Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở học viện tài chính luận văn ths giáo dục 60 14 05 (Trang 34)

1.3. Cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ

1.3.2. Vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Đào tạo theo HCTC đòi hỏi sự tự giác và chủ động của người học. Thực hiện điều này là khơng dễ; do vậy, vai trị của người CVHT trong đào tạo theo HCTC là thật sự quan trọng. CVHT được xem là một bộ phận không thể tách rời và đảm bảo cho “cỗ máy” HCTC vận hành hiệu quả, thông suốt.

Thật vậy, mỗi CVHT là một nhân tố then chốt trong mối quan hệ nhà trường - SV - thị trường lao động; là một chuyên gia tư vấn về học tập và việc

27

làm cho SV, đồng hành cùng SV trong suốt quá trình học tập. Vai trò của CVHT ngày càng khơng thể thiếu trong q trình phát triển của SV, giúp SV có thêm thơng tin và tự quyết định cách thức học tập của mình.

Thứ nhất, cố vấn học tập có vai trị định hướng cho SV trong việc lựa

chọn chương trình học tập phù hợp.

Đào tạo theo HCTC cho phép người học tự lựa chọn một chương trình đào tạo phù hợp với bản thân, tự lựa chọn điểm bắt đầu và kết thúc chương trình trên cơ sở đảm bảo những mơn học nền tảng và môn học tiền đề. Khi còn đang trong giai đoạn giao thoa giữa đào tạo niên chế và đào tạo theo HCTC, đa số SV còn chưa thích ứng kịp nên khó có thể tự mình lựa chọn được một chương trình học tập vừa phù hợp với bản thân, vừa đáp ứng được các yêu cầu về đào tạo nhà trường. Sự trợ giúp của CVHT ở đây là rất cần thiết trong định hướng những bước đi đầu tiên cho SV, đặt nền tảng cho họ ở năm thứ nhất và có thể theo học được những năm tiếp theo mà ít gặp trở ngại.

Thứ hai, cố vấn học tập là người tư vấn , hướ ng dẫn và giú p đỡ SV lựa

chọn và thiết kế kế hoạch học tập cá nhân.

Nếu trong đào tạo theo niên chế, nhà trường thiết kế một chương trình học tập chung cho tất cả SV, một thời khóa biểu chung cho lớp SV chuyên ngành, thì với đào tạo theo HCTC SV phải lựa chọn và đăng kí mơn học theo chương trình đào tạo tín chỉ (được sơ đồ hóa bằng cây tín chỉ). Do thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về chuyên ngành đào tạo, nên họ khó có thể đưa ra quyết định lựa chọn đăng kí học phần nào trước, học phần nào sau, đặc biệt là những SV vẫn giữ thói quen tư duy ỷ lại. [37, tr.1-2]

Mă ̣t khác, trong ĐTTC, SV tự thiết kế cho mình kế hoạch học tập, thời khóa biểu của riêng mình dựa trên chương trình đào tạo của nhà trường. Do vậy, vấn đề nảy sinh ở đây là SV chưa có đủ kiến thức cũng như khả năng để tự thiết kế cho mình một kế hoạch học tập phù hợp với định hướng nghề nghiệp của mình cũng như mục tiêu đào tạo của nhà trường. Họ cũng chưa đủ kỹ năng lựa chọn và xây dựng tiến trình học tập phù hợp với điều kiện của

28

bản thân. Do đó SV có thể lựa chọn q nhiều hoặc q ít tín chỉ trong một học kỳ và dễ dàng rơi vào tình trạng khơng đảm bảo được tiến độ thực hiện hoă ̣c không tâ ̣n du ̣ng được lợi thế của phương thức ĐTTC.

Chính vì vậy, SV cần được mô ̣t đô ̣i ngũ giảng viên làm nhiê ̣m vu ̣ tư vấn và hỗ trợ một cách đầy đủ về quá trình học tập của mình tại trường , nhằm giúp họ có thể lựa chọn và thiết kế tiến trình học tập của bản thân một cách phù hợp nhất, vừa có thể đảm bảo tiến đô ̣ thực hiê ̣n chương trình , vừa có thể phát huy tối đa khả năng học tập và có thể rèn luyện thêm các kỹ năng khác trong môi trường ĐH cũng như tranh thủ thời gian để học thêm một chuyên ngành khác theo nguyện vọng của cá nhân.

Thứ ba, cố vấn học tập có vai trò hỗ trợ SV tổ chức, điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân.

