Hiện tượng nhật thực Có bốn kiểu nhật thực:

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Vật lý 12 phần 2 (Trang 28 - 31)

Có bốn kiểu nhật thực:

Khi nhật thực toàn phần xảy ra, mặt trăng che khuất hẳn mặt trời

Xảy ra khi Mặt Trời bị Mặt Trăng che lấp hoàn toàn do Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất (gần điểm cận địa) nên nó đủ lớn để che khuất hoàn toàn cả đĩa sáng của Mặt Trời. Đĩa Mặt Trời phát sáng bị che khuất bởi vành tối của Mặt Trăng, và có thể quan sát thấy vầng hào quang nhạt bên ngoài là ánh sáng đến từ vành đai nhật hoa của Mặt Trời .

Nhật thực toàn phần chỉ có thể được quan sát thấy từ một dải hẹp trên bề mặt Trái Đất. Tại một điểm cố định, nhật thực toàn phần chỉ kéo dài vài phút (tối đa 7 phút).Ví dụ nhật thực toàn phần ở Việt Nam vào năm 1995 chỉ kéo dài gần 2 phút

Nhật thực hình khuyên

Nhật thực hình khuyên

Xảy ra khi Mặt Trăng ở xa Trái Đất nhất (gần điểm viễn địa), Mặt Trời và Mặt Trăng nằm chính xác trên một đường thẳng và kích cỡ biểu kiến của Mặt Trăng nhỏ hơn kích cỡ biểu kiến của Mặt Trời, không thể che khuất hoàn toàn Mặt Trời .Vì thế Mặt Trời vẫn hiện ra như một vòng đai rực rỡ bao quanh Mặt Trăng.

Nhật thực lai:

Thuật ngữ chung cho nhật thực toàn phần, hình khuyên hay nhật thực lai là nhật thực trung tâm. Là một kiểu trung gian giữa nhật thực toàn phần và nhật thực hình khuyên. Ở một số điểm trên Trái Đất, nó được quan sát thấy là nhật thực toàn phần; ở những nơi khác nó lại là nhật thực hình khuyên.

Nhật thực một phần

Tỷ lệ giữa kích thước biểu kiến của Mặt Trăng và của Mặt Trời được gọi là độ lớn của nhật thựcXảy ra khi Mặt Trời và Mặt Trăng không nằm chính xác trên cùng một đường thẳng, và Mặt Trăng chỉ che khuất một phần của Mặt Trời. Hiện tượng này thường được quan sát thấy ở nhiều nơi trên Trái Đất bên ngoài đường đi của nhật thực trung tâm. Tuy nhiên, một số kiểu nhật thực chỉ có thể được quan sát thấy như là nhật thực một phần, bởi vì đường trung tâm không bao giờ giao nhau với bề mặt của Trái Đất.

Trước và sau khi xảy ra nhật thực hình khuyên, ta sẽ nhìn thấy nhật thực một phần. Nhật thực hình khuyên thường xảy ra hơn so với nhật thực toàn phần bởi vì nói chung Mặt Trăng nằm xa Trái Đất ở khoảng cách ít khi che khuất hoàn toàn được Mặt Trời.

Tỷ lệ giữa kích thước biểu kiến của Mặt Trăng và của Mặt Trời được gọi là độ lớn của nhật thực

1. Vùng tối hoàn toàn đứng sau mặt trăng 2. Vùng tối một phần

Vì người quan sát nhật thực (hoặc nguyệt thực) đứng ở vị trí khác nhau trên trái đất và khoảng cách giữa trái đất với mặt trời cũng khác nhau nên mọi người nhìn thấy cảnh này diễn ra không giống nhau: Trong hình bên, nếu chúng ta đứng trong dải tối (3) trên trái đất, tức là trong phạm vi bóng tối mà mặt trăng che khuất hoàn toàn, khi đó ta sẽ thấy nhật thực toàn phần. Nhưng nếu chúng ta đứng trong vùng sẫm nhạt (2), ta sẽ nhìn thấy mặt trời bị che khuất một phần, đó là nhật thực một phần.

Giải thích hiện tượng

Nhật thực" là hiện tượng khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất.

Khái niệm "Nhật thực" có thể được mở rộng ra không chỉ cho việc ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất bị che khuất, mà có thể là hiện tượng ánh sáng từ một ngôi sao tỏa sáng nào đó (định tính) chiếu xuống một hành tinh đang quay trong quỹ đạo bị chi phối của nó, bị che khuất bởi một thiên thể nào đó.

Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non được quan sát thấy từ Trái Đất, khi Mặt Trời và Mặt Trăng giao hội.

Do mặt trăng cùng trái đất tự quay từ tây sang đông, bởi vậy nhật thực bao giờ cũng bắt đầu xuất hiện từ phía tây.

Một phần của tài liệu Tổng hợp lý thuyết Vật lý 12 phần 2 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w