Nội dung quản lý công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở học viện tài chính luận văn ths giáo dục 60 14 05 (Trang 43 - 48)

tín chỉ

1.4.1. Nhận thức về đào tạo theo học chế tín chỉ và cơng tác cố vấn học tập

Bản chất của đào tạo theo học chế tín chỉ là cá thể hoá giáo dục và dân

chủ hoá cả quá trình đào tạo, nghĩa là phải đáp ứng càng nhiều càng tốt nhu

cầu và điều kiện học tập của cá nhân, và nhất là phải tạo điều kiện cho các bên có liên quan có một mơi trường làm việc dân chủ, nên hàng loạt vấn đề cần phải được giải quyết. Khi chuyển từ phương thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ có nghĩa nhà trường đã chấp nhận cung cấp cho người học dịch vụ đào tạo theo phương thức mới, trong đó lấy cá nhân sinh viên làm đối tượng phục vụ. Để tiến hành đổi mới có hiệu quả và đi vào chiều sâu, cần phải có những thay đổi đồng bộ ở cả ba cực của cơng tác đào tạo : đó là người học, người dạy và các nhà quản lý giáo dục. Hay nói cách khác làm sao phải xây dựng được mơi trường học tập có “văn hóa tín chỉ”.

+ Tạo ra sự tham gia tích cực của người học vào nhiều phương diện của

quá trình đào tạo

- Người học quyết định lộ trình học tập

Người học kế hoạch hố q trình đào tạo của mình, tuỳ theo quỹ thời gian của mỗi người. Họ sẽ lên kế hoạch hồn tất chương trình học (cử nhân chẳng hạn) trong thời gian phù hợp với họ : cơ sở đào tạo ấn định ngưỡng thời gian ngắn nhất và dài nhất cho một khoá đào tạo : một chương trình đào tạo 4 năm có thể được người học thực hiện trong 3 năm hoặc 8 năm, tuỳ theo hồn cảnh gia đình của mỗi người. Ngưỡng thời gian dài nhất dựa theo chu kỳ thay đổi chương trình và giáo trình đào tạo, chứ khơng phải dựa trên ý định chủ quan của cơ sở đào tạo. Biện pháp này nhằm hướng đến công chúng ngày càng đông đảo và đa dạng muốn tiếp tục việc học đại học, theo tinh thần học tập suốt đời. Vì thế, sự mềm dẻo này nhằm tạo điều kiện cho những người bận chuyện mưu sinh không thể theo học với nhịp độ như SV bình thường.

- Người học quyết định nội dung của quá trình đào tạo

36

Khác với phương thức đào tạo truyền thống, ở đó mọi SV phải trải qua một chương trình đào tạo được quy định chung cho mọi người, phương thức đào tạo theo HCTC nhằm cá thể hố q trình đào tạo, nghĩa là người học sẽ tự thiết kế chương trình đào tạo cho chính mình. Người SV sẽ chọn những học phần nào mà họ cảm thấy hứng thú hoặc phù hợp với năng khiếu, sở thích và định hướng nghề nghiệp của mình. Vì thế, một cơ sở đào tạo có năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội, có sức thu hút là cơ sở có khả năng cung cấp càng nhiều môn học tự chọn càng tốt để việc chọn lựa càng phù hợp với SV. Những môn tự chọn trong các chuyên ngành hẹp này giúp họ tập trung mục tiêu vào lĩnh vực mà họ quan tâm và rèn luyện những kỹ năng, kiến thức mà thị trường tuyển dụng cần. Việc tạo ra các môn học mới trong hệ thống tự chọn dẫn tới sự phát triển các môn học chuyên ngành, các lĩnh vực học thuật, và tri thức sâu rộng trong từng ngành hẹp, vốn là nền tảng của phần lớn các trường đại học Hoa Kỳ. Hệ thống tự chọn đem lại cho SV một cơ hội để phân biệt bản thân mình với người khác, theo đuổi những mối quan tâm riêng của mình, và xây dựng tương lai nghề nghiệp dựa trên thế mạnh và tài năng của mình.

