Câu 60: Một tấm nhôm có công thoát electron là 3,74eV. Khi chiếu vào tấm nhôm bức xạ 0,085μm rồi hướng các quang electron dọc theo đường sức của điện trường có hướng trùng với hướng chuyển động của electron. Nếu cường độ điện trường có độ lớn E =1500V/m thì quãng đường tối đa electron đi được là:
A: 7,25dm. B: 0,725mm. C: 7,25mm. D: 72,5mm.
Câu 61: Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ vào catôt của tế bào quang điện có công thoát A, đường đặc trưng Vôn- Ampe thu được đi qua gốc toạ độ. Nếu chiếu bức xạ có bước sóng λ/2 thì động năng ban đầu cực đại của các quang electron là:
A: A B: A/2 C: 2A D: 4A
Câu 62: Người ta chiếu ánh sáng có bước sóng 3500A0 lên mặt một tấm kim loại. Các electron bứt ra với động năng ban đầu cực đại sẽ chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính 9,1cm trong một từ trường đều có B = 1,5.10-5T. Công thoát của kim loại có giá trị là bao nhiêu?
Câu 63: Người ta lần lượt chiếu hai bức xạ vào bề mặt một kim loại có công thoát 2eV. Năng lượng phôtôn của hai bức xạ này là 2,5eV và 3,5 eV tương ứng. Tỉ số động năng cực đại của các êlectron quang điện trong hai lần chiếu là
A: 1: 3 B: 1: 4 C: 1: 5 D: 1: 2
Câu 64: Chiếu lần lượt hai bức xạ λ1 = 0,555µm và λ2 = 0,377µm vào catốt của một tế bào quang điện thì thấy xảy ra hiện tượng quang điện và dòng quang điện triệt tiêu khi hiệu điện thế hãm có độ lớn gấp 4 lần nhau. Hiệu điện thế hãm đối với bức xạ λ2 là
A: 1,340V B: 0,352V C: 3,520V D: - 1,410V
Câu 65: Catốt của tế bào quang điện chân không là một tấm kim loại phẳng có giới hạn quang điện là λ0 = 3600A0. Chiếu vào catốt ánh sáng có bước sóng λ = 0,33µm. Anốt cũng là tấm lim loại phẳng cách catốt 1cm. Giữa chúng có một hiệu điệnthế 18,2V. Tìm bán kính lớn nhất trên bề mặt anốt có quang electron đập tới.
A: R = 2.62 mm B: R = 2.62 cm C: R = 6,62 cm D: R = 26,2 cm
Câu 66: Một điện cực phẳng bằng nhôm được chiếu bởi bức xạ có bước sóng λ = 83nm. Hỏi quang electron có thể rời xa bề mặt nhôm một khoảng tối đa bằng bao nhiêu, nếu ngoài điện cực có một điện trường cản E=7,5V/cm. Biết giới hạn quang điện của nhôm là λ0 = 332nm.
A: l ≈ 1,5mm B: l ≈ 0,15mm C: l ≈ 15mm D: l ≈ 5,1mm
Câu 67: Quả cầu kim loại có bán kính R = 10cm được chiếu sáng bởi ánh sáng có bước sóng λ = 2.10-7 m. Quả cầu phải tích điện bao nhiêu để giữ không cho quang êlectron thoát ra? Cho biết công thoát của êlectron ra khỏi kim loại đó là 4,5eV.
A: 1,6.10-13C. B: 1,9.10-11C. C: 1,87510-11C. D: 1,875.10-13C
Câu 68: Hiệu điện thế giữa anot và catot của một ống tia X là U = 18kV, cường độ dòng điện qua ống là I = 5mA. Bỏ qua động năng lúc e lectron bứt ra khỏi catot. Biết rằng có 95% số electron đến catot chỉ có tác dụng nhiệt. Nhiệt lượng đã làm nóng đối catot trong một phút là?
