Nguyên nhân của thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử việt nam(thế kỉ x – giữa thế kỉ XIX), lớp 10, trung học phổ thông – chương trình chuẩn (Trang 46 - 50)

1.1.3 .Các phƣơng án triển khai phƣơng pháp đóng vai trong dạy học

1.2.4.Nguyên nhân của thực tiễn

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng PPĐV trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ

1.2.4.Nguyên nhân của thực tiễn

Tại sao lại có sự mâu thuẫn trong nhận thức và hành động của GV khi vận

dụng PPĐV? Chúng tơi đã tìm hiểu những nguyên nhân để trả lời câu hỏi trên.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Về phía GV:

+ Thói quen sử dụng PPDH truyền thống, đặc biệt là phƣơng pháp thuyết trình. Phƣơng pháp này không nhận đƣợc sự hƣởng ứng của số đơng HS vì khi phải nghe GV thuyết trình trong thời gian dài rất dễ gây tâm lý nhàm chán, mệt mỏi và lâu dần sẽ hình thành thói quen thụ động cho ngƣời học. Bên cạnh đó vì thuyết trình nên GV cũng sẽ hạn chế trong việc thu nhận thông tin phản hồi từ phía ngƣời học để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học của mình. Tuy nhiên, đa số GV vẫn thƣờng xuyên sử dụng phƣơng pháp này bởi những ƣu điểm không thể phủ nhận của nó. Thuyết trình nghĩa là dùng ngơn ngữ và lời nói để truyền tải kiến thức. Ƣu điểm lớn nhất của thuyết trình là trong một thời gian ngắn GV có thể truyền tải một khối lƣợng kiến thức lớn cho nhiều ngƣời nghe theo một hệ thống chặt chẽ. Thuyết trình với cơng cụ chủ yếu là ngôn ngữ tƣởng trừng đơn giản và dễ thực hiện nhƣng dễ thu hút đƣợc HS, để các em thấy say mê lại đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng từ phía GV, phải là GV thực sự yêu nghề, có lịng nhiệt huyết và nhiều kinh nghiệm mới có thể dùng ngơn ngữ của mình để truyền lửa cho HS. Phƣơng pháp thuyết trình đƣợc đa số GV sử dụng thƣờng xun vì cho rằng nó phù hợp với đặc thù của mơn lịch sử. Trong khi đó với đóng vai, tuy đã nhận thức đƣợc vai trò, ý nghĩa của phƣơng pháp này nhƣng đa số GV không thƣờng xuyên vận dụng vào bài giảng của mình vì phƣơng pháp này đòi hỏi GV phải đầu tƣ nhiều cơng sức trong việc chuẩn bị tình huống, kịch bản hay trong kĩ thuật triển khai. Một lí do nữa là khơng phải nội dung nào cũng có thể vận dụng PPĐV một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó các GV cũng cho rằng rất mất thời gian để chuẩn bị giáo án và tiến hành đóng vai ở trên lớp.

+ Nguyên nhân thứ hai, theo chúng tôi là tâm lý ngại thay đổi ở một bộ phận GV.Với những GV lớn tuổi, do đã có thói quen sử dụng các phƣơng pháp truyền thống nên ngại thay đổi, chậm thích ứng với các PPDH mới, nhất là khi các

PPDH mới thƣờng có sự kết hợp với cơng nghệ thơng tin. Trong khi một bộ phận giáo GV cũng không mạnh dạn đƣa phƣơng pháp mới vào bài giảng, nhất là những tiết thao giảng, thanh tra, dự giờ vì sợ bị đánh giá khơng tốt.

+ Nguyên nhân thứ ba, theo chúng tôi là năng lực vận dụng PPĐV của GV còn hạn chế. Nhiều GV tỏ ra lúng túng khi không biết vận dụng PPĐV vào bài giảng theo những bƣớc nào, phải xây dựng kịch bản hay hƣớng dẫn tổ chức HS tiến hành ra sao.. đây cũng là một nguyên nhân làm cho nhiều GV chƣa mạnh dạn đƣa đóng vai vào bài giảng.

- Về phía HS:

Theo chúng tôi nguyên nhân lớn nhất từ phía HS làm giảm hiệu quả của PPĐV đó chính là khả năng hợp tác của các em. Do chƣa có nhiều kinh nghiệm, ít đƣợc học theo phƣơng pháp này nên khi thảo luận thƣờng dẫn đến sự tranh luận gay gắt và không thống nhất ý kiến trong việc xây dựng kịch bản, phân vai diễn hay trong quá trình diễn tập.