- Người học tham gia vào việc quyết định cách thức học tập của từng môn học

Thái độ tiếp thu kiến thức một cách thụ động trong nền giáo dục truyền thống là đi ngược lại với bản chất của việc hình thành tri thức. Vì thế, nó địi hỏi người học phải thay đổi thái độ trong học tập, phải xây dựng kiến thức cho mình qua q trình tự nghiên cứu. Chính vì thế, giờ học trên lớp được quan niệm là nơi mà người học có được từ nhiều nguồn khác nhau. Phương châm tự chủ trong học tập đã trở thành một chìa khóa then chốt trong phương pháp dạy học tích cực .

Như vậy, đào tạo theo HCTC là tăng cường ý thức trách nhiệm của SV đối với việc đào tạo của bản thân mình, là thực hiện dân chủ hoá trong giáo dục : SV tham gia vào tất cả các khâu trong tiến trình đào tạo của mình, từ việc cơ cấu các mơn học dựa trên hệ thống tự chọn, đến việc quy hoạch lộ

37

trình thực hiện tiến trình đào tạo đó tuỳ theo điều kiện và năng lực về tài chính về quỹ thời gian… của mình.

+ Thay đổi quan điểm dạy học

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ khơng phải chỉ là việc giảm giờ dạy trên lớp một cách máy móc. Cái làm nên sự thay đổi căn bản về chất của học chế tín chỉ là sự thay đổi quan niệm về đào tạo. Việc thay đổi quan niệm này tất yếu phải dẫn đến thay đổi về phương pháp dạy học. Thật vậy, việc thay đổi từ quan niệm lấy người dạy làm trung tâm sang quan niệm lấy người học làm trung tâm đã dẫn đến việc thay đổi căn cơ của vai trò của người dạy : phương pháp truyền đạt kiến thức hoặc cách tiếp cận nội dung (nhằm cung cấp cho người học càng nhiều kiến thức càng tốt) được thay bằng cách tiếp cận mục tiêu sao cho người học đạt được mục tiêu xây dựng những kỹ năng cao cấp, như phân tích, tổng hợp, phán đốn, phản biện, ra quyết định, giải quyết vấn đề… Nhiệm vụ của người dạy khơng cịn là truyền thụ kiến thức. Ngoài ra, người dạy phải làm công tác nghiên cứu khoa học, liên tục cải tiến chương trình và phương pháp dạy học, xây dựng mơn học mới cho SV có nhiều lựa chọn ngày càng phù hợp. Người dạy phải được đầu tư nhiều hơn nữa về chuyên môn để thực hiện tốt cải cách giáo dục. Học chế tín chỉ coi các giảng viên như những học giả. Với tư cách là học giả, các giảng viên cần được đào tạo và thực hành để thực hiện giảng dạy giỏi và đào tạo lại SV từ chỗ học vẹt đến chỗ học cách giải quyết vấn đề và có tinh thần dám nghĩ dám làm, chấp nhận rủi ro và thử thách .

+ Cơ chế quản lý mềm dẻo

Dân chủ hoá trong đào tạo và giáo dục lấy người học làm trung tâm đòi hỏi các nhà quản lý cơ sở đào tạo phải có cơ chế quản lý mềm dẻo trong việc tổ chức dạy và học, để đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho người học thiết kế việc học tập theo năng lực, sở trường và điều kiện của mỗi cá nhân.

Để thực hiện các nguyên lý này, chương trình đào tạo phải mềm dẻo và phong phú để trường đại học đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu ln biến

38

động của thị trường nhân lực.Tính mềm dẻo đó được thể hiện qua các phương diện sau đây :

- Về quản lý học vụ : phải mềm hoá các thủ tục quản lý học vụ, sao cho người học được có lợi nhất, thuận tiện nhất. Cách tổ chức quản lý phải khoa học, chặt chẽ ; năng lực quản lý phải đủ giỏi để giải quyết mọi tình huống đa dạng do nhu cầu học tập phát sinh. Để thực hiện được điều đó, cần phải đơn giản hoá các thủ tục hành chính, phải phân cấp quản lý sao cho không gây phiền hà cho người học và hơn thế nữa, khích lệ việc học tập của SV.

- Về cơ sở vật chất : đào tạo theo HCTC phát sinh nhu cầu về trang thiết bị như phịng học, máy móc, tài liệu nghiên cứu, chỗ ngồi trong thư viện… rất lớn. Vì thế cơ sở đào tạo phải có khả năng cung cấp các trang thiết bị đủ để đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ.

