Khảo sát sinh viên trước đào tạo

Một phần của tài liệu Tác động của dự án novaspro trong công ty cổ phần công nghệ giáo dục nova đối với những sinh viên đã tham gia khóa học (Trang 48)

CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

3.2. Thực trạng tham gia khóa học Kỹ năng mềm của sinh viên

3.2.1. Khảo sát sinh viên trước đào tạo

Để khảo sát nắm được thực trạng, mong muốn của sinh viên trước q trình đào tạo, tơi đã phối hợp cùng Novaedu đã triển khai một chương trình khảo sát trước đào tạo với nội dung như sau:

Bảng 1: BÁO CÁO SỐ LƯỢNG SINH VIÊN THAM GIA KHẢO SÁT

Số lượng Thiết kế đồ họa Quản lý văn hóa phạm âm nhạc phạm mỹ thuật Thanh nhạc Thiết kế thời trang Piano Tổng Năm 1 95 76 100 51 27 11 21 381 Năm 2 91 0 113 28 35 0 1 268 Năm 3 126 0 30 18 4 0 18 196 Năm 4 106 16 54 23 0 0 16 215 Năm 5 3 0 0 0 0 0 0 3

Không thông tin 19

BẢNG 2: THỐNG KÊ TỔNG TOÀN BỘ: MONG MUỐN ĐÀO TẠO KỸ NĂNG:

Tên nhóm Kỹ năng Số lượt chọn Tỷ lệ (%)

Nhận thức 546 50% Làm chủ Cảm xúc 605 56% Tương tác Xã hội 659 61% Làm việc 641 59% Quản lý 603 56% Lãnh đạo 601 56% Khởi nghiệp 658 61% Tổng số câu trả lời 1082 100%

Những sinh viên được khảo sát trên đây đến từ trường nghệ thuật với nhiều độ tuổi khác nhau.

Khi được hỏi về “kỹ năng mềm”, đa số sinh viên tham gia khảo sát vẫn còn rất mơ hồ, chưa được tiếp cận nhiều chiếm 83%, số ít các bạn cịn lại thì có nghe qua và chưa thực sự tự tin với các kỹ năng mình có.

Mong muốn của sinh viên về hình thức học sau khi được phoảng vấn: Hình thức học được tỷ lệ sinh viên lựa chọn nhiều nhất là lồng ghép vào nội

dung học trên lớp (là một mơn học tín chỉ), tỷ lệ sinh viên lựa chọn học ở trung tâm rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do sinh viên cho rằng mình có thể tự trau dồi và rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết cho bản thân nhờ cơ chế học tín chỉ và phương pháp học trên lớp của thầy cơ hiện nay, đó là phương pháp phân chia bài tập nhóm cho sinh viên. Ngồi ra sinh viên cịn cho rằng việc học lồng ghép trong chương trình đào tạo tiện lợi hơn cho học về tiền bạc và thời gian.

Mong muốn của sinh viên về năm nên học KNM:

Có 2 xu hướng: sinh viên muốn học KNM khi đang học năm thứ nhất và sinh viên muốn học KNM vào năm thứ tư.

Lý do xu hướng thứ nhất: nhóm sinh viên này cho rằng học KNM vào năm thứ nhất để phục vụ q trình học đại học và vì nó cần thiết với bản thân, với cuộc sống và công việc.

Lý do xu hướng thứ hai: Nhóm sinh viên cho rằng học KNM nên học trong năm thứ 4 là vì đây là thời điểm sinh viên sắp ra trường, có rất nhiều bạn đã bắt đầu đi làm nên những KNM lúc này là cần thiết để học và bắt đầu ra ngoài áp dụng, tránh việc học từ năm nhất rồi bỏ đấy không được sử dụng nhiều sẽ dẫn đến tình trạng quên.

Các KNM sinh viên mong muốn học: KNM sinh viên mong muốn được học nhiều nhất đó là: Kỹ năng giao tiếp ứng xử, Kỹ năng thuyết trình hiệu quả, định vị bản thân hay xác định mục tiêu.

