Thời gian TN: Học kì II, các tuần 27,28,29,30 theo phân phối chƣơng trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử việt nam(thế kỉ x – giữa thế kỉ XIX), lớp 10, trung học phổ thông – chương trình chuẩn (Trang 71 - 116)

1.1.3 .Các phƣơng án triển khai phƣơng pháp đóng vai trong dạy học

2.4.3.Thời gian TN: Học kì II, các tuần 27,28,29,30 theo phân phối chƣơng trình

trình từ ngày 17/02 đến ngày 08/03/2014)

- Tuần học thứ 27 từ ngày 17/02 đến ngày 22/02/2014: Khảo sát đầu vào. - Tuần học thứ 28,29 từ ngày 24/02 đến ngày 08/03/2014: Dạy TN.

- Tuần học thứ 30 từ ngày 10/03/đến ngày 15/03/2014: Khảo sát đầu ra và đánh giá hiệu quả vận dụng PPĐV.

2.4.4. Nội dung TN

Chúng tôi lựa chọn nội dung bài 20. Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV, để dạy TN tiết học nội khóa và sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh (liên quan đến bài 23. Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nƣớc, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII) để tổ chức hoạt động ngoại khóa với chủ đề “Kỉ niệm 225 năm sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh”. Do điều kiện về thời gian và kinh phí khơng cho phép nên chúng tôi tiến hành hoạt động ngoại khóa trong phạm vi lớp học.

2.4.5. Các bước tiến hành

* Chuẩn bị TN:

- 01 giáo án dạy TN nội khóa (Phụ lục số 7).

- 01 kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa (Phụ lục số 6). - Đề kiểm tra đầu vào trƣớc TN (Phụ lục số 4).

- Đề kiểm tra đầu ra sau TN (Phụ lục số 5).

- Phiếu điều tra dành cho HS sau TN (Phụ lục số 2)

* Khảo sát đầu vào (Tuần học thứ 27 từ ngày 17/02 đến ngày 22/02).

- Chúng tôi tiến hành khảo sát trình độ của cả hai lớp trƣớc khi tiến hành dạy TN bằng bài kiểm tra viết (Cả hai lớp đƣợc giảng dạy cùng một GV và đƣợc làm bài kiểm tra với cùng một đề do GV trực tiếp giảng dạy ra đề).

- Bên cạnh việc kiểm tra về tri thức dựa trên kết quả bài kiểm tra viết, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi để đánh giá đƣợc thái độ, hứng thú của HS khi tiếp cận với phƣơng pháp này.

- Kết quả khảo sát đầu vào: + Về nắm bắt kiến thức:

Bảng: 2.3. Xếp loại kết quả khảo sát đầu vào của hai lớp TN và lớp ĐC

Lớp Số lƣợng Xếp loại( %) Giỏi Khá Trung Bình Dƣới trung bình Thực nghiệm 46 65,2 26,1 8,7 0 Đối chứng 44 65,9 22,7 11,4 0

Qua bảng 2.3. thấy điểm kiểm tra đầu vào ở cả 2 lớp khơng có sự chênh lệch đáng kể với 30/45 HS chiếm 65,2% HS đạt điểm giỏi, 12/46 HS chiếm 26,1% HS đạt điểm khá và 8,7% HS đạt điểm trung bình ở lớp TN. Lớp ĐC có 29/44 HS chiếm 65,9% HS đạt điểm giỏi, 10/44 HS chiếm 22,7% HS đạt điểm khá và 11,4% HS đạt điểm trung bình. Cả 2 lớp khơng có HS đạt điểm kém. Từ đó có thể thấy trình độ của cả hai lớp trƣớc khi tiến hành TN là tƣơng đƣơng và có sự chênh lệch nhƣng không đáng kể.

+ Về thái độ, hứng thú: theo kết quả điều tra bằng bảng hỏi của chúng tôi, đa số HS ở cả hai lớp TN và ĐC đều chƣa có hứng thú với mơn lịch sử và chƣa có biểu hiện tích cực trong khi học mơn lịch sử.

* Tiến hành dạy TN (Tuần học thứ 28,tiết 2 và tuần học thứ 29, tiết 2 từ ngày 24/ 02 đến ngày 08/03/2014):

- Đối với lớp TN, HS đƣợc học bài ở trên lớp bằng PPĐV theo quy trình đã đƣợc xác định trong khóa luận này.

- Đối với lớp ĐC, HS đƣợc học bài với các phƣơng pháp truyền thống nhƣ thuyết trình, minh họa, hỏi đáp.

- Trong khi tiến hành TN, chúng tơi có mời GV dự giờ để quan sát, đánh giá hoạt động dạy học của thầy và trò ở cả hai lớp TN và ĐC.

