.Yêu cầu của công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở học viện tài chính luận văn ths giáo dục 60 14 05 (Trang 48)

Công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo HCTC là một hoạt động đặc thù có liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau trong cùng một hệ thống, tức là trong phạm vi nhà trường, đồng thời liên quan gián tiếp đến những mối quan hệ bên ngoài nhà trường (chính quyền, đồn thể, tổ chức xã hội…). Chính vì vậy, hoạt động này chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà người CVHT cần phải hiểu rõ các yêu cầu để bố trí cơng việc; thực hiện đúng và hiệu quả những nhiệm vụ được quy định.

Thứ nhất, hoạt động tư vấn, trợ giúp cho SV phải được tiến hành công

bằng, cơng khai và đặt mục tiêu lấy lợi ích của SV lên hàng đầu.

Hoạt động nghi ệp vụ của CVHT là một hoạt động được quy định một cách rõ ràng trong các văn bản của cơ quan chuyên môn cũng như của riêng từng nhà trường . Đây là mô ̣t hoa ̣t đô ̣ng khơng thể thiếu trong đào tạo tín chỉ nhằm hỡ trợ SV ở các trường cao đẳng, ĐH. Do vâ ̣y, hoạt động này cần phải được diễn ra mô ̣t cách công khai trong các khoa , các nhà trường và phải lấy mục tiêu là hỗ trợ tối đa vì lợi ích của SV lên hàng đầu nhằm đảm bảo chất lượng đào ta ̣o . CVHT cần phải khách quan trong tư vấn , hướng dẫn SV học tâ ̣p cũng như sinh hoa ̣t, rèn luyện để tạo sự công bằng trong SV. [37, tr.8]

Thứ hai, nội dung tư vấn phải trung thực, chính xác và khơng trái các

quy định, quy chế của nhà trường cũng như pháp luật của Nhà nước.

Những nô ̣i dung tư vấn thường về chương trình đào ta ̣o, cách lựa chọn và đăng kí ho ̣c phần, cách thức xây dựng kế hoạch học tập cá nhân, những quy chế liên quan đến ho ̣c tâ ̣p và rèn luyê ̣n của SV… được quy đi ̣nh mô ̣t cách chă ̣t chẽ trong các văn bản pháp quy. Do vâ ̣y, CVHT cần phải nắm vững những nô ̣i dung này để triển khai tư vấn, hướng dẫn, tổ chức cho SV thực hiê ̣n mô ̣t cách chính xác. Điều này góp phần đảm bảo cho quá trình ho ̣c tâ ̣p, rèn luyện của SV diễn ra thông suốt, đồng thời cũng nâng cao uy tín của CVHT.

Thứ ba, hoạt động của CVHT phải được ghi chép một cách cẩn thận

trong các biên bản cuộc họp, các biểu mẫu và kế hoạch công tác cá nhân.

41

Hoạt động của người CVHT không phải diễn ra mô ̣t cách tự phát và thời vụ mà xuyên suốt từng học kì và cả năm học . Hoạt động này cũng được nhà trường kiểm tra như những hoa ̣t đô ̣ng chuyên môn khác . Bở i thế , người CVHT cần phải có kế hoa ̣ch là m viê ̣c rõ ràng , cụ thể, những hoa ̣t đô ̣ng triển khai tới SV cần phải có biên bản, nô ̣i dung được ghi chép cẩn thâ ̣n, rõ ràng để có thể làm cơ sở cho những cuộc tư vấn sau cũng như làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra hiê ̣u quả hoạt động nghiệp vụ của CVHT.

Do đă ̣c thù của đào tạo theo HCTC rất khác so với đào ta ̣o niên chế nên những yếu tố ảnh hưởng đến hoa ̣t đô ̣ng nghiê ̣p vu ̣ của đô ̣i ngũ CVHT khá đa da ̣ng.

Yếu tố thứ nhất là những quy chế , quy định của nhà trường. Yếu tố này thể hiê ̣n rất rõ trong quá trình hoa ̣t đô ̣ng của CVHT. Những quy chế, quy đi ̣nh của nhà trường càng rõ ràng , cụ thể thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho CVHT hoa ̣t đô ̣ng hiê ̣u quả . Đặc biệt là những quy đi ̣nh liên quan đến cơ chế phối hợp giữa CVHT và các phòng ban , đoàn thể trong viê ̣c lâ ̣p kế hoa ̣ch đào tạo, thiết kế chương trình ho ̣c tâ ̣p cá nhân cho SV, kiểm tra đánh giá và xếp loại SV, bồi dưỡng nghiê ̣p vu ̣ cho CVHT.

