Tiết 27 “Chị em Thúy Kiều”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các đoạn trích truyện kiều ở lớp 9, trung học cơ sở (Trang 68 - 73)

Chƣơng 3 : THỰC NGHIỆM

3.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm

3.2.1. Tiết 27 “Chị em Thúy Kiều”

3.2.1.1.Bước 1: Xác định vấn đề trong đoạn trích

Đoạn trích miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân: mỗi người một vẻ nhưng đều là những trang tuyệt thế giai nhân.

Cảm hứng nhân đạo trong đoạn trích: Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng con người, nhất là phụ nữ, dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh.

Nghệ thuật miêu tả nhân vật theo bút pháp nghệ thuật ước lệ quen thuộc trong văn học cổ.

Tài năng của Nguyễn Du: xây dựng chân dung nhân vật, tính cách nhân vật. Tuy sử dụng bút pháp ước lệ nhưng chân dung hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều hiện lên thật sinh động, đa dạng “mỗi người một vẻ”.

Kết hợp phương thức tự sự (2 dòng đầu), phương thức miêu tả, phương thức biểu cảm.

3.2.1.2. Bước 2: Xác định đối tượng học sinh

- Là học sinh lớp 9, trường chuyên.

- Học sinh đã có hiểu biết về "Truyện Kiều" ở tiết 26.

- Học sinh đã có hiểu biết về đặc trưng thi pháp nghệ thuật của văn học trung đại, đặc biệt là thơ trung đại ở lớp 7.

- Học sinh đang học nghệ thuật miêu tả trong văn tự sự của tập làm văn và bài “trau dồi vốn từ” của Tiếng Việt.

- Theo phân phối chương trình, thời lượng dành cho đoạn trích là 45 phút. Trên cơ sở đó chúng tơi xây dựng mục tiêu cho bài học như sau

3.2.1.3. Bước 3: Xác định mục tiêu bài học

* Kiến thức:

- Học sinh chỉ ra được nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: Nghệ thuật ước lệ, địn bẩy, ẩn dụ, hốn dụ, đặc tả chân dung nhân vật, cách sử dụng ngôn từ.

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp chân dung, tính cách, số phận của Thúy Vân và Thúy Kiều.

- Học sinh chỉ ra được giá trị nhân đạo trong đoạn trích.

* Kĩ năng:

- Học sinh có thể vận dụng nghệ thuật miêu tả trong văn tự sự. - Học sinh có kĩ năng đọc và cảm thụ "Truyện Kiều".

- Học sinh có thể viết một đoạn văn miêu tả Thúy Vân và Thúy Kiều.

* Thái độ, tƣ tƣởng, tình cảm:

- Trân trọng vẻ đẹp của con người nhất là người phụ nữ.

3.2.1.4. Bước 4: Chuẩn bị

* Giáo viên

- Soạn và thiết kế giáo án.

- Cung cấp tài liệu cho học sinh: 15 câu đầu của tác phẩm . Bản tóm tắt thi pháp "Truyện Kiều" của Trần Đình Sử ( Phần nghệ thuật: miêu tả nhân vật sử dụng ngôn từ, khoảng 5 trang).

* Học sinh

- soạn và học thuộc lịng các điển tích, điển cố.

- Xem lại kiến thức đã học về "Truyện Kiều" và các giá trị "Truyện Kiều"

- Xem tài liệu giáo viên hướng dẫn.

Hoạt động của Giáo viên - Học sinh Nội dung cần đạt

1. Hoạt động 1

-> Giáo viên đọc mẫu -> gọi 2 học sinh đọc tiếp -> nhận xét.

- Trong Văn bản có nhiều từ cũ, điển tích, điển cố .( Hoạt động này học sinh đã được nhắc chuẩn bị trước, giáo viên có thể gọi học sinh bất kì kiểm tra một số chú thích)

Câu hỏi 1: Đoạn trích này nằm ở phần nào của Truyện Kiều?

2. Hoạt động 2

Câu hỏi 2: Nguyễn Du đã miêu tả những đặc điểm gì của chị em Thúy

I. Tìm hiểu chung

1.Đọc

- Đọc rõ ràng, nhẹ nhàng ấm áp.

- Vị trí của đoạn trích: Nằm ở phần đầu của "Truyện Kiều" : Gặp gỡ đính ước (từ câu 15 -> câu 38)

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Giới thiệu chung về hai chị em Thúy Kiều.

Kiều?

Câu hỏi 3: Ví vẻ đẹp và phẩm chất của con người với mai, tuyết, tác giả sử dụng nghệ thuật gì của thơ trung đại? Tác dụng của nghệ thuật đó? Câu hỏi 4 Nếu nghệ thuật ước lệ có tính qui phạm, quen thuộc thì Nguyễn Du đã làm thế nào để miêu tả “ mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”.

