Cơ sở tích hợp giáo dục kĩ năngsống cho học sinh trong mônNgữ văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học truyện cổ tích (ngữ văn 10) (Trang 27)

1.1. Cơ sở lí luận của đề tài

1.1.3. Cơ sở tích hợp giáo dục kĩ năngsống cho học sinh trong mônNgữ văn

trường THPT

1.1.3.1.Cơ sở tâm lí nhận thức của học sinh trung học phổ thông và nhu cầu giáo dục kĩ năng sống

Học sinh ở nhà trường trung học phổ thơng thường có độ tuổi từ 16 tuổi đến 18 tuổi. Đây là giai đoạn tuổi vị thành niên, ở độ tuổi này học sinh thường xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi như sự biến đổi về thể chất, sự điều chỉnh về tâm lí, sự biến đổi các quan hệ xã hội…

Đặc điểm về sự phát triển thể chất của học sinh trung học phổ thông: lứa tuổi này học sinh đạt được sự trưởng thành về mặt thể chất. Sự phát triển về thể chất đã bước vào thời kì phát triển bình thường, cân đối nhưng sự phát triển của các em còn kém so với người lớn. Ở lứa tuổi này các em sẽ có sự phát triển nhân cách, tâm lí đồng thời có sự ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn nghề nghiệp của các em.

Ở độ tuổi này các em đã thấy được quyền và trách nhiệm của bản thân đối với gia đình. Các em bắt đầu chú ý đến lối sinh hoạt, nền nếp, điều kiện kinh tế của gia đình.

Ở trường, các em vẫn quan niệm học tập là vấn đề chủ đạo nhưng tính chất và mức độ thì cao hơn hẳn so với lứa tuổi thiếu niên. Nhà trường lúc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các em bởi vì khơng chỉ trang bị tri thức khoa học mà cịn phải hình thành, phát triển thế giới quan và nhân sinh quan cho các em. Vì vậy, nhà trường phổ thơng cần có những hình thức tổ chức đặc biệt đối với các hoạt động của học sinh để tạo ra sự thay đổi về hoạt động tư duy cũng như lao động trí óc của các em học sinh.

Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ: ở lứa tuổi của các em có khả năng tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo. ở lứa tuổi này tâm lí của các em thích tìm hiểu những quy luật và bản chất của các hiện tượng khoa học và đời sống. Năng lực tư duy phát triển góp phần nảy sinh và thúc đẩy hiện tượng tâm lí mới, đó là tính hồi nghi khoa học, có sự thắc mắc, nhu cầu tìm hiểu tường tận mọi vấn đề. Chính vì vậy, việc phát triển khả năng nhận thức của học sinh trong dạy và học ở nhà trường phổ thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng cuả giáo viên trong quá trình dạy học.

Sự phát triển của sự tự ý thức: đây là một trong những đặc điểm nổi bật trong quá trình phát triển nhân cách của học sinh. Đây là giai đoạn các em không chỉ chú ý đến vẻ bên ngồi mà cịn chú ý tới phẩm chất bên trong và muốn thể hiện cá tính, thể hiện cái tôi cá nhân của mình, muốn được người khác quan tâm, chú ý đến mình. Vì vậy, trong quá trình học tập cần tổ chức hoạt động tập thể cho các em để các em có sự giúp đỡ, kiểm tra lẫn nhau để hồn thiện nhân cách của mình.

Hoạt động giao tiếp: đó là nhu cầu giao tiếp với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh. Khi giao tiếp sẽ xảy ra hiện tượng u, ghét và chính những điều đó sẽ làm cho các em phải suy nghĩ về nhân cách của mình và tự tìm cách điều chỉnh bản thân mình.

Ở độ tuổi này cũng đã xuất hiện tình yêu nam nữ hay cịn được gọi là tình yêu bạn bè. Giáo viên cần bình tĩnh để nhận biết được đây là một giai đoạn tất yếu

xảy ra trong tiến trìnhphát triển của con người. Vì thế nó địi hỏi sự khéo léo, tế nhị của giáo viên trong việc giải quyết những tình huống sư phạm. Giáo viên lúc nàycó nhiện vụ là giúp cho các em có thái độ đúng đắn trong quan hệ tình cảm với bạn khác giới và biết kìm chế cảm xúc bản thân. Chính vì thế, việc giáo dục cho các em KNS trong lúc này là rất cần thiết.

