biện pháp như đã nêu trên chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi B trường Mầm non Thị trấn Yên Thịnh - Ninh Bình”

3. Tiến hành

- Ổn định tổ chức lớp

+ Cô kể lại lời của dê trắng - khách thể trẻ nhớ lại câu chuyện. + Đó là câu nói của nhân vật nào? Trong câu chuyện gì?

- Cơ kể diễn cảm

+ Lần 1: Kể bằng lời kết hợp cử chỉ minh họa + Lần 2: Sử dụng mơ hình kết hợp với lời kể - Cơ tóm tắt nội dung truyện:

“Có hai chú Dê đen và Dê trắng. Một hôm cả hai chú đều ra suối uống nước, dê trắng nhút nhát nên khi gặp chó sói, Dê trắng đã bị chó sói bắt nạt và ăn thịt cịn Dê đen nhờ có tính dũng cảm nên khơng bị chó sói ăn thịt mà Dê đen cịn đuổi được chó Sói đi đấy”.

- Đàm thoại với trẻ

+ Dê trắng đi vào rừng làm gì?(Tìm những chiếc lá non để ăn và nước suối mát để uống)

+ Bất chợt có con gì tới? Chó Sói đã quát hỏi Dê trắng như thế nào?(Con chó Sói đi tới, nó quát hỏi: “Dê kia mi đi đâu? Trên đầu mi có gì? Dưới chân mi có gì? Trái tim của mi như thế nào?”)

+ Dê trắng trả lời ra sao?(Tơi đi tìm lá non để ăn, nước suối mát để uống, trên đầu tơi có sừng, dưới chân tơi có móng, trái tim tơi đang run lên vì sợ hãi)

+ Dê đen đi vào rừng làm gì?(Tìm lá non đẻ ăn và nước suối mát để uống) + Dê đen đã gặp ai?(Gặp chó Sói)

+ Chó Sói hỏi Dê đen những gì?(Dê kia mi đi đâu? Trên đầu mi có gi? Dưới chân mi có gì? Trái tim mi như thế nào?)

+ Dê đen trả lời ra sao?(Trên đầu tao có đơi sừng bằng kim cương, Chân tao có móng bằng đồng, Trái tim mách bảo tao rằng hãy cắm đôi sừng bằng kim cương này vào bụng mi).

Các cháu trả lời câu hỏi rất chính xác, bây giờ chúng mình có muốn cùng cô kể lại chuyện không?

- Trẻ kể chuyện cùng cô từ đầu đến cuối câu chuyện

- Bây giờ cô là người dẫn chuyện, các cháu tổ 1 sẽ nói lời của Dê đen, tổ 2 sẽ nói lời của chó Sói nhé!

- Các cháu tự nhận nhóm và phân vai sau đó lên kể với nhau. - Các bạn ngồi dưới nhận xét.

+ Bạn kể đã hay chưa? Vì sao?

+ Bạn Minh Anh làm điệu bộ có giống Dê trắng khơng? + Cháu có thích kể giống các bạn khơng?

Gọi một trẻ lên kể, sau đó chúng tơi lại gọi một cháu lên kể lại chuyện ( cháu này là cháu nhút nhát của lớp, giọng kể của cháu lí nhí) giọng của chó Sói cháu chưa thể hiện thành cơng chúng tơi đã động viên và kích thích cháu để trẻ

tích cực hơn. Sau đó củng cố cho trẻ tư duy lại để kể chuyện chúng tôi đã sử dụng một số bức tranh tiêu biểu cho nội dung câu chuyện làm điểm tựa để trẻ nhìn vào đó mà kể chuyện.

Trẻ rất say sưa hào hứng và diễn tả tính cách nhân vật một cách tự nhiên. Chúng tôi lật tranh đến đâu trẻ kể rất khớp với nội dung tranh.