Yếu tố thứ hai là chế đợ , chính sách đối với CVHT . Hiện nay , CVHT thường là giảng viên kiêm nhiê ̣m . Ngoài nhiệm vụ giảng dạy , nghiên cứu khoa ho ̣c của giảng viên , họ còn phải dành thời gian để thực hiện công tác tư vấn, giúp đỡ cho SV trong ho ̣c tâ ̣p và rèn luyê ̣n. Như vâ ̣y, số giờ làm viê ̣c của CVHT có thể tăng lên nhiều lần so với giờ đứng lớp và nghiên cứu đi ̣nh mức . Do đó cần có những chế đô ̣ đãi ngô ̣ xứng đáng : lương, phụ cấp… để họ y ên tâm công tác và đầu tư thời gian, công sức cho công viê ̣c của mình.

Yếu tố thứ ba là trình độ năng lực và kinh nghiê ̣m . Đa số CVHT thườ ng là giảng viên trẻ được giữ lại trường chưa lâu , họ chưa hiểu rõ những quy đi ̣nh liên q uan đến công tác đào ta ̣o và quản lý SV. Mă ̣t khác, những giảng viên trẻ thường phải dành nhiều thời gian cho giảng da ̣y và nghiên cứu khoa học, do vâ ̣y quỹ thời gian của ho ̣ sẽ không đủ để phân chia cho nhiê ̣m vu ̣ CVHT. Tuy nhiên, những giảng viên giàu kinh nghiê ̣m thường tránh né viê ̣c

42

đảm nhâ ̣n công tác này . Biê ̣n pháp chủ yếu vẫn là phân công những giảng viên trẻ, nhiê ̣t tình, thường xuyên câ ̣p nhâ ̣t thông tin và chi ̣u khó ho ̣c hỏi vào vị trí CVHT song n hà trường cũng như khoa /bơ ̣ môn cần chú ý đến trình đô ̣ của những giảng viên này , tránh phân công cho những giảng viên mới tham gia giảng da ̣y trong thời gian ngắn , chưa hiểu rõ về quy chế đào tạo cũng như công tác SV đảm nhâ ̣n.

1.4.3.Hoạt động cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học Việt Nam

Hoạt động của cố vấn học tập trong đào tạo theo HCTC có thể được hiểu là quá trình tác động giữa CVHT, SV và các khoa, các phịng ban, trong đó CVHT sử dụng những kĩ năng của mình để tiến hành hoạt động tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp SV trong học tập, rèn luyện và sinh hoạt ở trường một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu đào tạo.

Như đã phân tích ở phần trên, thực tế, do điều kiện tổ chức đào tạo theo HCTC của các trường ĐH Việt Nam cịn tương đối mới mẻ nên mơ hình hoạt động CVHT vẫn chưa thực sự rõ ràng về việc phân cấp. Ngay cả những trường được xem là đi đầu trong việc áp dụng hình thức đào tạo theo HCTC như trường ĐH Bách Khoa TP. HCM, trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Cần Thơ, ĐH Đà Lạt cũng đang áp dụng mơ hình CVHT theo đặc điểm riêng của trường mình. Việc liệt kê từng hoạt động cụ thể của CVHT là không khả thi. Tuy nhiên, dựa trên quy định chung của Bộ Giáo dục&Đào tạo và những văn bản quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của CVHT tại các trường ĐH, cao đẳng có thể chia hoạt động của CVHT thành ba nhóm cơ bản:

(1) Tư vấn trong lĩnh vực học tập

(2) Tư vấn trong lĩnh vực rèn luyện, sinh hoạt (3) Thực hiện các nhiệm vụ trợ giúp khác

+ Tư vấn về lĩnh vực học tập:

- Hướng dẫn và giúp đỡ SV tìm hiểu và thực hiện các quy định, quy chế về HCTC, các nội quy của nhà trường liên quan đến quyền và nghĩa vụ

43

của SV; chương trình đào tạo tồn khóa, chương trình đào tạo chun ngành mà SV đang hoc

- Hướng dẫn SV xây dựng kế hoạch học tập, lựa chọn đăng ký các mơn học trong chương trình đào tạo của ngành học, các môn học bổ trợ phù hợp với điều kiện học tập của người học và mục tiêu, yêu cầu của chương trình đào tạo và của nhà trường.