1.1.3.2. Khả năng tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Ngữ Văn ở trường THPT

Là một môn học thuộc nhóm ngànhkhoa học xã hội và nhân văn, thế nên đồng thời với nhiệm vụ hình thành và rèn luyện chongười học năng lực sử dụng tiếng Việt đúng và hay, năng lực tiếp nhận văn bản nghệ thuật và các loại văn bản khác, mơn Ngữ văn cịn giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội và đời sống tâm hồn của con người. Với tính chất là một mơn học công cụ, môn Ngữ văn sẽ giúp học sinh có được những năng lực thực sự trong việc sử dụng ngôn ngữ để học tập, giao tiếp; cũng như việc nhận thức về con người và xã hội trong quá trình học tập. Bằng chức năng giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp học sinh rèn luyện năng lực từ tư duy, làm phong phú cảm xúc thẩm mĩ và định hướng nhu cầu văn hóa, tinh thần để hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của bản thân mình. Vì thế, mơn Ngữ văn là một mơn học có tiềm năng trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Điều này được khẳng đinh qua các phương diện sau đây:

- Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn ở trường THPT được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng bởi vì ngồi việc trang bị những kiến thứcmang tính chất nền tảngvề văn học và tiếng Việt; nó cịn hình thành và phát triển năng lực cho người học như: năng lực sử dụng tiếng Việt ; năng lực tiếp nhận văn bản văn học; năng lực tự học và năng lực thực hành thành thạo tiếng Việt, bồi dưỡng cho học sinh tình u tiếng Việt, văn học, văn hố, tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước.

- Mục tiêu và nội dung của môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố của giáo dục kĩ năng sống, phù hợp với những nội dung cơ bản của giáo dục kĩ năng sống (bao gồm kĩ năng tư duy sáng tạo: nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lý thơng tin, bình luận, phân tích, đối chiếu, phê phán, bác bỏ; kĩ năng hợp tác nhóm: thảo luận; kĩ năng giao tiếp: lắng nghe, phản hồi, trình bày, ứng xử giao tiếp, kĩ năng

thơng cảm, chia sẻ: kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, ứng phó tình huống, thương lượng; kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tự quản bản thân: đặt ra mục tiêu, lập kế hoạch, quản lý thời gian, chịu trách nhiệm, tự điều chỉnh cá nhân...) phù hợp với các vấn đề trong cuộc sống. Vì vậy hồn tồn có thể áp dụng việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống vào các nội dung trong q trình giảng dạy của mơn Ngữ văn.

Bên cạnh nội dung chính,nội dung cơ bản mang tínhcố định của mơn học là nội dung giáo dục bắt kịp thời sự xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu hình thành ở học sinh quan hệ ứng xử đúng đắn với những vấn đề của cuộc sống, đất nước, thời đại; để người học có đủ bản lĩnh hội nhập trong xu thế hiện đại hóa, tồn cầu hóa.

Vấn giáo dục kĩ năng sống trong mơn Ngữ văn được tiếp cận theo hai khía cạnh: nội dung và phương pháp . Nhiều bài họctrong mơnNgữ văn ở chương trình phổ thơng hướng đến việc giúp học sinh nhận thức được các giá trị trong cuộc sống như u thương, tự do, thành cơng, ước mơ, lí tưởng; hình thành lối sống; cách ứng xử có văn hố trong các tình huống đa dạng của cuộc sống. Mặt khác, các kĩ năng sống cịn được hình thành và rèn luyện thơng qua các phương pháp dạy học tích cực dựa trên mối quan hệ qua lại giữa nội dung bài học với những hiểu biết và kinh nghiệm vốn có của bản thân người học với nhau để thực hành, vận dụng các kiến thức lí thuyết đã được học vào các tình huống trong cuộc sốngthực tiễn phù hợp với lứa tuổi, tâm lí, nhu cầu của các em.

Vì vậy, có thể khẳng định được rằng việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống trong mơn Ngữ văn là có nhiều ưu thế. Q trình học nhấn mạnh tới kĩ năng sống trong trường THPT có ưu điểm: giúp học sinh nâng cao năng lực lĩnh hội trong học tập, hình thành thái độ, hành vi và giúp học sinh có động lực tìm hiểu, cân nhắc các lựa chọn và có quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề cũng như có cơ hội thuận lợi để rèn luyện các kĩ năng ứng xử có hiệu quả.