Ngoài ra, tơi cịn tiến hành khảo sát thêm những sinh viên hệ cao đẳng đến từ nhiều ngành học khác gồm 53,3% là nam và 46,7% là nữ. Trong đó, độ tuổi từ 18-22 tuổi chiếm đa số là 47,8%, sau đó là các bạn sinh viên từ 22-25 tuổi chiếm. 28,3% và cuối cùng số bạn trên 25 tuổi chiếm 23,9%. Có nhiều bạn dù đã có cơng việc ổn định nhưng vẫn muốn tham gia khóa học để trau dồi kỹ năng mềm của bản thân

Biểu đồ 2.1.1: Độ tuổi của sinh viên tham gia khảo sát

Các bạn tham gia khảo sát học tập và làm việc trong rất nhiều lĩnh vực. Ví dụ như các bạn chưa có cơng việc ổn định thì theo học ngành cơng nghệ thông tin, quản trị kinh doanh, kế tốn, kinh tế quốc tế, cơng nghệ kỹ thuật kiến trúc, kỹ thuật thốt nước và xử lý nước thải, cơng nghệ ơ tơ, sửa chữa máy móc,…. Cịn những bạn có nghề nghiệp ổn định hơn là hướng dẫn viên du lịch, thiết kế thời trang, sales, marketing, kế toán, giáo viên, phiên dịch,… Dù theo học, hay làm việc trong ngành nghề nào thì các kỹ năng mềm đều rất quan trọng và cần thiết.

Khi được mời tham gia Khóa học Kỹ năng mềm do Novaedu tổ chức, số bạn đồng ý chiếm 81,5% và số bạn không đồng ý chiếm 18,5%. Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này có lẽ là do có những bạn q bận khơng thể tham gia được hoặc làm những công việc không cần đến những kỹ năng này hoặc đã có những cách tự học khác.

Sau khi được tư vấn, giới thiệu nội dung khóa học, đa số các bạn sinh viên đều cảm thấy khóa học cần thiết cho bản thân chiếm 77,2%, các bạn cảm thấy không cần thiết chiếm 22,8%.

Biểu đồ 2.1.3: Mức độ cần thiết của khóa học 3.2.2. Khảo sát sinh viên sau khóa học 3.2.2. Khảo sát sinh viên sau khóa học

Khóa học bao gồm 7 buổi với 7 chủ đề thú vị khác nhau. Trong số những bạn đồng ý tham gia học, số bạn học nhiều hơn 1 buổi chiếm nhiều nhất là 45,7%; số bạn đi học đầy đủ cả 7 buổi chiếm 33,7% và số bạn chỉ tham gia học 1 buổi chiếm 20,6%. Số lượng các bạn tham gia các buổi học không chênh lệch nhau quá nhiều.

Biểu đồ 2.1.4: Mức độ tham gia khóa học của sinh viên

học rất hữu ích chiếm 75%, 25% cịn lại thì cảm thấy khơng hữu ích. Lý do có thể là vì lượng kiến thức các bạn tiếp thu được ít, hoặc giảng viên chia sẻ còn nhiều kiến thức trừu tượng, khó hiểu. Song, khi được hỏi có muốn giới thiệu khóa học này cho người quen, bạn bè hay khơng, thì câu trả lời là “có” chiếm tỷ lệ cao hơn với 77,2% - đây là một tín hiệu rất tích cực và số câu trả lời “khơng” chiếm 22,8% bằng 1/3 câu trả lời “có”.

Biểu đồ 2.1.5: Đánh giá về khóa học

3.3. Tác động của khóa học đối với những sinh viên đã hoàn thành

3.3.1. Những kỹ năng sinh viên đã tiếp thu được

Theo kết quả khảo sát thì kỹ năng mà sinh viên học được nhiều nhất trong khóa đào tạo chính là Kỹ năng giao tiếp ứng xử chiếm 68,5%; tiếp theo là các kỹ năng như: viết mail, CV chuyên nghiệp chiếm 46,7%; Kỹ năng tư duy tích cực, kiềm chế cảm xúc chiếm 44,6% và các kỹ năng như xác định mục tiêu, định vị bản thân chiếm xấp xỉ 40%; ngồi ra cịn các kỹ năng khác.

Ta có thể thấy hầu hết sau khóa học, các bạn đều có thể tự tin giao tiếp, khơng cịn bị run sợ mỗi khi đứng trước đám đơng. Đây là kỹ năng rất cần thiết trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta giống như “khéo ăn nói sẽ có được cả thiên hạ”.

Bên cạnh đó, những kỹ năng tin học văn phòng hay cách viết mail, CV chun nghiệp có lẽ đã giúp ích được rất nhiều cho những bạn sinh viên năm cuối chuẩn bị ra trường. Cuộc sống sắp bước sang một trang mới, khóa học đã một phần giúp các bạn xác định được mục tiêu của mình, biết sống có kế hoạch hơn.

Mỗi chủ đề, mỗi kỹ năng đều là những kiến thức, hành trang cần thiết đối với mỗi người, đặc biệt là những bạn sinh viên vẫn còn mơ hồ, chưa xác định được mình là ai, mình mong muốn gì.

3.3.2. Tác động của khóa học đến cuộc sống, cơng việc của sinh viên đã hoàn thành hoàn thành

Đối với câu hỏi mở: “Khóa học đã tác động đến cuộc sống, công việc của bạn như thế nào?”, câu trả lời thu về rất đa dạng, phong phú.