Đối với nhiều SV, việc tự tổ chức và điều chỉnh hoạt động học tập của bản thân chưa được coi trọng. Khi chuyển từ học sinh thành SVđại học, nhiều người vẫn còn tâm lý ỷ lại cũng như chưa tạo cho mình thói quen tự giác tổ chức hoạt động học tập bởi SV đại học rất ít phụ thuộc vào thầy cơ. Trong môi trường đào tạo theo HCTC, yếu tố chủ động, tích cực của SV là một trong những yếu tố được đặt lên hàng đầu, quyết định sự thành công của phương thức đào tạo này. Song, sự tích cực, chủ động, tự giác của SV trong việc tự tổ chức hoạt động học tập cần có sự định hướng, hướng dẫn từ giảng viên, mà trực tiếp là đội ngũ CVHT để có thể đáp ứng một cách chính xác và đầy đủ những yêu cầu đào tạo của nhà trường.

Bên cạnh đó, việc tự điều chỉnh hoạt động học tập theo đúng hướng, đúng tiến trình khi xảy ra sự lệch lạc cũng là một vấn đề mà SV cũng như CVHT cần lưu ý. Thơng thường, khi xảy ra tình trạng trên, có rất ít SV ý thức được và có sự cố gắng, nỗ lực thay đổi. Lúc này, CVHT cần đảm nhận vai trò như một chiếc la bàn, định hướng lại và giúp cho SV có thể điều chỉnh hoạt động học tập của mình theo đúng mục đích và đạt yêu cầu đã đề ra.

29

Thứ tư , cố vấn học tập là cầu nối giữa những yêu cầu về thực hiện

chương trình đào tạo tín chỉ của nhà trường và khả năng thực hiện của từng SV, là cầu nối cho việc hiện thực hóa các chương trình đào tạo tới từng SV.

Sứ mạng cũng như mục tiêu đào tạo của trường ĐH được SV tìm hiểu từ trước khi nhập trường. Song đó chỉ là sự hiểu biết ban đầu. SV cần phải được liên tục truyền tải thơng điệp về mục tiêu cũng như chương trình đào tạo của nhà trường để họ có thể xác định đúng mục đích học tập của bản thân, từ đó xác lập một kế hoạch học tập và rèn luyện phù hợp để đạt được mục đích đó.

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo của nhà trường tương đối phức tạp và SV khó có thể tự tìm hiểu được một cách đầy đủ và chính xác. Họ cần có người tư vấn, hướng dẫn họ, trước hết là trong việc xem xét tiến trình đào tạo của nhà trường, rồi sau đó mới đến cơng đoạn lựa chọn học phần và thiết lập kế hoạch học tập. CVHT chính là đội ngũ đảm nhiệm vai trị này. Những yêu cầu về thực hiện chương trình đào tạo như thế nào, trong thời gian bao lâu, ở giai đoạn này cần thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nào, khi nào thì kết thúc học phần đều được CVHT trao đổi với SV một cách tỉ mỉ và rõ ràng. CVHT cần đảm bảo SV mà mình phụ trách hồn tồn hiểu được tiến trình và những yêu cầu đó một cách chi tiết và chính xác.

Thứ năm, cố vấn học tập có vai trị hỗ trợ SV trong việc thực hiện nội

quy, quy chế của nhà trường.

Thơng thường, SV đều tìm hiểu những quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của mình thơng qua Quy chế học sinh, SV của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, trong nhà trường nào cũng có những nội quy, quy chế riêng và đòi hỏi SV cần tuân thủ nghiêm ngặt bên cạnh việc thực hiện quy định chung. Song không phải SV nào cũng biết và tự giác tìm hiểu những quy định này. Ngay từ đầu học kỳ, CVHT cần truyền tải những điều cơ bản về quy định, quy chế của nhà trường đến SV và liên tục cập nhật tới SV trong những học kỳ tiếp theo. Đồng thời phải hướng dẫn và hỗ trợ SV trong việc thực hiện những quy định đó một cách đầy đủ và chính xác.

30

Thứ sáu, CVHT có vai trị hướng dẫn SV tham gia các hoạt động tập thể

và tự đánh giá kết quả rèn luyện của bản thân.