A: Q = 3260J B: Q = 5130J C: Q = 8420J D: Q = 1425J
Câu 69: Hiệu điện thế giữa hai cực của ống tia X là U = 2,1KV và cường độ dòng điện qua ống là I = 0,8mA. Bỏ qua động năng electron lúc bứt ra khỏi catot. Cho rằng toàn bộ năng lượng của electron tại đối catot đều chuyển thành nhiệt. Để làm nguội đối catot, ta cho dòng nước chảy qua, nhiệt độ ở lối ra cao hơn lối vào 100 C. Biết nhiệt dung riêng của nước là C = 4200J/kg.độ. Khối lượng nước chảy qua đối catot trong mỗi giây là?
A: m = 0,04g/s B: m = 2g/8s C: m = 15g/s D: m = 0,5g/s
Câu 70: Vận tốc của electron khi đập vào đối catot của ống tia X là 8.107 m/s. Biết e = 1,6.10-19C; me = 9,1.10-31 kg; Để vận tốc tại đối catot giảm 6.106 m/s thì hiệu điện thế giữa hai cực của ống phải
A: Giảm 5200V B: Tăng 2628V C: Giảm 2628V D: Giảm 3548V
Câu 71: Nếu hiệu điện thế U giữa hai cực của ống tia X giảm 1000V thì vận tốc electron tại đối catot giảm 5.106 m/s. Vận tốc của electron tại đối catot lúc đầu là bao nhiêu? Biết e = 1,6.10-19C; me = 9,1.10-31 kg.
A: v = 3,75.107 m/s B: v = 8,26.106 m/s C: v = 1,48.107 m/s D: v = 5,64.106 m/s
Câu 72: Hiệu điện thế giữa anot và catot của ống tia X là U = 20KV. Bỏ qua động năng ban đầu của các electron bứt ra khỏi catot. Vận tốc của electron khi vừa tới đối catot là?
A: v = 4,213.106 m/s B: v = 2,819.105 m/s C: v = 8,386.107 m/s D: v = 5,213.106 m/s
Câu 73: Dụng cụ nào sau đây hoạt động dựa trên việc ứng dụng của hiện tượng quang điện trong và lớp tiếp xúc p-n?
A: Điôt phát quang B: Pin quang điện C: Quang điện trở D: Tế bào quang điện
Câu 74: Nguyên tử Hiđrô đang ở một trạng thái kích thích nào đó thì bức xạ ra một phô tôn thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy đồng thời chuyển về trạng thái dừng có mức năng lượng thấp hơn làm bán kính quỹ đạo dừng giảm 4 lần. Các chuyển dời quỹ đạo có thể xảy ra là:
A: từ N xuống L B: từ L về K C: từ P về M D: từ P về N
Câu 75: Biết công thức tính năng lượng các quỹ đạo dừng của nguyên tử Hiđrô là En = - 132,6
n
− (eV),
Laiman trong quang phổ phát xạ của nguyên tử Hiđrô.
A: λmax = 121, 55nm; λmin = 91,16nm B: λmax = 12,16nm; λmin = 9,12nm
C: λmax = 1, 21µm; λmin = 0,91µm D: λmax = 1, 46nm; λmin = 1,95nm
Câu 76: Một vật bị nung nóng không thể phát ra loại bức xạ nào sau đây:
A: Ánh sáng nhìn thấy. B: Tia hồng ngoại. C: Tia tử ngoại. D: Tia gamma
Câu 77: Giả thiết các electron quang điện đều bay ra theo cùng một hướng từ bề mặt kim loại khi được chiếu bức xạ thích hợp. Người ta cho các electron quang điện này bay vào một từ trường đều theo phương vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Khi đó bán kính lớn nhất của các quỹ đạo electron sẽ tăng lên nếu:
A: Sử dụng kim loại có giới hạn quang điện nhỏ hơn.
B: Tăng cường độ ánh sáng kích thích