II. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
d, Sự ngưng tụ
- Khái niệm: là quá trình biến đổi từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng.
- Cơ chế: là quá trình này ngược với quá trình bay hơi. Khi các phân tử khí bay ra khỏi mặt thoáng chất lỏng, gặp lạnh, đọng lại thành những hạt nước nhỏ.
Ví dụ: cất rượu, điều chế tinh dầu bạc hà… B. NĂNG LƯỢNG
Như chúng ta đã biết loài người và cả các loài sinh vật trên hành tinh này sinh sống và hoạt động được chủ yếu nhờ vào năng lượng.
Thức ăn mà chúng ta ăn vào sẽ cung cấp năng lượng để chúng ta hoạt động, chơi thể thao, đi học và để lớn lên. Các loài dộng thực vật cũng cần có năng lượng chúng mới có thể tồn tại và lớn lên được. Và còn một điều nữa là chúng ta muốn nấu cơm, bơm nước, mở tivi, tủ lạnh hay sử dụng bất cứ máy móc nào chúng ta cũng cần có năng lượng thì mới sử dụng được. Vậy năng lượng là gì?
1. Năng lượng
1.1. Định nghĩa
- Năng lượng, theo công thức liên hệ đến khối lượng toàn phần E =mc2 trong lí thuyết tương đối của AnbeAnh-xtanh, là một thước đo khác của lượng vật chất. - Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Có nhiều dạng năng lượng khác nhau như: điện năng, quang năng, cơ năng, hóa năng, nhiệt năng...Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng thiên nhiên ta có thể phân biệt năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước…
-Năng lượng nói chung được định nghĩa là năng lực làm vật thể hoạt động. I.2 Phân loại
Như định nghĩa 2, chúng ta sẽ dựa vào nguồn cung cấp năng lượng để phân loại năng lượng làm 2 loại:
+ Năng lượng chuyển hóa toàn phần.
+ Năng lượng tái tạo dựa trên đặc tính của nguồn thiên liệu sinh ra nó. Ngoài ra còn có một số dạng năng lượng khác.
I.3 Năng lượng chuyển hóa toàn phần
Đây là một dạng năng lượng mà nhiên liệu sinh sản ra nó không có khả năng tái sinh và vĩnh viễn mất đi.
a. Năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch
Các nguồn nguyên liệu chính gồm có than, dầu và khí đốt. b. Năng lượng từ nhiên liệu nguyên tử
- Nguồn nguyên liệu chính: Năng lượng nguyên tử được sản sinh từ Uranium thông qua những quá trình phản ứng chuỗi liên kết.
I.4 Năng lượng tái tạo
Đây là dạng năng lượng mà năng lượng của nó được sử dụng gần như là vô tận đối với đời sống của con người. Mặt trời là nguồn cung cấp ánh sáng, sức nóng, gió… gần như vô tận cho Trái Đất chúng ta. Hơi nóng từ long đất, nước chảy trên bề mặt quả địa cầu… tất cả là một nguồn nguyên liệu vô cùng tận đang chờ con người sử dụng để phục vụ cho đời sống về lâu dài.
a. Năng lượng Mặt Trời
Đây là một dạng năng lượng mà Mặt Trời cung cấp cho chúng ta từ ngàn xưa. Nhờ ánh sáng của Mặt Trời mà chúng ta có thể nhìn thấy vạn vật và nhờ sức nóng của Mặt Trời mà chúng ta có thể tận dụng để phục vụ cho nhu cầu của cuộc sống.
b. Năng lượng từ gió
Sự chuyển động của không khí dưới sự chênh lệc áp suất khí quyển tạo ra gió nên đây cũng là một nguồn năng lượng vô cùng tận so với đời sống con người.
c. Năng lượng thủy triều
Năng lượng thủy triều ứng dụng dòng thủy triều lên xuống để làm quay cánh quạt chạy máy phát điện.
d. Năng lượng sức nước
Nước được lưu trữ lại trong hồ bởi những đập ngăn nước khổng lồ. Khi nước chảy tự do từ trên cao xuống sẽ tạo ra một năng lượng nhất định. Năng lượng đó sẽ lagm quay tuabin cua máy phát điện và tạo ra điện năng để sử dụng.
e. Năng lượng từ sóng biển
Gió thổi trên mặt biển tạo ra những cơn sóng không ngừng. Đây là một nguồn năng lượng dồi dào nhưng lại trải rộng nên khó gom chúng lại để chuyển đổi sang năng lượng hữu ích.
f. Năng lượng từ lòng đất ( năng lượng địa nhiệt)
Năng lượng đến từ lòng đất đẫ xuất hiện lâu đời qua các trạng thái như núi lửa, hồ nước nóng, suối nóng… Theo lí thuyết cứ vào sâu long đất 36m thì sẽ tăng thêm 1⁰C và nhiệt độ tại tâm Trái Đất có thể lên tới 6000⁰C. Nước được bơm xuống khu vực có nhiệt độ cao và luồng hơi nước đi lên từ lòng đất sẽ đóng góp vào quá trình chuyển hoa năng lượng từ nhiệt sang điện năng để sử dụng hoặc được sử dụng trực tiếp nguồn nhiệt đó.
Năng lượng từ sự thiêu hủy chất thải hữu cơ có thể được sử dụng để chuyển hóa sang năng lượng hữu ích. Loại năng lượng này được để ý và phát triển nhiều nơi trên thế giới.
h. Các dạng năng lượng khác
• Thủy điện tích năng
Thủy năng tích điện là một loại mô hình kĩ thuật không trực tiếp sản sinh ra điện năng từ nhiên liệu mà tích tụ năng lượng khi dư thừa để sử dụng khi cần thiết. Đây là một trong những phương pháp san tải mà các công ty điện hay sử dụng. Thông thường thì nước được bơm lên một hồ cao vào giờ thấp điểm, khi năng lượng dư thừa.điện năng được tích tụ và trử về dưới dạng trọng lực để làm quay máy phát điện khi cần thiết.
• Năng lượng khí Hidro và pin nhiên liệu
Đi đầu trong lĩnh vực này là các nhà sản xuất xe như Ford, GM và Toyota của Nhật . Ở hiện trạng khoa học kĩ thuật hiện tại, nhưng chiếc xe sử dụng hidro và pin nhiên liệu đã ra đời nhưng giá thành còn khá cao, phải nói là quá cao. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật cũng như ước mơ chinh phục tự nhiên để phục vụ đời sống con người khiến chúng ta có thể tin tưởng một ngày không xa ứng dụng của hidro và pin nhiên liệu sẽ được đưa vào đời sống với giá cả hợp lí.
• Năng lượng từ rác
Công nghệ đốt rác tiên tiến hiện nay cho phép vừa giải quyết được rác thải vừa khai thác được nguồn năng lượng từ rác. Đây là việc làm mà theo đáng giá của các nhà môi trường là một công nhưng được hai việc, vừa sản xuất được năng lượng sạch, vừa có tác dụng rất lớn bảo vệ môi trường sống.