* Kết quả sau dạy TN (tuần học thứ 30 từ ngày 10/03 đến 15/03/2014):

Chúng tôi tiến hành đánh giá dựa trên hai mặt: khả năng nắm bắt tri thức

thông qua bài kiểm tra viết với cùng một nội dung kiểm tra, cùng một thời gian, cùng chuẩn đánh giá và thái độ, hứng thú thông qua quan sát, dự giờ và điều tra bằng phiếu hỏi.

Thứ nhất về mặt nắm bắt kiến thức: chúng tôi đã tiến hành so sánh kết quả học tập giữa lớp TN và lớp ĐC, kết quả học tập của lớp TN qua bài kiểm tra trƣớc TN và bài kiểm tra sau TN. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

- So sánh kết quả học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng bằng bài kiểm tra viết.

Bảng: 2.4. Xếp loại kết quả khảo sát đầu ra của hai lớp TN và ĐC

Lớp Số lƣợng

Xếp loại

bình

SL % SL % SL % SL %

TN 46 37 80,4 9 19,6 0 0 0 0 ĐC 44 27 61,4 11 25 6 13,6 0 0 Từ số liệu bảng cho thấy tỉ lệ HS đạt điểm giỏi ở lớp TN cao hơn so với lớp ĐC 19%. Lớp TN khơng có HS đạt điểm dƣới trung bình và trung bình trong khi lớp ĐC tuy khơng có HS đạt điểm dƣới trung bình nhƣng tỉ lệ HS đạt điểm trung bình có tăng nhẹ so với trƣớc TN từ 11,4% lên 13,6%. Từ số liệu trên cho thấy kết quả học tập của lớp TN cao hơn so với lớp ĐC.

- So sánh kết quả học tập của lớp TN qua bài kiểm tra trƣớc TN và sau TN:

Bảng: 2.5. Xếp loại kết quả học tập của học sinh qua bài kiểm tra trƣớc TN và sau TN Lần kiểm tra Số lƣợng HS Xếp loại

Giỏi Khá Trung bình Dƣới trung bình SL % SL % SL % SL % Trƣớc TN 46 30 65,2 12 26,1 4 8,7 0 0 Sau TN 46 37 80,4 9 19,6 0 0 0 0

Qua số liệu từ bảng cho thấy sau TN, lớp TN khơng có HS đạt điểm dƣới trung bình và trung bình trong khi trƣớc TN có 8,7% HS đạt điểm trung bình. Tỉ lệ HS đạt điểm khá giảm so với trƣớc TN từ 26,1% xuống còn 19,6% trong khi tỉ lệ HS đạt điểm giỏi tăng lên so với trƣớc TN từ 65,2% lên 80,4%.

Qua hai bảng 2.4 và 2.5 có thể thấy kết quả học tập lớp ĐC khơng có sự thay đổi đáng kể trong khi ở lớp TN kết quả học tập đã cho thấy sự tiến bộ của HS sau khi tham gia một số tiết học có vận dụng PPĐV.

Thứ hai, về mặt thái độ, hứng thú: chúng tôi tiến hành so sánh mức độ hứng

thú của HS với môn lịch sử trƣớc khi sử dụng PPĐV và sau khi sử dụng PPĐV. Ngồi ra chúng tơi tiến hành khảo sát về cảm nhận và mức độ hiểu bài của HS sau khi đƣợc học mơn lịch sử có sử dụng PPĐV. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

- So sánh mức độ hứng thú của HS đối với môn lịch sử trƣớc và sau sử dụng PPĐV.

Bảng: 2.6. Bảng so sánh mức độ hứng thú của HS với môn lịch sử

Mức độ/Lớp Rất thích Thích Bình thƣờng Khơng thích Ghét SL % SL % SL % SL % SL % ĐC 0 0 5 11,4 13 29,5 22 50% 4 9,1 TN(Trƣớc TN) 0 0 5 10,9 10 21,7 27 58,7 4 8,7 TN(Sau TN) 2 4.3 18 39,1 9 19,6 15 32,6 2 4,3