Những hoạt động tập thể thường được SV đánh giá rất cao và có ý thức tự giác tham gia. Song điều đó khơng biểu hiện ở tất cả SV. Một số SV tham gia các hoạt động tập thể chỉ để được cộng điểm chứ chưa hẳn đã có sự tự giác. Tuy nhiên, mơi trường đào tạo tín chỉ là một mơi trường năng động, hiện đại và tất yếu đòi hỏi ở SV sự tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội và coi đó như một tiêu chí để đánh giá, xếp loại SV. Mỗi hoạt động lại gắn với những hình thức tổ chức khác nhau và CVHT cần phải hướng dẫn SV tham gia phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mình. Trên cơ sở đó, tự đánh giá q trình và kết quả rèn luyện của bản thân vào cuối mỗi học kỳ. Năng lực tự đánh giá bản thân cũng là một năng lực quan trọng cần được CVHT hình thành và phát huy ở mỗi SV. Như vậy, CVHT không chỉ là người cung cấp thơng tin, mà cịn là người khích lệ, động viên SV phát huy năng lực bản thân để có thể tự giải quyết các vấn đề cá nhân trong quá trình theo học tại trường.

Thứ bảy, cố vấn học tập là người hỗ trợ Ban chủ nhiệm khoa trong công

tác quản lí SV, theo dõi tình hình SV để kịp thời xử lý tình huống phát sinh. Trong đào tạo theo HCTC, các lớp học được tổ chức theo học phần . Do đó, trong thời kì chuyển giao giữa đào ta ̣o niên chế và ĐTTC sẽ tồn tại đồng thời và song song hai hình thức tổ chức lớp học: lớp chuyên ngành (theo khoa) và lớp tín chỉ (theo học phần). Trong khi đơn vị lớp học theo niên chế ổn định và xuyên suốt các năm học cho đến khi SV ra trường thì lớp tín chỉ lại có kết cấu lỏng lẻo , tạm thời. Việc theo dõi mức độ chuyên cần , tổ chức các hoạt động và xét kết quả rèn luyện của SV là một vấn đề nan giải . Do đó, quản lý SV trong đào tạo tín chỉ có thể được xem như là quản lý động, tức là đề cập đến sự đa dạng và biến động trong quản lý SV. Điều này địi hỏi phải có sự thay đổi về nhận thức cũng như cách thức tổ chức đào tạo và quản lý SV.

31

Tóm lại, cố vấn học tập đóng vai trị quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý SV thông qua hoạt động tư vấn, trợ giúp, theo dõi và định hướng cho SV xây dựng chương trình học tập. Rõ ràng khơng phải khơng có lý do xác đáng khi xác định tồn tại đội ngũ CVHT vừa là yêu cầu cần, vừa là điều kiện tiên quyết trong đào tạo tín chỉ.

1.3.3. Mơ hình tổ chức cơng tác cố vấn học tập

Mơ hình được hiểu là chuẩn mực, quy tắc và sự vận động được điều tiết. Đó là một hệ thống các hình ảnh, các biểu tượng được giản ước theo một quy tắc nào đó để phản ánh đối tượng sao cho dễ hiểu, dễ nhận ra bản chất của hiện thực được mô tả. [10, tr.75]

Ở Việt Nam, hoạt động cố vấn học tập được biết đến khi các trường ĐH chuyển từ hình thức đào tạo niên chế sang đào tạo theo HCTC. Hầu hết mơ hình CVHT của các trường đều có những điểm giống với mơ hình nào đó của các trường ĐH nước ngồi – những nước có thâm niên và bề dày kinh nghiệm về đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên, do điều kiện đào tạo theo tín chỉ của các trường ĐH Việt Nam thực tế còn tương đối mới mẻ nên mơ hình hoạt động CVHT vẫn chưa thực sự rõ ràng về việc phân cấp. Ngay cả những trường được xem là đi đầu trong việc áp dụng hình thức đào tạo theo HCTC như trường ĐH Bách Khoa TP. HCM, trường ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Cần Thơ, ĐH Đà Lạt cũng đang áp dụng mơ hình CVHT theo đặc điểm riêng của trường mình.

Nhìn chung, trong bộ máy vận hành chung ở các trường ĐH, cố vấn học tập sẽ phối hợp với các khoa, các phịng ban và cá nhân để được cung cấp thơng tin hoặc kết hợp giải quyết các khó khăn cho SV. Khi SV mong muốn được giải đáp các thắc mắc mà không thuộc chuyên môn hoặc vượt quá khả năng của cố vấn học tập thì CVHT là chiếc cầu nối giúp đỡ SV liên hệ với cá nhân hoặc phòng ban chức năng khác.