- Trợ giúp SV trong việc đăng ký học phần, hủy đăng ký học phần, ký chấp nhận hoặc từ chối vào Phiếu đăng ký học phần cho SV;

- Tư vấn cho SV phương pháp học ĐH, phương pháp tự học, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, tài liệu học tập; Theo dõi và trao đổi với SV về kết quả học tập và rèn luyện, thảo luận cùng SV giải quyết khó khăn vướng mắc trong học tập.

+ Tư vấn trong lĩnh vực rèn luyện và sinh hoạt:

- Tư vấn, giải đáp và tổ chức cho SV thảo luận các quy định, quy chế, chính sách, các văn bản pháp luật về quyền và nghĩa vụ của SV.

- Tư vấn, trợ giúp cho SV phát triển kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, động viên, hướng dẫn SV tham gia các hoạt động tập thể.

- Nắm bắt tình hình, diễn biến tư tưởng, nguyện vọng của SV để hướng dẫn, trao đổi với SV về các vấn đề liên quan đến sinh hoạt nội trú, ngoại trú: các vấn đề sinh hoạt cá nhân, rèn luyện bản thân, phát triển nhân cách.

- Hướng dẫn và tổ chức cho SV tự đánh giá kết quả rèn luyện.

+ Thực hiện các nhiệm vụ trợ giúp khác

- Phối hợp với các giảng viên, CVHT và đơn vị khác trong nhà trường để giúp đỡ và tạo điều kiện cho SV học tập, cũng như đánh giá chính xác kết quả học tập, rèn luyện của SV.

- Tham gia các cuộc họp, tập huấn về công tác CVHT theo triệu tập của Hiệu trưởng.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với Trưởng khoa về công tác CVHT được giao.

- Bàn giao đầy đủ, kịp thời khi chuyển giao nhiệm vụ CVHT cho người khác theo sự phân công của Trưởng khoa.

44

1.4.4. Quản lý hoạt động cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Hoạt động của cố vấn học tập được thực hiện trên các mặt học tập, rèn luyện và sinh hoạt của SV, nhằm hỗ trợ SV một cách toàn diện và tối ưu, để họ có thể có được điều kiện tốt nhất khi tham gia vào quá trình học tập tại trường. Trong đó người CVHT cần phải sử dụng tất cả những kĩ năng mà mình đã được đào tạo, bồi dưỡng kết hợp với những công cụ, phương tiện khoa học kĩ thuật hỗ trợ để thực hiện quá trình này một cách hiệu quả nhất.

+ Nội dung quản lý hoạt động cố vấn học tập bao gồm:

- Quản lý tổ chức đội ngũ cố vấn học tập

- Quản lý công tác lập kế hoạch cố vấn học tập - Quản lý công tác tổ chức thực hiện cố vấn học tập

- Quản lý công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện cố vấn học tập

+ Về tổ chức mơ hình quản lý cơng tác cố vấn học tập

Hoạt động của cố vấn học tập bao gờm q trình tương tác đa chiều giữa CVHT- SV - Các khoa, các phịng ban chức năng, trong đó mối quan hệ giữa CVHT và SV mang tính chất tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ và trao đổi, thảo luận. Còn mối quan hệ giữa CVHT và các khoa, các phịng ban mang tính chất phối kết hợp, liên kết để cùng thực hiện nhiệm vụ.

Thông thường, việc quản lý hoạt động CVHT được đặt dưới sự lãnh đa ̣o chung của Hiê ̣u trưởng và sự chỉ đa ̣o, giám sát của hai đối tượng:

- Lãnh đạo khoa /phòng: CVHT chịu sự chỉ đa ̣o , giám sát của lãnh đa ̣o khoa/phịng trực th ̣c nhà trường trong vấn đề quản lý SV.

` - Hội đồng CVHT: CVHT chi ̣u sự chỉ đa ̣o, giám sát trực tiếp của CVHT trong thực hiê ̣n các nhiê ̣m vu ̣ tư vấn ho ̣c tâ ̣p và rèn luyê ̣n cho SV.

Sơ đồ 1.8 cho thấy mối quan hệ phối hợp giữa CVHT với mô ̣t số phịng ban chức năng và các đồn thể trong trường để thực hiện nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn và hỗ trợ, tạo điều kiện cho SV trong học tập và rèn luyện.

Trưởng khoa chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng thực hiện một số hoạt động quản lý SV của khoa mình theo phân cấp của Hiệu trưởng. CVHT

45

được phân công theo lớp SV cho nên CVHT là người thừa ủy quyền của Trưởng khoa thực hiện một số nội dung trong công tác quản lý SV trong phạm vi được phân cơng. Vì vậy, CVHT phải chịu sự quản lý, giám sát của Trưởng khoa khi thực hiện hoạt động quản lý SV.