Các câu trả lời của sinh viên đa số mang ý nghĩa khóa học rất tốt. Sau khi tham gia đầy đủ, sinh viên đã tiếp thu được một lượng kiến thức rất thực tế. Mỗi buổi học với một chủ đề khác nhau tạo cảm giác thích thú, lượng kiến thức vừa đủ và khá thực tiễn đã giúp cho các bạn sinh viên phát triển được năng lực bản thân mình.

Đa số các bạn sinh viên sau khi tham gia khóa học đã định vị được bản thân, xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình rồi từ đó phát huy những điểm mạnh để tạo nên những sự khác biệt dẫn đến thành công.

Các bạn đã định hướng được tương lai, định hướng được ngành nghề phù hợp với bản thân mình và đã đưa ra được những mục tiêu, kế hoạch cụ thể và dần thực hiện hóa chúng bằng cách hành động mỗi ngày.

Có bạn sinh viên đang chìm trong trạng thái, cảm xúc tiêu cực sau khi học về chủ đề “Quản lý cảm xúc tiêu cực” hay chủ đề “Tâm thái” đã dần trở nên tốt hơn, biết yêu thương bản thân, mọi người xung quanh và trân trọng những thứ

Và có những bạn sinh viên sau khi học xong khóa học đã có những ý tưởng khởi nghiệp rất sáng tạo, mang tính thực tiễn cao.

Bên cạnh những tác động tích cực, khóa học vẫn khơng đem lại được trải nghiệm thú vị cho một số bạn tham gia. Có bạn cảm thấy sau khi học xong cuộc sống và suy nghĩ khơng thay đổi gì nhiều. Khóa học khơng thực sự khơng hữu ích hay khơng thực sự cần thiết đối với những ngành nghề kỹ thuật. Khơng hoồn toàn phù hợp với nhiều chuyên ngành của sinh viên.

Kết quả khảo sát cho chúng ta thấy, mặc dù đa số sinh viên đều đánh giá khóa học theo chiều hướng đón nhận nhưng vẫn còn một phần sinh viên cảm thấy khóa học cịn chưa thực sự hiệu quả. Cần đưa ra được những giải pháp phù hợp để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của sinh viên và nâng cao hiệu quả dự án này.

3.4. Đánh giá kết quả khảo sát

3.4.1. Đối với sinh viên, nhà trường:

Trước khi tham gia khóa học Kỹ năng mềm của Novaspro, nhiều sinh viên không định hướng được bản thân, khơng biết mình mong muốn cũng như nghề nghiệp phù hợp là gì. Nhiều bạn sinh viên năm cuối vẫn chưa biết cách viết mail hay cách tạo CV của mình để tham gia ứng tuyển việc làm. Nhiều bạn định hướng sai dẫn đến thất bại.

Sau khi học xong khóa học, sinh viên đã năm chắc được những kỹ năng mềm quan trọng, nhiều bạn đã tìm được ngành nghề phù hợp với bản thân và có những ý tưởng khởi nghiệp táo bạo. Các bạn sinh viên năm cuối sắp ra trường đã tự tin hơn trước nhà tuyển dụng.

Tuy nhiên, có một số ít bạn vẫn chưa thực sự tiếp thu được những kiến thức trong quá trình học tập. Các bạn vẫn khơng thay đổi được bản thân hoặc đã nhận thức được nhưng chưa dám bứt phá giới hạn, chưa dám bước ra khỏi vùng an tồn của mình.

Đối với giảng viên nhà trường, sau khi có kết quả tồn khóa của sinh viên thông qua 3 bài tập (bài tập cá nhân, bài tập nhóm và bài tập kết thúc mơn) đã nhận thấy được sự thay đổi của nhiều bạn. Tuy không phải là tất cả nhưng đều theo chiều hướng tích cực. Giảng viên đánh giá đây là khóa học cần thiết với sinh viên của

trường do kiến thức thực tế của khóa học rất nhiều, sinh viên được trải nghiệm, thể hiện mình và phát triển tư duy. Ngồi ra cũng cịn có những mặt cần khắc phục như về giảng viên đứng lớp có kinh nghiệm thực chiến cao nên dơi khi lượng kiến thức chia sẻ bị quá rộng hay nên cân đối số lượng sinh viên trong một lớp.

3.4.2. Ưu điểm:

- Chương trình đem lại những kiến thức thực tiễn, cần thiết trong cuộc sống, công việc của sinh viên, áp dụng được ngay trong thực tế và tương lai.

- Tài liệu giảng dạy đã được phê duyệt triển khai bởi Bộ GD&ĐT.