1.1.4. Truyện cổ tích Việt Nam.

1.1.4.1. Khái niệm truyện cổ tích

Truyện cổ tích là loại tự sự dân gian, có nguồn gốc xa xưa được truyền miệng qua nhiều thế hệ chủ yếu ra đời trong xã hội có áp bức, bóc lột. Đây chính là các câu chuyện tưởng tượng, hư cấu xoay quanh những kiểu nhân vật dũng sĩ, kiểu nhân vật người thông minh và kiểu nhân vật người bất hạnh…Người ta chia thể loại văn học dân gian này thành các loại sau: truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích lồi

vật và truyện cổ tích thế tục ( sinh hoạt).

1.1.4.2. Phân loại truyện cổ tích

Truyện cổ tích được giới nghiên cứu văn học dân gian chia thành ba loại:  Truyện cổ tích về lồi vật:

Truyện cổ tích về các lồi vật thường là loại truyện có nội dung nói về nguồn gốc của những đặc điểm về ngoại hình và đặc điểm sống của từng lồi. Nhóm truyện này được sáng tạo nhằm ca ngợi trí thơng minh của người bình dân.

Truyện cổ tích thần kì

Truyện cổ tích thần kì được hiểu đó là loại truyện tái hiện những sự kiện xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội. Đây là những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình phụ quyền thời cổ, vấn đề tình u hơn nhân, các mối quan hệ xã hội ( Tấm Cám, Cây khế, Thạch Sanh, Sọ Dừa…). Ở nhóm truyện này, trong quá trình đấu tranh giành lại cái thiện, giành lại sự sống, giành lại hạnh phúc có sự giúp đỡ, hỗ trợ, tham gia của các yếu tố thần kì của tiến trình phát triển của cốt truyện.

Truyện cổ tích sinh hoạt

Truyện cổ tích sinh hoạt kể về những con người và sự việc xảy ra trong thế giới trần tục. Mâu thuẫn, xung đột giữa người với người được tác giả dân gian

Tóm lại, truyện cổ tích thường là những câu chuyện dễ nhớ, dễ thuộc, hấp dẫn người đọc thể quan niệm của dân gian đối với những vẫn đề trong cuộc sông như cuộc đấu tranh thiện - ác, ước mơ về cơng lý, phê phán những thói hư tật xấu những suy nghĩ và hành động cứng nhắc, máy móc, rập khn trong khi cuộc sống thì vơ cũng phong phú và đa dạng.

1.1.4.3. Nội dung truyện cổ tích

Truyện cổ tích thể hiện những khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng trong xã hội. Tuy phần lớncác truyện cổ tích phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác diễn ra rất quyết liệt, nhưng cuối cùng, cái thiện luôn luôn chiến thắng. Cô Tấm nghèo khổ là vậy nhưng cuối cùng cũng đã trở thành hoàng hậu. Anh Thạch Sanh chỉ sống bằng nghề kiếm củi nhưng kết thúc là một vị hoàng đế. Chàng Sọ Dừa từ một cục thịt lăn lốc đã trở thành phò mã. Đối lập lại là những kẻ tham lam, nham hiểm, tàn ác như mẹ con nhà Cám, Lý Thơng lúc đầu có thể hưởng vinh hoa phú quý nhưng cuối cùng cũng bị trừng phạt một cách thích đáng. Những tiên, những bụt xuất

hiện chính là để phù trợ cho cái thiện chiến thắng cái ác thể hiện quan niệm ở hiển gặp lành và đó cũng chính là một thơng điệp trong cuộc sống mà tác giả dân gian muốn gửi gắm tới người đọc, nuôi dưỡng trong tâm hồn ta những cảm xúc trong sáng, những ý nghĩ tốt lành đối với con người và cuộc sống. Hơn nữa, truyện cổ tích cịn là tiếng nói ca ngợi tình uthương và lịng thuỷ chung giữa con người với con người. Hòn Vọng Phu, Tháp Bà Rầu đó là những tượng đài bất tử về những người phụ nữ sắt son, trung hậu, đảm đang. Cuộc hôn nhân Tiên Dung và Chử Đồng Tử thể hiện truyền thống nhân đạo và khát vọng dân chủ của nhân dân ta.

Tóm lại, truyện cổ tích đều là những giấc mơ đẹp, thể hiện khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội của nhân dân ta. Đây là vốn kinh nghiệm đối nhân xử thế của ông cha ta.