Ở thực nghiệm này chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp để kích thích hứng thú của trẻ và thấy rằng thu được hiệu quả rất tốt. Và mức độ hứng thú ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có sự chênh lệch khá lớn

Nhóm thực nghiệm trẻ rất tự nhiên, thoải mái hào hứng đi vào tiết học. Nhóm đối chứng thì thấp hơn vì số trẻ hứng thú thực sự chiếm rất ít. Trẻ hứng thú lúc đầu sau đó đến cuối tiết thì giảm hẳn. Trẻ mệt mỏi và khơng chú ý. Cơ khơng có biện pháp gì để thu hút trẻ vào tiết học.

Nhóm thực nghiệm do sử dụng các biện pháp kích thích hứng thú nên kết quả biểu hiện của trẻ chúng tôi đo được. Ở mức độ này trẻ mức độ tốt, khá, trung bình đạt 90%. Trong khi đó nhóm đối chứng chỉ đạt 50% (khơng có trẻ nào đạt mức độ tốt). Điều đó chứng tỏ rằng những biện pháp chúng tơi xây dựng có ý nghĩa thực tiễn.

Ở nhóm đối chứng cơ giáo cũng dùng tranh để trực quan cho trẻ nhưng lại tiến hành một cách rời rạc, lặp lại do đó trẻ khơng hứng thú do vậy có 15% trẻ ở nhóm đối chứng đạt ở mức độ yếu. Cô giáo không hề gợi ý mà chỉ gọi trẻ lên, nếu khơng kể được thì cho trẻ về chỗ ngồi.

Giáo án: Truyện “ Hoa mào gà” I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết đánh giá các nhân vật trong chuyện. - Trẻ kể lại chuyện bằng trí nhớ, ngơn ngữ, tưởng tượng của trẻ

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định, rèn kĩ năng kể chuyện

- Phát triển ở trẻ ngôn ngữ mạch lạc và khả năng tự hoạt động nghệ thuật

3. Giáo dục

- Trẻ hứng thú, tự nguyện, tích cực, hoạt động một cách tự nhiên. - Thông qua câu chuyện giúp trẻ có tình cảm với các con vật

II. Chuẩn bị

- Tranh cho trẻ gắn hoa, hoa lôtô cho trẻ gắn - Tranh minh họa cho nội dung câu chuyện - Máy tính, máy chiếu có nội dung câu chuyện - Bài hát về con vật ni trong gia đình

III. Tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: “Thi ai giỏi”

- Cho trẻ chơi trò chơi: Gắn hoa. - Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, đội số 1, đội số 2. Đội 1 sẽ gắn mào cho gà, đội 2 gắn hoa cho cây, trong vòng 1phút đội nào gắn được nhiều đội đó sẽ thắng cuộc.

- Cơ kiểm tra kết quả của 2 đội.

+ Chúng mình xem bơng hoa này như thế nào?

+ Hoa này có tên gọi là hoa gì?

- Vì sao cây hoa này lại có những chùm hoa giống như những chiếc mào gà đỏ rực và tại sao cây hoa này lại có tên gọi là hoa mào gà mời các con cùng nghe cô kể câu chuyện “ Hoa mào gà”

Hoạt động 2:

- Cô kể lần 1 kể bằng tranh

Câu chuyện kể về những chú gà mái ngày xưa cũng có mào đỏ đẹp như gà trống bây giờ, khi gà mái mơ gặp và nhìn thấy cây màu đỏ tía khơng có hoa nên đã rủ lòng thương tặng cho cây hoa chiếc mào đỏ tía có tên gọi là cây

- Trẻ chơi

- Hoa mào gà

hoa mào gà.

- Bạn gà mái Mơ đã có lịng tốt giúp đỡ bạn mình khi bạn gặp chuyện buồn, chúng mình nên học tập đức tính tốt của bạn gà mái Mơ nhé!

Hoạt động 3: Đàm thoại - Trích dẫn đàm thoại:

+ Cơ vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì?

+ Câu chuyện kể về nhân vật nào? + Ngày xưa gà mái Mơ như thế nào? + Ai giỏi bắt trước giọng của gà mái Mơ khoe chiếc mào của mình nào? Ngày xưa gà mái Mơ cũng có một chiếc mào đẹp, gà Mơ vui sướng và tự hào về chiếc mào đỏ đẹp của mình. + Khi gà mái Mơ dạo chơi trong vườn thì điều gì đã xảy ra?

