Hiện tượng 3: Tại sao Nam châm nung đỏ không thể hút chặt sắt?

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Vật lý 12 phần 2 (Trang 113 - 115)

II. Các hiện tượng vật lý

3. Hiện tượng 3: Tại sao Nam châm nung đỏ không thể hút chặt sắt?

được chôn ở một độ sâu nhất định dưới lòng đất và phải tiếp xúc tốt với mặt đất để dẫn dòng điện khi bị sét đánh. Cũng có thể sử dụng cực tiếp đất tự nhiên như ống nước máy, ống nước thải… để làm thiết bị tiếp đất.

- Ngoài ra, khi chớp có mang dòng điện tiếp cận với các công trình kiến trúc cao tầng hoặc các thiết bị, điện tích mà chúng cảm ứng sẽ men theo đỉnh cột thu lôi và tiếp tục phóng điện ở đầu nhọn để trung hoà với sét. Vì thế mà cột thu lôi có thể tránh được sét.

- Vậy cột thu lôi lắp ở độ cao nào là tốt nhất? Tất nhiên là càng cao càng tốt, lắp càng cao, phạm vi bảo vệ càng lớn. Nhưng cũng không được quá cao, vì nếu lắp cao quá, độ chắc chắn của cột thu lôi sẽ không đảm bảo, khi gặp gió lớn có thể sẽ bị nghiêng hoặc đổ, làm mất tác dụng của cột thu lôi. Vì vậy, trên một số công trình có phạm vi tương đối lớn, người ta thường lắp nhiều cột thu lôi, như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho công trình.

- Một điều chúng ta cần đặc biệt lưu ý, vào những ngày trời có sấm sét, người đi đường tuyệt đối không nên trú dưới các gốc cây to. Bởi vì, khi sét phóng điện xuống mặt đất, các cây cao hơn mặt đất sẽ là đường dẫn điện tốt nhất. Nếu trú mưa dưới những gốc cây đó nhiều khả năng sẽ bị sét đánh và điều này rất nguy hiểm đến tính mạng.

2. Hiện tượng 2: Tại sao khi cởi áo len lại phát ra tiếng “táchtách”? tách”?

- Những loại quần áo có thể phát ra âm thanh và tia sáng được làm bằng sợi hoá học, sợi hoá học là một loại chất không dẫn điện, khi chúng ta mặc loại quần áo này, quần áo sẽ bị cọ sát liên tục theo sự vận động không ngừng của cơ thể, tạo ra các điện tích, những điện tích này rất khó lưu động trên các sợi hoá học không dẫn điện, càng tích càng nhiều. Vì vậy vào buổi tối, khi bạn cởi mạnh áo ra, các điện tích tích luỹ trong một ngày sẽ chuyển động nhanh chóng và tạo ra hiện tượng phóng điện, vì thế chúng ta nghe thấy tiếng kêu và nhìn thấy tia lửa.

- Có điều, dạng phóng điện này có lượng điện rất nhỏ, vừa không làm hỏng quần áo, lại không gây thương hại cho cơ thể người.

3. Hiện tượng 3: Tại sao Nam châm nung đỏ không thể hút chặtsắt? sắt?

Chúng ta đã điều biết nguyên lý hút sắt của nam châm, nhưng bạn đã từng làm thí nghiệm nào như sao chưa? Sau khi đã nung đỏ nam châm liệu nó có thể hút chặt sắt không? Nó có từ tính không?

Thí nghiệm đã chứng minh rằng sau khi bị nung đỏ nam châm sẽ mất đi từ tình, Tại sao lại như vậy? Như chúng ta đã biết nam châm có từ tính là do bên trong nam châm có sự sắp xếp rất trật tự của rất nhiều loại từ có phương hướng giống nhau. Khi đặt chiếc đinh sắt gần nam châm chiếc đinh sắt sẽ bĩ từ trường của nam châm làm cho nhiễm từ và trở thành một miếng nam châm nhỏ, cả hai sẽ hút lẫn nhau do cực trái dấu nam châm sẽ hút chặt đinh lại.

Nhưng, cùng với sự tăng cao của nhiệt độ, các phân tử trong nam châm sẽ vận động nhiệt rất mạnh. Lúc này phương hướng sắp xếp của các loại từ sẽ không còn theo thứ tự nhất định nữa, vị trí trước sau, trái phải lẫn lộn. Mỗi loại từ sẽ trở nên tự do chuyển động hỗn độn và kết quả là từ tính dần yếu đi. Khi nam châm bị nung đỏ, nhiệt độ tăng đến một giá trị nhất định sự vận động nhiệt rất mạnh của các phân tử sẽ làm cho loại từ trở về với trạng thái hỗn lộn ban đầu. Các nhà vật liệu học đã gọi nhiệt độ mà tại đó tứ tính của nam châm mất đi hoàn toàn là “Nhiệt độ Curi” Nhiệt độ Curi của gang sắt là 7690C.

Bây giờ bạn đã biết Vì sao nam châm nung đỏ không thể hút được sắt. Tương tự như vậy, nếu bạn nung đỏ chiếc đinh sắt thì nam châm cũng không thể hút chặt được nó. Trong các xưởng luyện gang, con người dùng cần cẩu điện tử để cẩu các nguyên liệu như gang vào lò luyện gang nhưng lại không thể dùng cần cẩu điện tử để vận chuyển thép thỏi vừa mới ra lò. Trên cần cẩu điện tử có một miếng sắt điện từ rất lớn dùng sắt điện từ này để hút gang thì không có vấn đề gì nhưng đối với thép thỏi vừa ra lò thì miếng sắt điện tử không thể hút được vì nhiệt độ của thỏi thanh lên đến 14000C, mặc dù có để nguội bớt trong thời gian ngắn thì nhiệt độ của nó vẫn ở hàng trăm độ vượt xa so với nhiệt độ Curi của thép, vì vậy thỏi thép đã mất đi từ tình, loại từ bên trong không chịu ảnh hưởng của từ trường của sắt điện từ dù nó vẫn hoạt động rất mạnh. Thỏi thép không bị từ trường tăng thêm từ môi trường bên ngoài làm cho nhiễm từ. Vì vậy con người đành phải sử dụng xe để vận chuyển các thỏi sắt nung.

Thực ra ngoài nhiệt độ cao có thể làm mất từ tính của nam châm ra thì sự chấn động mạnh, từ trường có tần suất cao cũng có thể làm cho từ tính của nam châm yếu hoặc mất đi

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Vật lý 12 phần 2 (Trang 113 - 115)