Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM
3.1. Khái quát về thực nghiệm
3.1.1 Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm nhằm kiểm tra đánh giá khả năng và hiệu quả việc xây dựng và sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở lớp 9 THCS.
Việc thực nghiệm sẽ cho thấy mức độ hiệu quả, những hạn chế còn tồn tại của việc sử dụng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề khi ứng dụng vào thực tiễn. Từ q trình thực nghiệm đó sẽ là cơ sở để tiến hành hoàn thiện các biện pháp và đề xuất ứng dụng vào việc nâng cao hiệu quả giờ học các đoạn trích Truyện Kiều – điều mà chúng tơi tha thiết quan tâm.
3.1.2. Nội dung thực nghiệm
Giáo viên tiến hành quy trình của việc xây dựng câu hỏi nêu vấn đề, thiết kế giáo án dạy học nhằm rèn luyện kĩ năng thu thập, chắt lọc thông tin từ các giờ học. Chúng tôi sử dụng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”, “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
3.1.3. Phương pháp thực nghiệm
Xác định nội dung tiến hành thực nghiệm
Lựa chọn đối tượng và phạm vi thực nghiệm. Sau đó tiến hành kiểm tra đối chứng. Đối tượng thực nghiệm được tiến hành tổ chức dạy học có sử dụng câu hỏi nêu vấn đề. Đối tượng kiểm tra đối chứng được tổ chức dạy dạy học theo các câu hỏi thông thường. Sau giờ học, chúng tơi sẽ có một bài kiểm tra khảo sát cho cả hai đối tượng để tiến hành đối chứng.
Sau khi khảo sát, nghiên cứu kết quả học tập, tỷ lệ học sinh và trình độ giáo viên ở các lớp khác nhau, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá, rút ra hiệu quả và hạn chế cần khắc phục.
3.1.4. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng
Căn cứ vào tình hình thực tế và do điều kiện khách quan, chúng tôi chọn mẫu thử nghiệm và đối chứng là:
Nhóm học sinh thực nghiệm: 33 học sinh lớp 9B – trường THCS Vũ Kiệt. Nhóm học sinh đối chứng: 34 học sinh lớp 9C – trường THCS Vũ Kiệt Điều kiện là trình độ giáo viên tương đương nhau. Năng lực của học sinh tương đương nhau ( căn cứ vào kết quả học tập môn ngữ văn từ năm trước), số lượng tương đương.
3.1.5. Chuẩn bị công việc thực nghiệm
Tiết 27 “ Chị em Thúy Kiều” lớp đối chứng là 9C. Lớp thực nghiệm là 9B. Tiết 36 “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”, lớp đối chứng là 9B. Lớp thực nghiệm là 9C.
Lớp 9B cơ Nguyễn Bích Huyền dạy Lớp 9C, thầy Nguyễn Văn Long dạy
Cả hai lớp đều được học bài thực nghiệm và đối chứng.
Để tìm hiểu khả năng sử dụng của hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, trong phần thực nghiệm chúng tôi triển khai dưới dạng.
+ Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề để gợi mở vấn đề.
Mục đích tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh về vấn đề cần nghiên cứu và khả năng hiểu biết hiện có của họ. Từ đó thu hút được sức tập trung chú ý của học sinh vào bài học mới.
+ Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề để phát hiện vấn đề.
Mục đích hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu các vấn đề để họ tự rút ra tri thức của bài học.
+ Sử dụng câu hỏi nêu vấn đề để củng cố luyện tập phát triển những tri thức đã học.
Trên cơ sở những kiến thức đã có, học sinh vận dụng, tổng hợp kiến thức để hệ thống lại và khai thác, phát hiện cái mới, cái khác biệt. Đây là
câu hỏi chúng tôi dành cho phần tổng kết hoặc phần luyện tập, nâng cao sau mỗi bài học.
Với cùng một đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều”, chúng tơi soạn 2 giáo án cùng một bài học. Giáo án 1, dành cho lớp đối chứng. Chúng tơi thiết kế theo giáo án bình thường vẫn được dạy ở trường THCS. Mục tiêu là làm cho học sinh nắm vững kiến thức trong chương trình của bài dạy và có khả năng tái hiện khi cần thiết. Hình thức là diễn giảng. Phương pháp: thuyết trình kết hợp với vấn đáp. Giáo án 2, dành cho lớp thực nghiệm, được thiết kế với câu hỏi nêu vấn đề, tuân thủ theo cách thức, nguyên tắc, quy trình đã trình bày ở chương I, chương II. Mục tiêu bài giảng: Giúp người học đạt được mục tiêu nhận thức theo hệ thống mục tiêu của BJ. Bloom ( nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá). Phương pháp dạy học: Phương pháp chính là thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
Ngồi ra, trước thực nghiệm chúng tôi cũng trao đổi cùng một số giáo viên giảng dạy lớp thực nghiệm.