Trong khi đó hoạt động tư vấn của CVHT mang tính nghiệp vụ, nội dung và phạm vi hoạt động tư vấn vượt ngoài phạm vi của khoa mà liên quan đến nhiều khoa khác, nhiều phịng, ban khác nhau trong trường, vì vậy nên các trường đại học thường thành lập Hội đồng CVHT (tên gọi khác có thể là Ban CVHT, hoặc Tổ tham mưu công tác CVHT) để tham mưu cho Hiệu trưởng về công tác tổ chức và quản lý hoạt động CVHT, đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động của CVHT. Hội đồng CVHT bao gồm các thành viên là lãnh đạo các Khoa, các chức năng và một số đơn vị liên quan đến công tác SV. Hiệu trưởng hoặc Hiệu trưởng ủy quyền cho Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo là Chủ tịch hội đồng.

Sơ đồ 1.8. Mối quan hê ̣ giữa CVHT với SV và các khoa/phòng/đoàn thể

Khoa CVHT Phòng Chức năng Phòng chức năng Phòng Chức năng Các đoàn thể SV

Hô ̣i đồng CVHT Hiê ̣u trƣởng

46

Hô ̣i đồng CVHT có một số nhiê ̣m vu ̣ như:

(1) Xây dựng chương trình, kế hoa ̣ch hoa ̣t đô ̣ng CVHT hàng năm;

(2) Biên soạn, thiết kế; chỉnh sửa các biểu mẫu, tài liệu dành cho CVHT; (Ví dụ như Cẩm nang (sổ tay) dành cho CVHT, chuẩn bị bộ công cụ...)

(3) Phối hợp với Trung tâm Khảo thí và kiểm đi ̣nh chất lượng tổ chức tâ ̣p huấn nghiê ̣p vu ̣ cho CVHT;

(4) Tổ chứ c Hô ̣i nghi ̣ thảo luâ ̣n, đánh giá về công tác CVHT hàng năm; (5) Phê duyệt kế hoa ̣ch hoa ̣t đô ̣ng cá nhân của CVHT và theo dõi kết quả thực hiện kế hoạch ; Phối hợp và trợ giúp đội ngũ CVHT khi gặp vướng mắc trong công việc.

(6) Tham mưu cho Hiệu trưởng trong viê ̣c phân công CVHT; (7) Báo cáo Hiệu trưởng về công tác CVHT trong nhà trường.

Như đã phân tích ở trên, do điều kiện đào tạo thực tế của các trường ĐH Việt Nam còn tương đối mới mẻ nên công tác quản lý hoạt động CVHT vẫn chưa thực sự rõ ràng về việc phân cấp. Theo tác giả Trần Thị Minh Đức – ĐHQGHN đã nghiên cứu trong đề tài khoa học “Xây dựng mơ hình hoạt động của CVHT trong đào tạo tín chỉ ở trường ĐH Việt Nam” : Hiện nay, hầu hết các trường ĐH Việt Nam chưa có chế độ giám sát hoặc hình thức đánh giá hiệu quả hoạt động CVHT. Đây cũng là một vấn đề còn bỏ ngỏ ở các trường.

Có thể nói, các trường hiện còn quá nhiều vấn đề phải quan tâm đối với phương thức đào tạo tín chỉ, trong khi vai trị của CVHT chỉ là một khâu, một mắt xích (nhưng là mắt xích quan trọng) trong việc hỗ trợ SV thực hiện thành công kế hoạch học tập của họ.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương 1 – Cơ sở lý luận về quản lý công tác cố vấn học tập trong đào tạo đại học theo học chế tín chỉ, ngồi phần tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, luận văn đã phân tích, làm rõ một số khái niệm liên quan làm cơ sở lý luận và định hướng cho việc nghiên cứu thực trạng quản lý công tác CVHT.

47

Tác giả luận văn cũng đã hệ thống hóa, phân tích và làm sáng tỏ các

vấn đề lý luận về đào tạo theo HCTC: bản chất, đặc điểm của đào tạo theo

HCTC, các nội dung quản lý đào tạo trong HCTC.

Về công tác cố vấn học tập, bên cạnh việc nhận dạng người CVHT

trong các trường đại học với đầy đủ vai trò và nhiệm vụ của họ trong đào tạo theo tín chỉ, tác giả đã tập trung phân tích mơ hình tổ chức cơng tác cố vấn hiện nay đang áp dụng ở các trường đại học đào tạo theo tín chỉ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở học viện tài chính luận văn ths giáo dục 60 14 05 (Trang 48)