Câu hỏi 5: Nguyễn Du đã miêu tả “ mỗi người một vẻ”? Với Thúy Vân Nguyễn Du chọn “ vẻ” nào?

Câu hỏi 6: Để tả “ vẻ” ấy, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật gì? Qua cách miêu tả đó, em hình dung gì về nhân vật Thúy Vân ?

Câu hỏi 7 Nguyễn Du thường dùng một từ để đặc tả nhân vật. Trong chân dung Thúy Vân, từ nào mang

- Tâm hồn, phẩm chất: mai, tuyết. - Nghệ thuật ước lệ: chỉ vẻ đẹp của hai người con gái đẹp đều có vóc dáng thanh cao trong trắng.

- Đặc tả những đặc điểm riêng của từng người.

2. Chân dung Thúy Vân

- Phẩm chất: trang trọng -> vẻ đẹp cao sang quý phái.

- Hình thức: Thể hiện qua nghệ thuật ước lệ và hình ảnh ẩn dụ: khn mặt xinh đẹp, đầy đặn, tươi sáng như mặt trăng, lông mày thanh tú, dáng người tròn trịa mền mại đậm đà , miệng tươi đẹp như hoa đang hé nở, tiếng nói trong như ngọc, tóc óng ả hơn mây, da trắng hơn tuyết.

- Mây: thua, tuyết: nhường -> Thúy Vân là một cô gái đẹp.. Vẻ đẹp của nàng tươi tắn, khiêm nhường hòa hợp với xung quanh -> Nhà thơ ngầm dự báo một tương lai hạnh phúc suôn sẻ sẽ đến với nàng.

đầy đủ phẩm chất và cuộc đời Thúy Vân?

Câu hỏi 8: Nguyễn Du giới thiệu “Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân” thế nhưng tại sao tác giả lại tả Vân trước, Kiều sau.

Câu hỏi 9: Đến Kiều, Nguyễn Du lại chọn “vẻ” nào?

Câu hỏi 10: Tại sao khi tả Vân, Nguyễn Du lại tả nụ cười, giọng nói còn khi tả Kiều tác giả lại chọn miêu tả đôi mắt?

Câu hỏi 11: Đứng trước một vẻ đẹp “ hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, em có hình dung gì về vẻ đẹp và số phận của Kiều?

Câu hỏi 12: Có ý kiến cho rằng dù tả nhan sắc hay tài năng của Kiều, Nguyễn Du cũng hướng tới thể hiện

3. Chân dung Thúy Kiều.

- Nghệ thuật đòn bẩy: Thúy Vân làm nền cho chân dung Thúy Kiều “ càng” , so sánh để cực tả Thúy Kiều.

- Sắc: làn thu thủy, nét xuân sơn, nghiêng nước nghiêng thành.

- Vẻ đẹp của đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đơi mắt – làn nước mùa thu  vẻ

đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, thơng minh, đa cảm. Hình ảnh “nét xuân sơn”  nét núi mùa xuân

gợi lên đôi hàng lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung, tràn đầy sức sống.

- Vẻ đẹp lý tưởng, tuyệt đích Đẹp

khiến tạo hóa phải ghét ghen, báo hiệu một cuộc đời khơng bình lặng. - Tài: cầm, kì, thi, họa

- Sắc: con mắt ( tình ), tài : thiên bạc mệnh, não nhân,…niềm thương cảm, trái tim đa sầu, đa cảm của nàng trước thân phận và cuộc đời con người.

cái tình của nàng ? Theo em, cái tình được thể hiện như thế nào qua chân dung nàng Kiều?

3. Hoạt động 3

Câu hỏi 13: Chủ nghĩa nhân đạo trong Truyện Kiều có đặc điểm gì? Trong đoạn trích, qua bức chân dung hai Kiều, chủ nghĩa nhân đạo ấy có hồn tồn giống với các đặc điểm của chủ nghĩa nhân đạo trong Truyện Kiều không?

Câu hỏi luyện tập, củng cố.

Câu hỏi 14: Nguyễn Du quan niệm rằng “ Chữ tài liền với chữ tai một vần” “ chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau”, “ lạ gì bỉ sắc tư phong”, “ Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” , vẻ đẹp của hai Kiều nói với chúng ta điều gì về con người và số phận của họ trong xã hội xưa? Theo em, con người ngày nay có chung số phận như vậy khơng?

III. Tổng kết

- Ca ngợi Vẻ đẹp tuyệt thế của hai Kiều dự báo số phận của họ.

- Ca ngợi con người tài – sắc – tình. - Dự cảm mang tính thời đại về kiếp người tài hoa, bạc mệnh

 Chủ nghĩa nhân đạo đoạn trích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các đoạn trích truyện kiều ở lớp 9, trung học cơ sở (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)