Cố vấn học tập trong các trường đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở học viện tài chính luận văn ths giáo dục 60 14 05 (Trang 32 - 34)

1.3. Cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ

1.3.1. Cố vấn học tập trong các trường đại học

Trước đây, với nền giáo dục mà tất cả SV đều có chung một chương trình, tiến độ học tập, khơng ai có quyền lựa chọn kế hoạch học tập của riêng mình thì CVHT là cụm từ hoàn toàn xa lạ. Chức danh CVHT chỉ được biết đến khi HCTC ra đời vào năm 1872 tại trường ĐH Havard, Hoa Kỳ. Sự ra đời của HCTC kéo theo yêu cầu tất yếu là cần có CVHT – những người đồng hành cùng SV trong quá trình học ĐH, giúp SV theo đuổi thành công con đường họ chọn. Daniel Coil Gilmam, hiệu trưởng trường ĐH Hopkín (Mỹ) là người đã sử dụng thuật ngữ „Người cố vấn” để chỉ những người đưa ra định hướng cho SV những vấn đề liên quan đến học tập, xã hội hay những vấn đề cá nhân (1886).

Ở Mỹ, cố vấn học tập được hiểu là nhà tham vấn hoặc một thành viên làm việc trong khoa của trường ĐH, người được đào tạo để chuyên trợ giúp

25

SV trong việc cung cấp thông tin về đào tạo để SV có thể thích ứng trong lớp học và đạt mục tiêu học tập. [10]

Theo định nghĩa của ĐH Victoria (Úc) là “cán bộ của phòng hỗ trợ SV

là những người cung cấp thông tin, tư vấn và giới thiệu, trợ giúp cho SV trong các vấn đề trọng điểm và các quy trình ở bậc ĐH có ảnh hưởng đến họ. Theo yêu cẩu của SV, CVHT còn là người đại diện lắng nghe các vấn đề của SV liên quan đến quá trình học tập, những bất bình và các phương pháp rèn luyện.” [10, tr. 149]

Ở Pháp, trường ĐH Toulouse Le Mirail bắt đầu có đội ngũ CVHT từ năm 2008. “Cố vấn học tập là người đi theo và giúp đỡ cho SV trong suốt

năm đầu tiên ở giảng đường ĐH. Thông qua các buổi gặp mặt trực tiếp hoặc trao đổi gián tiếp với SV, CVHT có vai trị tư vấn cho SV trong việc xây dựng kế hoạch học tập. Ngoài ra, họ cũng giúp cho SV thích ứng về mặt XH một cách tốt nhất trong môi trường giáo dục ĐH.” [10. tr. 149]

Sự ra đời của Hiệp hội cố vấn học tập NACADA (Nationnal academic advising association, 1979) cho thấy cơng việc CVHT là một hoạt động chính thức và quan trọng trong giáo dục ĐH ở Mỹ.

Tại Việt Nam, cụm từ cố vấn học tập mới được quan tâm đến vài năm trở lại đây khi các các trường ĐH bước vào hình thức đào tạo theo HCTC. CVHT là một chức danh do nhà trường quy định trong phương thức đào tạo theo HTTC. Thông qua sự trợ giúp của CVHT, SV sẽ nắm bắt tốt hơn về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, định hướng phát triển của trường, chương trình và u cầu của đào tạo theo tín chỉ cũng như được tư vấn về chọn lựa môn học, đăng ký môn học.

Theo tác giả Nguyễn Văn Vân, Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh,

CVHT là người tư vấn và hỗ trợ SV phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và kĩ năng tìm được việc làm thích hợp; theo dõi thành tích học tập của SV nhằm giúp SV điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng đắn trong quá trình học tập,

26

quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo lớp được phân công phụ trách, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của SV. [37, tr.1]

Định nghĩa này tương tự với định nghĩa được phát biểu trong “Quy định tạm thời chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của CVHT tại trường ĐH Kinh tế quốc dân” (Ban hành kèm theo Quyết định số 1808/QĐ - KTQD - TTr&KT ngày 25 tháng 11 năm 2010 của hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Quốc dân). [34, tr.1]

Theo định nghĩa của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội: “Cố vấn học tập

là người tư vấn và hỗ trợ SV phát huy tối đa khả năng học tập, lựa chọn học phần và khối lượng học tập phù hợp với khả năng, nguyện vọng của SV, điều kiện của nhà trường và tiến trình đào tạo”. (Ban hành kèm theo Quyết định số 1452/QĐ – ĐHCN ngày 15 tháng 9 năm 2008 của hiệu trưởng trường ĐH Công nghiệp Hà Nội). [32, tr.11]

Các định nghĩa trên tuy được quy định trong những văn bản khác nhau song đều có những điểm chung nhất định về CVHT trong đào tạo tín chỉ. Có thể hiểu cố vấn học tập là một chức danh được Nhà trường quy định và thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với SV trong đào tạo theo HCTC bao gồm: tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ SV đưa ra lựa chọn đúng đắn trong quá trình học tập và rèn luyện, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của SV được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ, đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Đây là cách hiểu cơ bản về CVHT trong đào tạo theo HCTC hiện nay, trong đó có nêu đầy đủ về quy định chức danh CVHT cũng như chức năng, nhiệm vụ của CVHT trong đào tạo theo HCTC .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở học viện tài chính luận văn ths giáo dục 60 14 05 (Trang 32 - 34)