Nguồn nhân lực của tỉnh Đồng Nai hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ môi trường đô thị Đồng Nai đến năm 2020 (Trang 26 - 27)

Đồng Nai hiện có trên 2,2 triệu dân với 29 khu công nghiệp. Trong giai đoạn 2006 – 2010 và hướng tới năm 2020, để trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, Đồng Nai thực sự cần có một đội ngũ cán bộ, cơng chức, lao động có phẩm chất đạo đức, có năng lực trong tổ chức, điều hành, quản lý xã hộị Đây phải là một nguồn nhân lực chất lượng cao bảo đảm cho yêu cầu phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, ngày 21 tháng 7 năm 2005, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành Nghị quyết số 51/2005/NQ-HĐND về Phát triển nguồn nhân lực phục vụ kinh kế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến 2020. Và được sự chấp thuận, cho phép thành lập Hội của UBND tỉnh Đồng Nai, Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực và nhân tài tỉnh Đồng Nai được thành lập ngày 17/7/2008.

Theo đánh giá của Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực và nhân tài tỉnh Đồng Nai: qua việc nghiên cứu và tổng kết thực tiễn cho thấy, hiện chúng ta chưa khắc phục được bài toán thiếu và yếu nguồn lao động kỹ thuật xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau đây :

- Đội ngũ tay nghề cao vừa thiếu vừa chưa đáp ứng yêu cầụ Hiện nay, tại

Đồng Nai, trên 70% đội ngũ công nhân lao động nhập cư từ các tỉnh khác không đồng bộ về tay nghề.

- Giáo dục - đào tạo chưa theo kịp sự chuyển đổi của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hiện chỉ đảm nhận cung cấp nguồn nhân lực đào tạo được, chứ chưa cung cấp được nguồn nhân lực khác mà xã hội đang cần.

Thực trạng là đội ngũ lao động tại chỗ vừa thiếu, đang rất yếu về mặt kỹ năng. Công tác đào tạo ở các trường dạy nghề, các trung tâm quản lý chưa thống

nhất, chưa gắn với sử dụng, tình hình đào tạo cịn tràn lan, chưa có chất lượng, chưa thực hành được sau khi tốt nghiệp.

- Doang nghiệp trong tỉnh đa phần là nhỏ và vừa, với kiểu quản lý quy mô

nhỏ (gia đình, doanh nghiệp tư nhân, ông chủ), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi khơng đồng bộ, việc gắn kết giữa các doanh nghiệp, các trường dạy nghề, các trung tâm đào tạo chưa tốt.

Qua tình hình tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp thời gian qua cho thấy nhu cầu tuyển dụng lao động chất lượng cao rất lớn. Trong khi đó, khả năng đáp ứng của lực lượng lao động của Đồng Nai không đáng kể, trên thị trường lao động ln diễn ra tình trạng khan hiếm nguồn lao động cao cấp, công nhân kỹ thuật cao, các chuyên gia cao cấp về tài chính, quản trị kinh doanh… Do đó, thường phải bổ sung lực lượng này phần lớn từ thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng không đủ nên hầu hết các doanh nghiệp mà nhất là doanh nghiệp lớn ln khó khăn trong việc tuyển dụng lao động chất lượng caọ Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải thuê chuyên gia nước ngồi làm việc ở một số vị trí cơng tác và trả lương rất cao để họ vừa làm việc, vừa đào tạo cho đội ngũ CB.CNV thay thế sau này của lao động Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ môi trường đô thị Đồng Nai đến năm 2020 (Trang 26 - 27)