Trƣớc TN khơng có HS nào ở cả lớp TN và ĐC “Rất thích” mơn lịch sử, chỉ có 5/44 HS(11,4%) ở lớp ĐC và 5/46HS(10,9%) ở lớp TN tỏ ra “Thích” mơn lịch sử nhƣng có tới 50% HS ở lớp ĐC và 58,7% HS ở lớp TN tỏ ra “Khơng thích” mơn lịch sử và ở cả hai lớp đều có HS thậm chí tỏ thái độ “Ghét” mơn lịch sử. So sánh thái độ của HS trƣớc TN với sau TN ở lớp TN đã bƣớc đầu cho tín hiệu đáng mừng khi đã có HS tỏ ra “Rất thích” mơn lịch sử với 2/46 HS(4.3%) và tỉ lệ HS “Thích” mơn lịch sử đã tăng đáng kể từ 10,9% lên 39.1%. Tỉ lệ HS có thái độ “Bình thƣờng” với mơn lịch sử có xu hƣớng giảm từ 21,7% xuống 19,6%. Tỉ lệ HS “Khơng thích” mơn lịch sử giảm từ 58,7% xuống cịn 32.6%. Tỉ lệ HS có thái độ “Ghét” mơn lịch sử giảm từ 8,7% xuống 4.3%. Sở dĩ vẫn có HS tỏ thái độ “Ghét” mơn lịch sử vì khơng thể chỉ với một vài tiết học có sử dụng PPĐV đã có thể thay đổi đƣợc thái độ của các em. Nhƣng chúng tôi tin rằng nếu đƣợc học môn lịch sử với các PPDH tích cực trong đó có PPĐV, nhất định thái độ của những HS đó với mơn lịch sử sẽ thay đổi theo chiều hƣớng tích cực.

- Mức độ hiểu bài của HS sau khi học môn lịch sử có sử dụng PPĐV: Chúng tơi đặt câu hỏi “Sau khi học các tiết học có sử dụng PPĐV, em có hiểu bài không?” và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Rất hiểu bài: 19/46HS(41,3%) Hiểu bài: 18/46HS(39,1%) Bình thƣờng: 9/46 HS(19,6%)

Không hiểu bài: 0/46 HS(0%)

- Cảm nhận của HS sau khi học mơn lịch sử có sử dụng PPĐV: Chúng tơi đƣa ra câu hỏi “Cảm nhận của em khi đƣợc học các tiết học có sử dụng PPĐV?” và kết quả thu đƣợc là: Rất thích: 18/46 HS (39,1%) Thích: 19/46 HS ( 41,3%) Bình thƣờng: 9/46 HS (19,6%) Khơng thích: 0/46 HS(0%) Ghét: 0/46 HS (0%)

Bên cạnh đó, qua quan sát, dự giờ lớp TN, chúng tôi nhận thấy HS đã có biểu hiện tích cực tham gia vào hoạt động đóng vai, khơng khí lớp học sơi nổi hơn rất nhiều. Chúng tơi cũng đã tiến hành thăm dị ý kiến của HS về việc sẽ tiếp tục vận dụng PPĐV trong những tiết học kế tiếp bằng việc dơ tay biểu quyết tại và rất bất ngờ khi gần nhƣ tồn bộ HS đều đồng tình và tỏ ra rất hào hứng.

Tiểu kết Chƣơng 2

Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX là giai đoạn chiếm vị trí rất quan trọng trong tồn bộ tiến trình của Lịch sử Việt Nam. Qua xác định vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của Lịch sử Việt Nam thời kì này, chúng tôi đã đề xuất những nội dung cơ bản có thể vận dụng PPĐV và đề xuất một số giải pháp nhằm vận dụng hiệu quả PPĐV vào bài giảng. Trên cơ sở những nội dung và giải pháp đó, chúng tơi đã tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết khoa học mà đề tài đã đƣa ra.

Qua phân tích kết quả TN cho thấy: trƣớc khi tiến hành các tiết dạy TN, về mặt nắm bắt kiến thức ở cả hai lớp TN và ĐC là tƣơng đƣơng nhau. Về thái độ, hứng thú đối với môn lịch sử, hầu hết HS ở cả hai lớp đều có thái độ “Khơng thích”. Nhƣng qua một số tiết dạy TN có sử dụng PPĐV, chúng tôi nhận thấy cả về mặt nắm bắt kiến thức cũng nhƣ mặt thái độ, hứng thú của HS lớp TN đều cao hơn so với lớp ĐC và cao hơn so với lớp TN trƣớc khi tiến hành TN. Bên cạnh đó, qua quan sát và dự giờ chúng tơi cũng nhận thấy HS đã tỏ ra tích cực, chủ động tham gia hoạt động đóng vai, khơng khí ở lớp TN sơi nổi và vui nhộn hơn rất nhiều so với lớp ĐC.

Kết quả trên cho thấy PPĐV đã mang lại những tín hiệu đáng mừng, có hiệu quả rõ rệt trong việc phát huy tính tích cực, chủ động và khơi dậy say mê, hứng thú học tập của HS đồng thời đã góp phần kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu ra.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

PPĐV là một PPDH tích cực có vai trị, vị trí và ý nghĩa rất quan trọng trong dạy học mơn lịch sử nói chung và dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV nói riêng. Trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, lựa chọn vận dụng PPĐV trong dạy học lịch sử là hết sức cần thiết để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học.