+ Khi thấy cây đỏ tía khóc gà mái Mơ đã làm gi?

+ Cây đã nói gì với gà mái Mơ?

+ Bạn nào giỏi nói được lời của cây đỏ tía?

Khi dạo chơi trong vườn đã gặp cây đứng khóc vì cây khơng có hoa như những loài cây khác.

+ Khi biết cây buồn vì khơng có hoa gà mái hoa Mơ đã làm gì?

+ Khi được gà mái Mơ tặng cho chiếc mào thì cây hoa như thế nào?

+ Gà mái bây giờ đã mọc chiếc mào như thế nào?

- Hoa mào gà

- Gà mái Mơ

- Có chiếc mào đỏ đẹp - Trẻ thực hiện

- Gà mái Mơ gặp cây đỏ tía đứng khóc

- Hỏi và an ủi cây

- Các cây quanh đây cây nào cũng…

- Đã cho cây chiếc mào đỏ đẹp của mình

- Cây hoa vui sướng khoe mình dưới ánh nắng

Khi thấy cây buồn vì khơng có hoa, gà mái Mơ đã tặng cho cây chiếc mào đỏ thắm của mình, cây sung sướng khoe những chùm hoa rực rỡ và cây hoa đã kể cho mọi người nghe về lòng tốt của gà mái Mơ.

+ Khi ở lớp các con thấy bạn buồn các con làm gì?

+ Khi thấy bạn khóc con sẽ dỗ bạn như thế nào?

+ Khi chơi đồ chơi ở lớp thì con phải làm gì?

- Từ câu chuyện này đã được các nhà đạo diễn dựng lên bộ phim hoạt hình rất hay được các bạn nhỏ rất u thích chúng mình cùng hướng lên màn hình và xem bộ phim.

Hoạt động 4: Cho trẻ kể chuyện

- Bạn nào lên trổ tài kể lại đoạn truyện cho các bạn nghe nào!

- Các con vừa được nghe câu chuyện về lòng tốt của gà mái Mơ, vậy cơ đó chúng mình gà là con vật ni ở đâu. - Bạn nào giỏi kể cho cô và các bạn nghe gia đình con ni những con vật gì? - Trong gia đình các con có các con vật rất đáng yêu mỗi con vật đều có hình dáng và tiếng kêu khác nhau, vậy các con chơi cùng cơ trị chơi giả làm tiếng kêu của các con vật nhé!

Hoạt động 5: Kết thúc

Chúng mình cùng làm các chú gà con đi ra sân chơi nào

- Con trò chuyện cùng bạn, con dỗ bạn, nhường bạn

- Cô mời trẻ lên kể chuyện 2 – 3 trẻ

- Trẻ kể tên

- Trẻ làm tiếng kêu con vật

Giáo án 2: Truyện : “Sự tích mùa xuân”

I. Mục đích yêu cầu

1. 1. Kiến thức

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nắm được diễn biến và trình tự câu chuyện: Thỏ con thương mẹ, biết đoàn kết để cùng nhau làm việc.

- Trẻ biết chú ý lắng nghe, thể hiện được thái độ và cảm xúc cá nhân một cách tự nhiên.

1.2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng nói câu đủ thành phần khi trả lời câu hỏi của người khác. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng

- Phát triển trí nhớ có chủ định, óc tưởng tượng sáng tạo, khả năng ghi nhớ.

1.3. Giáo dục

- Giáo dục trẻ biết hợp tác thảo luận trong nhóm, làm việc đồn kết - Biết giúp đỡ thương yêu mọi người xung quanh

II. Chuẩn bị

- Tranh, hình ảnh về hình ảnh nội dung các mùa: vườn hoa, hoa phượng, tranh bạn mặc áo ấm……

- Tranh minh họa nội dung câu chuyện hoặc mơ hình. - Mũ nhân vật Thỏ.

III. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Trò chuyện - giới thiệu truyện

- Các con có biết trong một năm có bao nhiêu mùa khơng?

- Trong các mùa đó thì mùa nào là mùa đẹp nhất?

- Theo con, vì sao mùa xuân lại đẹp và mọi người ai cũng thích?

- Trẻ trả lời có 4 mùa ( xuân, hạ, thu, đông)

- Mùa xuân, mùa hè…

- Vì có nhiều hoa nở, thời tiết mát mẻ, mùa xuân là tết đến…

- Mùa xuân thì ai cũng thích cả nhưng ngày xưa chỉ có ba mùa: mùa hạ, mùa thu và mùa đông mà lại khơng có mùa xn. Các con có muốn biết vì sao khơng?

- Cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện và hãy đặt tên cho câu chuyện nhé! Hoạt động 2: Kể chuyện - Lần 1: Kể lần 1 kết hợp với nét mặt, cử chỉ. - Kể lần 2: Kể kết hợp với đồ dùng trực quan.

Hoạt động 3: Trò chơi “ Đàm thoại cùng nhân vật” (Cô giả làm nhân vật thỏ)

- Các bạn có biết ngày xưa trên trái đất có bao nhiêu mùa?

- Thời tiết mùa hạ, mùa thu, mùa đông như thế nào?

- Khi thời tiết thay đổi, mẹ thỏ bị ốm, thỏ đã bàn với bác khỉ làm gì?

- Thỏ đã làm gì để có chiếc cầu vồng?

- Ai đã kết nối những chiếc lông nhiều màu sắc thành cầu vồng?

- Thỏ đã vượt qua những khó khăn gì để nhờ các loài hoa nở vào mùa

- Có ạ!

- Trẻ chú ý

- Trẻ lắng nghe

- Có 3 mùa: mùa hạ, mùa đông và mùa thu

- Mùa hạ: Nắng, nóng….

Mùa đơng: lạnh, gió, khơng có nắng…

- Thỏ bàn với khỉ làm một chiếc cầu vồng để đón mùa xuân

- Thỏ rủ mng thú góp những chiếc lông đẹp để làm cầu vồng.

- Chim sâu khéo tay đã kết nối thành cầu vồng.

- Thỏ vượt qua thác và bang qua hết khu rừng này đến khu rừng khác.

xuân?

- Mùa xuân đến các loài hoa như thế nào?

- Thỏ được nàng mùa xuân tặng cho cái gì?

- Qua câu chuyện này các con học được ở thỏ đức tính gì?

- Cho trẻ đặt tên câu chuyện(Cô viết lại tên chuyện cho trẻ xem)

- Cô giới thiệu tên truyện “Sự tích

mùa xn”

Hoạt động 4: Trị chơi “Xếp tranh” - Chia trẻ thành 4 nhóm, mỗi nhóm 4 hoặc 5 người.

- Cơ có rất nhiều bức tranh vẽ rất đẹp về các mùa. Chúng ta chơi trò chơi “Xếp tranh”. Các bạn lấy tranh và thỏa thuận nhóm chọn mùa nào? - Sau đó từng nhóm chọn những ảnh minh họa cho mùa mà nhóm mình chọn.

* Hoạt động chuyển tiếp: Cơ cho trẻ về các góc vẽ thời tiết các mùa.

- Một chiếc áo trắng tinh, mềm mại và lời khen…

- Hiếu thảo, biết thương mẹ…

- Trẻ đặt suy nghĩ cá nhân và quan sát cô viết

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ tự chia nhóm theo yêu cầu

- Trẻ thỏa thuận chọn mùa

- Nếu mùa xuân: Vườn hoa nở, mọi người hớn hở đi chơi….

- Mùa hè: mặt trời nóng bức, mọi người đi tắm biển, hoa phượng nở…

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: NÂNG CAO VIỆC PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA VIỆC GIÚP TRẺ LÀM QUEN TRUYỆN CỔ TÍCH Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN YÊN THỊNH - NINH BÌNH (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)