Bên cạnh đó một số HS chƣa thực sự chủ động khi tham gia vào hoạt động nhóm do đã quen với lối truyền thụ một chiều của GV, quen với lối tiếp nhận kiến thức thụ động. Vì vậy nhiều em cịn tự ti, không dám nhập vai khi đƣợc giao. Những hạn chế từ phía HS hồn tồn có thể khắc phục khi đƣợc GV tận tình chỉ dẫn và khi đƣợc tham gia thƣờng xuyên vào hoạt động đóng vai, HS sẽ có kĩ năng hơn trong việc thảo luận nhóm, giải quyết tranh luận.. để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

* Nguyên nhân khách quan:

+ Cơ sở vật chất là một nguyên nhân rất lớn làm cho GV không mặn mà với PPĐV. Nhiều GV băn khoăn khi diện tích lớp học quá nhỏ trong khi số lƣợng HS lại đơng, khơng phù hợp để tiến hành “sân khấu hóa” lớp học. Bên cạnh đó là đạo cụ hay hóa trang cũng là vấn đề khiến nhiều GV phải suy nghĩ khi nhà trƣờng khơng có trang bị. Trong khi GV với đồng lƣơng eo hẹp khơng thể chi trả chi phí đó.

+ Chƣơng trình mơn học quá nặng về cung cấp kiến thức, đặc biệt với môn lịch sử số tiết dành cho thực hành và ngoại khóa theo phân phối chƣơng trình lại càng ít. Do vậy GV gần nhƣ khơng có thời gian để “sân khấu hóa” lớp học. Thậm

chí nhiều GV cịn thừa nhận, chỉ độc thoại cho học trò nghe nhƣng cũng không đủ thời gian, không dạy hết các nội dung của bài học.

+ Kiểm tra – đánh giá cũng là một nguyên nhân tác động đến việc GV rất hạn chế sử dụng PPĐV. Nhiều GV thừa nhận lối thi gì học nấy hiện nay đã tạo áp lực cho cả thầy và trò. Nhất là với HS cuối cấp, áp lực thi tốt nghiệp và thi đại học là rất lớn. Với những HS thi đại học theo khối có mơn lịch sử thì GV dạy nặng về cung cấp kiến thức cho HS thi Đại học nên chủ yếu là thuyết trình của thầy và ghi chép, học thuộc lòng của trị. Ngƣợc lại những HS khơng thi Đại học có mơn lịch sử hoặc thi tốt nghiệp khơng có mơn lịch sử thì các em hầu nhƣ không quan tâm đến mơn học này, thậm chí gần nhƣ bỏ qua để dành thời gian học các mơn thi. Do vậy GV có muốn sử dụng PPĐV cũng sẽ không nhận đƣợc sự hƣởng ứng từ phía học trị. Thiết nghĩ kiểm tra – đánh giá hiện nay cũng là một hạn chế đòi hỏi phải có giải pháp tồn diện và đồng bộ.

Tiểu kết Chƣơng 1

Đóng vai là một trong những PPDH tích cực nhằm phát huy cao độ tính tự giác, độc lập và sáng tạo của ngƣời học. Phƣơng pháp này đã đƣợc áp dụng phổ biến tại nhiều nƣớc trên thế giới và nhận đƣợc sự hƣởng ứng tích cực, đặc biệt là HS ở các cấp học dƣới. Tại Việt Nam, đóng vai đã bƣớc đầu đƣợc quan tâm song chƣa có một hệ thống cụ thể về phƣơng pháp này. Trong các nhà trƣờng, đa số GV đã có nhận thức đúng đắn về tác dụng của PPĐV nhƣng khi vận dụng phƣơng pháp này vào quá trình giảng dạy trực tiếp của mình thì đa phần các GV lại cho rằng không cần thiết. Điều này chứng tỏ giữa nhận thức, thái độ và hành động thực tế của GV cịn có khoảng các khá xa. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới việc cải tiến, đổi mới phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học hiện nay cịn gặp nhiều khó khăn.

Có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hƣởng đến hiệu quả của việc vận dụng PPĐV trong dạy học. Trong đó nổi bật một số nguyên nhân: thói quen sử dụng PPDH truyền thống, tâm lý ngại thay đổi với cái mới và năng lực của GV khi vận dụng PPĐV trong dạy học còn hạn chế. Tuy nhiên những hạn chế này sẽ đƣợc khắc phục khi GV đƣợc tiếp cận và nghiên cứu một cách đầy đủ về PPĐV. Hơn nữa thời gian trong thực tế vận dụng sẽ giúp HS nhanh chóng hồn thiện những kĩ năng của mình.

CHƢƠNG 2

BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (THẾ KỶ X – GIỮA THẾ KỶ XIX).

LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG - CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử việt nam(thế kỉ x – giữa thế kỉ XIX), lớp 10, trung học phổ thông – chương trình chuẩn (Trang 46 - 50)