+ Cơng tác cố vấn học tập

Cố vấn học tập - một khái niệm mới có liên quan đến nhiệm vụ đào tạo, quản lý SV theo học chế tín chỉ. CVHT là người định hướng, tư vấn, giám sát hoạt động học tập, rèn luyện của SV; giúp cho SV nắm bắt các quy chế, quy định, chương trình học, phương pháp học tập,…; từ đó người học chọn lựa chương trình, xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với năng lực và điều kiện cá nhân. Thông qua hoạt động của CVHT, SV sẽ hiểu biết rõ hơn về các bộ phận chức năng của nhà trường, các thủ tục hành chính, các hoạt động phong trào-xã hội, chính sách-quyền lợi và nhiệm vụ của SV. Khơng chỉ cung cấp thông tin, CVHT cịn là người khích lệ, động viên, giúp đỡ SV phát huy năng lực bản thân để có thể tự giải quyết các vấn đề cá nhân trong quá trình theo học tại trường.

Học chế tín chỉ là phương thức đào tạo dựa trên triết lý “Tôn trọng người học, coi người học là trung tâm của quá trình đào tạo”. Thực hiện phương thức đào tạo theo tín chỉ địi hỏi sự chuyển đổi mang tính chất hệ thống mà người học là trung tâm của toàn bộ hệ thống. Một trong những khâu hết sức quan trọng trong đào tạo theo tín chỉ là vai trò của cố vấn học tập .

39

Bên cạnh việc trao quyền tự chủ cho sinh viên lập kế hoạch học tập cho bản thân mình thì cũng đồng thời nhấn mạnh vai trò tư vấn, hướng dẫn của CVHT. Để phát huy vai trị của CVHT trong đào tạo theo tín chỉ, khơng xảy ra tình trạng “thả nổi” hay “khốn trắng” việc lập kế hoạch học tập cho sinh viên, cố vấn phải là người có trách nhiệm, sáng tạo và đồng hành cùng SV.

- Là “Đồng hành” bởi công tác CVHT khác xa với công tác giáo viên chủ nhiệm trước đây ở triết lí cốt lõi của nó. Từ tư duy hành chính, cai quản, ra lệnh trong quan hệ GVCN với sinh viên phải chuyển qua tư duy chia sẻ – định hướng – tư vấn – hỗ trợ giữa CVHT với sinh viên. Hay nói cách khác chuyển từ vai trò của người quản lý sang vai trò của người đồng hành, trợ giúp theo triết lý “làm sao để người học học được”. Đó là bước chuyển mạnh mẽ mà khi nhìn lại cũng cịn nhiều “khoảng trống” cần bù đắp.

- Là “Trách nhiệm” bởi trong đào tạo tín chỉ, những năm đầu thực sự là một thử thách lớn trước hết là với SV. Rời trường phổ thông, các em chưa kịp làm quen với môi trường sống mới, mơi trường xã hội mới thì phải làm quen ngay, nhanh và nhiều với môi trường học tập mới. Sự nhanh nhạy và sức sáng tạo của tuổi trẻ trong trường hợp này cũng có khi phải dừng bước trước “ma trận” của các tham số đào tạo, các quy định quy chế và các hoạt động địi hỏi phải có chỉ số số hố ở mức độ nhất định đối với các tân sinh viên. Bởi thế, sẽ là hạnh phúc cho SV khi CVHT của họ khơng chỉ là người có hiểu biết vững vàng, kĩ năng giỏi giang mà cịn là người có trách nhiệm nữa.

- Là “Sáng tạo” bởi đào tạo tín chỉ vẫn cịn là mới và cơng tác CVHT như cách chúng ta đang làm hiện nay cũng dường như khác với thơng lệ quốc tế. Bối cảnh ấy địi hỏi sự sáng tạo trong điều kiện thực có để thực thi nhiệm vụ và đồng thời, sẽ sáng tạo ra cả những điều kiện mới. Đương nhiên, phần đa mọi người sẽ nhất trí với nhau rằng nếu những hành vi có tính trách nhiệm và trách nhiệm cao thì chắc chắn đi cùng với nó sẽ là những hành động sáng tạo. Khơng có sáng tạo, chúng ta khơng thể tìm ra các giá trị đích thực.

40

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở học viện tài chính luận văn ths giáo dục 60 14 05 (Trang 43 - 48)