Trong giới hạn của đề tài, chúng tơi đã hồn thành đƣợc một số nội dung sau: Thứ nhất, chúng tôi đã nghiên cứu lý luận chung về PPĐV, từ đó đề xuất các hình thức tổ chức PPĐV bao gồm đóng vai trong bài học nội khóa, đóng vai trong bài học ngoại khóa, đóng vai trong kiểm tra - đánh giá; quy trình vận dụng PPĐV cho từng hình thức tổ chức PPĐV, các yêu cầu khi vận dụng PPĐV... trong dạy học môn lịch sử.

Thứ hai, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng vận dụng PPĐV trong dạy học môn lịch sử ở trƣờng phổ thơng từ đó chỉ ra ƣu điểm – hạn chế và nguyên nhân của thực tiễn vận dụng PPĐV trong dạy học lịch sử.

Thứ ba, chúng tôi đã nghiên cứu chƣơng trình và SGK lịch sử 10 để xác định vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX, trên cơ sở đó có đề xuất những nội dung cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX có thể vận dụng PPĐV.

Thứ tƣ, chúng tôi đề xuất một số giải pháp vận dụng hiệu quả PPĐV trong dạy học lịch sử, gồm đề xuất về phía GV, đề xuất về phía HS, đề xuất về cơ sở vật chất.

Thứ năm, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm vận dụng PPĐV. Kết quả thực nghiệm cho thấy những tín hiệu đáng mừng về hiệu quả của PPĐV trong dạy học môn lịch sử. Cụ thể là kết quả về mặt nắm bắt kiến thức, về mặt nhận thức, thái độ, kĩ năng của HS ở lớp TN đã cao hơn so với lớp ĐC. Kết quả của lớp TN sau các tiết học có vận dụng PPĐV cũng cao hơn so với lớp TN trƣớc khi tham gia TN. Kết quả trên đã bƣớc đầu kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài.

Khơng có PPDH nào là vạn năng và PPĐV cũng không phải là ngoại lệ. PPĐV bên cạnh những ƣu điểm vẫn tồn tại những hạn chế không hề nhỏ, đặc biệt trong điều kiện giáo dục Việt Nam còn nhiều khó khăn, đặc biệt là về cơ sở vật chất. Vì vậy, để vận dụng PPĐV một cách có hiệu quả, địi hỏi sự nỗ lực, tâm huyết và say mê của mỗi ngƣời GV. PPĐV cũng không thể là PPDH duy nhất mà cần có sự kết hợp với các PPDH khác để việc dạy và học trở thành “Niềm vui” với cả thầy và trò.

2. Kiến nghị

Về Chƣơng trình, SGK Lịch sử:

Thứ nhất, kết cấu theo chủ đề với phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. Sở dĩ tác giả có kiến nghị trên vì trong quá trình nghiên cứu chúng tơi nhận thấy Chƣơng trình Lịch sử hiện hành nói chung, Lịch sử lớp 10 từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX nói riêng đƣợc xây dựng theo hƣớng đƣờng thẳng kết hợp với đồng tâm. Vì là đồng tâm gần nhƣ tuyệt đối nên bậc phổ thông lặp lại quá nhiều kiến thức đã học ở cấp học dƣới. Do đó, thay vì dạy lại những kiến thức HS đã học, ở bậc phổ thông GV có thể xây dựng các chủ đề. Việc làm này vừa tránh không bị lặp kiến thức, khơng bị gị bó về thời gian, vừa tạo điều kiện để cả thày và trò phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chủ động với tìm hiểu tri thức. Bên cạnh đó, tiêu đề bài viết và cấu trúc trình bày phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX trong SGK Lịch sử 10 hiện hành ở nhiều bài giống nhau. Ví dụ bài 18 và bài 22, bài 20 và bài 24 có cấu trúc trình bày giống nhau. Điều này dễ gây tâm lý nhàm chán cho cả GV và HS. Việc kết cấu theo chủ đề không chỉ giúp GV và HS chủ động hơn mà còn rất phù hợp với PPĐV.

Thứ hai, SGK cần bổ sung nhiều hơn nữa về tiểu sử, cuộc đời cũng nhƣ hình ảnh minh họa về các nhân vật lịch sử. HS đƣợc học về Ngô Quyền, Lý Thƣờng Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Quang Trung, Lê Lợi... đã chỉ huy các cuộc kháng chiến lẫy lừng trong lịch sử dân tộc nhƣng lại không đƣợc biết nhiều về thân thế, cuộc sống của của các nhân vật này thì vơ cùng đáng tiếc.

Về phía GV: nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc vận dụng PPĐV từ phía GV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp đóng vai trong dạy học lịch sử việt nam(thế kỉ x – giữa thế kỉ XIX), lớp 10, trung học phổ thông – chương trình chuẩn (Trang 71 - 116)