Trong kho tàng truyện truyện cổ tích Việt Nam, truyện cổ tích Tấm Cám là chuyện duy nhất được đưa vào giảng dạy ở bộ mơn ngữ văn lớp 10. Bởi vì nó được xem là truyện cổ tích thần kỳ thể hiện rõ nhất những đặc trưng của truyện cổ tích nói chung và truyện cổ tích thần kì nói riêng. Tấm Cám được mỗi người con dân đất Việt biết đến và yêu mến từ thủa lọt, nhất là hình tượng nhân vật Tấm. Cơ được xem như là giai thoại về sự hiền thảo, nết na, chăm chỉ, đảm đang, tháo vát…Tuy nhiên, trong những năm gần đây đã diễn ra cuộc tranh luận gay gắt về chi tiết trả thù mẹ con Cám của Tấm ở phần cuối của truyện.Nó nảy sinh nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về tính tồn mỹ của tác phẩm. Nhưng dù hiểu theo cách nào thì Tấm Cám vẫn được xem là tuyên ngôn cho lẽ sống của cha ông xưa “cái thiện luôn chiến thắng cái ác”, “ con giun xéo mãi cũng quằn”. Đó là hành động trả thù khá dã man của Tấm với mẹ con nhà Cám. Văn bản trong sách giáo khoa ngữ văn 10 hiện hành chỉ mới dừng lại ở chỗ: “Sau khi Cám bị Tấm sai quân lính đào một cái hố và dội nước sơi chết, mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết”. Bản kể khác của Nguyễn Đổng Chi, thời chúng tơi học, có thêm phần trả thù khá “quyết liệt” hơn như sau: Sau khi Cám chết, Tấm sai lính đem xác làm mắm bỏ vào một cái chĩnh rồi gửi về cho mụ dì ghẻ. Mụ ăn khen ngon. Một con quạ ở đâu bay đến đậu trên nóc nhà kêu rằng: “Ngon ngỏn ngịn ngon/Mẹ ăn thịt con, có cịn xin miếng”. Mụ dì ghẻ chửi thầm rồi vác sào đuổi quạ. Nhưng đến khi ăn hết chĩnh mắm, mụ thấy đầu

lâu con mình thì lăn đùng ra chết. Trong phần câu hỏi hướng dẫn học bài của văn bản này có câu hỏi mở khá hay, là yêu cầu học sinh cho biết ý kiến của mình về sự trả thù của Tấm. Khi giáo viên đặt vấn đề này thì đa phần học sinh đều khơng nhất trí với sự trả thù của Tấm, và nghĩ ra một cách khác nhân bản hơn. Thế nhưng, với sự tồn tại hàng trăm năm nay, đủ để thấy sự trả thù ấy có lý do xác đáng của nó. Vì vậy, vấn đề là giáo viên phải lý giải với học sinh như thế nào? Xét về góc độ văn bản, có thể nói, truyện Tấm Cám ra đời khá muộn, khi tư duy dân gian đạt đến một trình độ nhất định mới sáng tạo được truyện cổ tích này. Chẳng hạn, các chi tiết được xây dựng hấp dẫn và đầy dụng ý, có tính thống nhất, chặt chẽ cao. Những lời thoại được diễn đạt bằng văn vần, một điểm rất hiếm truyện dân gian nào có. Chính vì vậy, phải chăng truyện Tấm Cám không muốn chỉ lặp lại một quan niệm quá ư là quen thuộc trong típ truyện của dân gian về luận đề “ở hiền gặp lành” mà phải khoác thêm một quan niệm nhân sinh mới mẻ hơn. Và với cách tiếp cận của đề tài, thơng qua truyện cổ tích Tấm Cám có thể tích hợp giáo dục được nhiều kĩ năng sống cần thiết cho học sinh lớp 10 như kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp tiếng Việt, kĩ năng ứng xử cá nhân, kĩ năng kiềm chế cảm xúc…

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Thực trạng kĩ năng sống và nhu cầu học kĩ năng sống của học sinh THPT

Như chúng ta đều biết chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành quan tâm chủ yếu tới cung cấp kiến thức mang tính hàn lâm cho học sinh. Chương trình này được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung dạy học, khác với những chương trình được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực người học, tức là khi xây dựng chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học truyện cổ tích (ngữ văn 10) (Trang 27)