- Chương trình đào tạo khi triển khai vào các trường Đại học, Cao đẳng được xây dựng thiết kế riêng cho sinh viên từng trường với thời lượng từ 7-12 buổi tương đương từ 2-3 tín chỉ/học kỳ, chương trình ngày càng được nhiều trường Đại học, Cao đẳng đánh giá giá trị và mong muốn triển khai cho sinh viên toàn trường. Đây là điểm khác biệt quan trọng của chương trình, và hiện tại đây cũng là chương trình đầu tiên và duy nhất được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định được cho triển khai tại các trường Đại học, Cao Đẳng như một môn học.

- Chương trình được tổ chức giảng dạy bởi những giảng viên doanh nhân chiếm trên 70%, có kinh nghiệm và năng lực quản lý, điều hành thực tiễn, và có khả năng đào tạo. Ngồi ra, 30% giảng viên cịn lại là các chuyên gia phát triển kỹ năng và con người.

- Phương pháp giảng dạy đa dạng gồm các hoạt động thuyết trình cá nhân, thảo luận nhóm, phản biện, đóng vai, vẽ tranh,…., linh hoạt phù hợp với mơ hình giảng dạy kỹ năng, tạo hứng thú và liên kết, sân chơi cho học viên thể hiện năng lực bản thân.

- Triển khai phiếu cảm nhận của học viên đánh giá, nhận xét chất lượng đào tạo ngay sau mỗi buổi học của mỗi giảng viên.

- Mỗi lớp được sắp xếp bởi 01 nhân viên đào tạo, tham gia trực tiếp hỗ trợ sinh viên giảng dạy và hỗ trợ học viên 24/7.

- Trong nội dung học tập, sinh viên có 2 buổi học tập, trải nghiệm thực tế gồm 01 buổi học tập tại doanh nghiệp, sinh viên được đi tham quan, học tập về

nghe, chia sẻ định hướng nghề nghiệp. 01 buổi còn lại sinh viên được tham gia chương trình teambuilding rèn luyện kỹ năng thực tế, vinh danh, khen thưởng và gắn kết đồng đội.

- Điều đặc biệt nữa đó là sinh viên được hỗ trợ tổ chức đào tạo các kỹ năng bổ trợ như sử dụng excel, word, power point thực tế tại doanh nghiệp, đào tạo tác phong chỉnh chu, chuyên nghiệp.

- Đối với các học viên là cán bộ lớp, học viên được hỗ trợ đào tạo riêng thêm các kỹ năng về quản lý, lãnh đạo thông qua hoạt động tổ chức các hoạt động trên lớp và được tham gia teambuilding riêng của cán bộ lớp.

- Ngoài các nội dung học tập trên trường sinh viên cịn được kết nối thực tập có thu nhập hoặc đến đào tạo kiến thức về chuyên môn, công việc ngay tại doanh nghiệp trong quá trình học.

- Sinh viên được hỗ trợ cung cấp thêm tài liệu online trên website: novaspro.vn nhằm học tập thêm các kiến thức, kỹ năng nhằm phát triển bản thân hiệu quả hơn.

- Trong khi tham gia môn học, sinh viên được tham gia các cuộc thi, bài tập nhóm có giải thưởng, được chữa bài tập, góp ý trực tiếp 1:1 hoặc theo nhóm, được vinh danh trao thưởng bằng tiền mặt hoặc hiện vật theo tuần tạo động lực và hứng thú cho sinh viên tham gia mơn học tích cực hơn.

3.4.3. Nhược điểm:

- Novaspro khi triển khai đến một số trường nếu không phải là mơn học bắt buộc nằm trong khung chương trình đào tạo thì một số sinh viên chưa được tham gia lớp đào tạo.

- Đối với giảng viên, một số giảng viên vẫn cịn ít tổ chức các hoạt động hoặc sử dụng chưa phù hợp các phương pháp giảng dạy ở một số chủ đề.

- Tổ chức lớp: Quá trình tổ chức lớp khá vất vả cho quản lý lớp vì sinh viên đang quen với tác phong tự do, hiện tại bị quản lý sát sao nên một số sinh viên có trạng thái phản kháng.

- Về nội dung kiến thức đôi khi chưa thực sự phù hợp với các chuyên ngành của sinh viên.

- Các kỹ năng bổ trợ chưa nhiều và thực sự linh hoạt

3.4.4. Nguyên nhân:

- Tình hình dịch Covid – 19 diễn biến phúc tạp nên Khóa học phải chuyển sang hình thức đào tạo online qua Zoom dẫn đến nhiều bất cập như: đường truyền mạng kém, tương tác giữa cơ và trị cũng bị giảm; các hoạt động ngoại

Một phần của tài liệu Tác động của dự án novaspro trong công ty cổ phần công nghệ giáo dục nova đối với những sinh viên đã tham gia khóa học (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)