Tổng quan tình hình về việc nhìn nhận đánh giá kỹ năng mềm của sinh viên

Một phần của tài liệu Tác động của dự án novaspro trong công ty cổ phần công nghệ giáo dục nova đối với những sinh viên đã tham gia khóa học (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

3.1. Tổng quan tình hình về việc nhìn nhận đánh giá kỹ năng mềm của sinh viên

của sinh viên Việt Nam

Học sinh, sinh viên Việt Nam vốn rất nổi tiếng ở tinh thần tự chủ trong học tập. Hàng năm chúng ta luôn đạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi trí tuệ trên thế giới (toán, vật lý, cờ vua, robocon…). Thế những, năng lực lai động của Việt Nam lại đứng ở một vị trí khiêm nhường và chưa được đánh giá cao bởi hạn chế từ những kỹ năng nghề nghiệp. Hầu hết sinh viên Việt Nam ra trường đều thiếu kỹ năng mềm. Chính vì trong giáo dục của Việt Nsm khơng coi trọng và đào tạo những kỹ năng này nên các bạn sinh viên khi ra trường thường thiếu kinh nghiệm làm việc, cách giao tiếp, ứng xử và tác phong chuyên nghiệp. Thường các bạn sinh viên khi còn ngồi trên giảng đường, các bạn chỉ tập trung nhiều vào chuyện học.

Hầu hết sinh viên Việt Nam ra trường đều thiếu kỹ năng mềm và khó tìm kiếm được cơng việc phù hợp với mong muốn của mình. Nhận định về sự lo ngại cho vấn đề thiếu hụt kỹ năng mềm của Sinh viên và giới trẻ Việt Nam, Chuyên gia kinh tế Bà Phạm Chi Lan cho rằng “Sinh viên Việt Nam thiết nhất sự tự tin giao tiếp”, Bà chia sẻ “ Nhiều sinh viên quốc tế gặp tôi để hỏi những điều họ cần, khi tơi say sưa chia sẻ thì gặp bất cứ chỗ nào cần họ sẽ dõng dạc nói “xin lỗi” để ngắt lời và hỏi thêm khía cạnh khác. Tất cả cái đó họ làm rất tự tin, thoải mái, khơng ngần ngại. Ở Việt Nam thì trái ngược - các bạn e ngại, khơng dám giơ tay phát biểu hoặc chất vấn thì lại càng khó hơn”. Rõ ràng, năng lực làm việc của con người bao gồm có kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc đóng góp vào cơng việc, nhưng kỹ năng của học sinh sinh viên Việt Nam đang còn thiếu hụt so với mong đợi của các nhà kinh tế và các tổ chức doanh nghiệp. Trong giáo dục của các trường học tại Việt Nam hiện nay đã đưa vào đào tạo một số môn học kỹ năng mềm như: Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình …nhưng vẫn cịn manh mún và chưa tồn diện. Điều này

dẫn đến hệ quả học sinh sinh viên sau khi ra trường có kiến thức, vững vàng về chuyên môn nhưng lại thiếu các kỹ năng mềm là các kỹ năng tương tác xã hội, khả năng thích nghi với mơi trường mới, thiếu cả kinh nghiệm, cách giao tiếp ứng xử và tác phong chuyên nghiệp.

Thực tế, kỹ năng mềm mới được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến nhiều trong một vài năm gần đây. Trong khi, nền giáo dục trên thế giới đã đưa môn học kỹ năng vào chương trình đào tạo ở bậc tiểu học cho học sinh. Tại Việt Nam, chương trình đào tạo về kỹ năng cũng đã manh nha xuất hiện nhưng chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…

Thực tế chương trình đổi mới phương pháp dạy học của ngành giáo dục được coi là lấy học sinh làm trung tâm hàng năm, tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được những vấn đề liên quan đến kỹ năng. Hiện trạng học sinh, sinh viên thiếu kỹ năng dẫn đến những hiện tượng phạm tội của giới trẻ có xu hướng gia tăng. Cụ thể là những vụ án giết người, cố ý gây thương tích mà đối tượng gây án là học sinh, sinh viên và nạn nhân chính là những người bạn, người cha người mẹ, ơng bà và thậm chí là thầy cơ giáo của họ.

Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh sinh viên hút thuốc lá, nghiện game, uống rượu, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục sớm…thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống. Nhiều học sinh, sinh viên đạt điểm số cao nhưng khả năng tự chủ và kỹ năng giao tiếp lại rất kém. Các em sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, sa đà vào các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống của mình….Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia giáo dục nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu kỹ năng sống cần thiết. Các em chưa đủ kỹ năng để đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống như Cha Mẹ ly hơn, gia đình phá sản, kết quả học tập kém…Đối với sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng các ngành nghề thì chưa đủ kỹ năng đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Giáo dục Việt Nam, có đến 83% sinh viên tốt nghiệp ra trường bị đánh giá là thiếu kỹ năng mềm, 37% sinh viên ra trường

mềm. Cũng theo Ơng Trần Trọng Thành, Chủ tịch HĐQT Cơng ty VINAPO cho biết, có đến 90% sinh viên sau khi ra trường hầu như khơng có kỹ năng mềm.

Và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính khiến mỗi năm Việt Nam có trên 400.000 sinh viên tốt nghiệp rồi thất nghiệp. Nguyên nhân chính của vấn đề này theo số liệu thống kê của Tổng Cục thống kê năm 2017 thì ở Việt Nam có 37% sinh viên ra trường khơng tìm được việc làm do thiếu hụt kỹ năng thực hành xã hội, 83% sinh viên ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹ năng sống, trong khi trên 70% sinh viên chưa bao giờ được tập huấn và trang bị kỹ năng mềm. Bên cạnh việc thiếu hụt kỹ năng mềm, thì có ngun nhân sâu xa khác đó là, hoạt động tư vấn hướng nghiệp là định hướng cuộc sống tương lai, là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng có sự ảnh hưởng đến cuộc đời lập nghiệp của mỗi con người. Tuy nhiên tại Việt Nam hoạt động này chưa thực sự có hiệu quả tốt. Thể hiện qua kết quả của một số cuộc khảo sát cho thấy, chỉ khoảng 5% học sinh có hiểu biết về ngành chọn học, 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề bản thân chọn học.

Một phần của tài liệu Tác động của dự án novaspro trong công ty cổ phần công nghệ giáo dục nova đối với những sinh viên đã tham gia khóa học (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)