Đối chiếu với một số mơ hình CVHT trên thế giới theo quan điểm tổ chức, chúng tôi nhận thấy, ở các trường ĐH trong nước đang tồn tại một số mơ

32

hình CVHT như sau: mơ hình một giảng viên, mơ hình bổ sung, mơ hình khép kín, mơ hình kép, mơ hình phân tách và mơ hình CVHT có sự hỗ trợ của SV.

+ Mơ hình một giảng viên: là mơ hình mà ở đó các SV được phân cho một

giảng viên là CVHT kiêm nhiệm. Khi SV có nhu cầu được trợ giúp, họ sẽ đến gặp trực tiếp CVHT để được tư vấn. Vai trị chính của CVHT là hỗ trợ SV tất cả các vấn đề liên quan đến học thuật, chuyên môn, giúp SV thực hiện các quy trình thủ tục như đăng ký các học phần, lập kế hoạch học tập từng học kỳ và kế hoạch cho tồn bộ khóa học, tổ chức hoạt động của lớp SV và cả những điều băn khoăn trong cuộc sống, lối sống.

Sơ đồ 1.2. Mơ hình một giảng viên

+ Mơ hình bổ sung: Các giảng viên có thêm vai trị như một cố vấn, họ tư

vấn cho tất cả SV khi SV có nhu cầu. Nhưng SV khơng chỉ gặp GV để được trợ giúp mà họ có thể gặp nhân viên thuộc phịng đào tạo. Các chun viên phịng này có thể hỗ trợ CVHT và tư vấn cho SV.

Sơ đồ 1.3: Mơ hình bổ sung

+ Mơ hình khép kín: Các SV có thể được trợ giúp bởi các chuyên viên ở một

phịng đào tạo. Ở mơ hình này khơng cần vai trò của CVHT /GVCN hoặc Sinh viên CVHT Sinh viên CVHT (Phòng đào tạo) CVHT (Khoa)

33

nếu có thì rất mờ nhạt trong hoạt động trợ giúp SV. Khi cần giải đáp thơng tin, SV sẽ trực tiếp lên phịng đào tạo để được tư vấn.

Sơ đồ 1.4: Mơ hình khép kín

+ Mơ hình kép: Với mơ hình kép, SV của trường có hai cố vấn học tập – một

CVHT trực thuộc khoa/trường giúp SV các vấn đề về khoa học và một CVHT thuộc phòng tư vấn giúp SV các vấn đề chung .

Sơ đồ 1.5: Mơ hình kép

+ Mơ hình phân tách: Việc tư vấn cho SV sẽ được phân ra theo các nhóm

SV cụ thể: Ví dụ nhóm mới nhập trường, nhóm SV dự bị, nhóm SV liên thơng , nhóm SV năm thứ 2.... CVHT phụ trách SV năm thứ nhất có thể tư vấn cho tồn bộ SV của trường về các mơn học chung, giải thích cho SV các vấn đề liên quan đến đào tạo tín chỉ và hướng dẫn SV tìm hiểu thơng tin, quy chế. CVHT phụ trách từ năm thứ 2 trở đi sẽ tư vấn cho SV chọn môn học và nhắc nhở SV khi kết quả học tập của SV giảm sút.

Sinh viên CVHT (Phòng đào tạo) CVHT kiêm nhiệm (Khoa) CVHT chuyên trách (Văn phòng CVHT) Sinh viên

34

Sơ đồ 1.6: Mơ hình phân tách

+ Mơ hình CVHT có sự hỗ trợ của SV: Ở mơ hình này có đội ngũ cố vấn

sinh viên được lựa chọn từ những SV từ năm thứ 2 trở lên có có hạnh kiểm tốt, học lực khá, nhiệt tình và hiểu những hoạt động liên quan đến SV. Đội tư vấn SV có thể tư vấn về các vấn đề học tập, tiến trình học tập, cách thức đăng ký môn học, tiếp cận lựa chọn mơn học, ...

Sơ đồ 1.7: Mơ hình CVHT có sự hỗ trợ của SV

CVHT (Đồn Thanh niên)

CVHT (Khoa, Viện, Trường)

SV năm 1 SV từ năm

thứ 2

Cố vấn Sinh viên

Sinh

viên CVHT

35

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở học viện tài chính luận văn ths giáo dục 60 14 05 (Trang 34)