Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học truyện cổ tích (ngữ văn 10) (Trang 72 - 83)

2.3.1 .Phương pháp dạy học tíchcực

3.6.Đánh giá kết quả thực nghiệm

Để đánh giá kết quả của giáo án (Giáo án soạn giảng theo phương pháp cũ, giáo án soạn giảng theo hướng tích hợp kĩ năng sống) được tiến hành thực nghiệm sư phạm ở lớp 10A4 và lớp 10A2

Mẫu được chọn là 45 học sinh lớp 10A4 (lớp thực nghiệm) và 46 học sinh lớp 10A2(lớp đối chứng) khảo sát chất lượng bằng một bài kiểm tra 15 phút trước tác động và một bài viết 1 tiết bằng hình thức tự luận sau tác động.

Tự thống kê tần số điểm kiểm tra trước tác động chúng tôi phân loại điểm của các bài kiểm tra lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau:

Điểm yếu: <5 Điểm TB 5-6,5 Điểm khá 6,5<8 Điểm giỏi TC Lớp TN 7 23 10 5 45 Lớp ĐC 7 23 11 5 46

Nhận xét: qua bảng thống kê chúng ta thấy trước thực nghiệm điểm của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau, có sự sai khác nhau không nhiều, tức là sự sai biệt về điểm số trung bình giữa hai nhóm là khơng có ý nghĩa. Sau khi dạy xong Giáo án thực nghiệm được soạn theo phương pháp tích hợp kĩ năng sống trong dạy học truyện cổ tích Việt Nam, chúng tơi tiến hành kiểm tra bài viết tự luận 1 tiết.

Chúng tơi có bảng tổng hợp phân loại điểm kiểm tra một tiết sau tác động như sau:

Điểm số Lớp TN Lớp ĐC 1 0 0 2 0 0 3 0 0 4 0 0 5 10 9 6 9 14 7 12 13 8 10 9 9 4 1 10 0 0 Tổng số 45 46 Nhận xét:

Từ kết quả phân loại và thống kê trên ta thấy, sau khi được thực nghiệm điểm số của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự sai khác nhau, tức là sự sai biệt về điểm số trung bình giữa hai nhóm có ý nghĩa: điểm của lớp thực nghiệm có số khá giỏi nhiều hơn, có nghĩa là học sinh lớp thực nghiệm cảm thụ kiến thức tốt hơn.

Nhìn vào bảng số liệu, chúng tơi thấy rằng nhận thức, thái độ và hành vi kĩ năng sống của học sinh thơng qua việc tích hợp kĩ năng sống trong dạy học truyện cổ tích Tấm Cám sau thực nghiệm cao hơn trước thực nghiệm.

Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THPT qua truyện cổ tích Tấm Cám đã giúp người học hình thành và rèn luyện những kĩ năng sống cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Ngữ văn ở phổ thơng.

Q trình thực nghiệm đã khẳng định các biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 10 thơng qua hoạt động dạy học truyện cổ tích Tấm Cám , có tác động làm thay đổi kĩ năng sống học sinh lớp 10 về phương diện: nhận thức, thái độ và hành vi. Thơng qua thực nghiện, học sinh các lớp thuộc nhóm thực nghiệm đã được củng cố cấu kĩ thăng cơ bản:

- Nhóm kĩ năng sống hướng vào bản thân - Nhóm kĩ năng sống hướng vào các quan hệ - Nhóm kĩ năng sống hướng vào cơng việc

Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Ngữ văn nói chung và truyện cổ tích Việt Nam nói riêng là rất cần thiết đối với công tác dạy học theo xu

hướng đổi mới hiện nay. Phương pháp dạy học tích hợp kĩ năng sống này sẽ đóng góp phần vào việc khắc phục tình trạng yếu kém về kĩ năng sống đang rất báo động của học sinh, nhằm giúp học sinh nhận thức được chức năng hướng con người tới chân - thiện - mĩ của văn học:

Nhờ phương pháp học này người học sẽ có sự nhận thức nhanh nhạy đối với các sự việc và hiện tượng xã hội, từ đó có những thái độ ứng xử, giao tiếp phù hợp.

Tiểu kết chƣơng 3

Qua q trình soạn giảng thí điểm một văn bản truyện cổ tích Việt Nam với hướng tích hợp GD kĩ năng sống cho HS, chúng tôi thấy đây là việc làm khơng q khó và cũng khơng q địi hỏi nhiều thao tác. Nhưng cái khó ở đây là khơng nên biến một giờ Ngữ Văn thành giờ học đạo đức khô khan; ngược lại vẫn đảm bảo tính hình tượng, tính thẩm mĩ của một giờ giảng văn mà vừa kết hợp giáo dục được những kĩ năng sống cho người học. Vì vậy địi hỏi người GV vừa phải chủ động, khéo léo vừa phải có ý thức tích hợp giáo dục kĩ năng sống một cách linh hoạt. Học văn không chỉ để cảm nhận hay phân tích nhân vật một cách sâu sắc mà cịn tìm thấy nhân vật trong những hành vi của cuộc sống hàng ngày.

KẾT LUẬN

1. Kết luận

Sau khi tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học truyện cổ tích (Ngữ văn 10)”, tác giả đã căn bản hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra và rút ra kết luận như sau:

- Kĩ năng sống là một hoạt động và là nhu cầu rất cần thiết đối với chúng ta. Đặc biệt là đối với học sinh cần tăng cường và rèn luyện kĩ năng sống nhiều hơn bởi vì ở lứa tuổi này các em đang giao thoa giữa cái tốt với cái xấu, cái đúng với cái sai. Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh là vô cùng cần thiết. Giáo dục kĩ năng sống là một q trình địi hỏi người được giáo dục phải biết đương đầu với nhiều tình huống và phải lựa chọn để quyết đinh và ra phương án giải quyết một cách hợp lí, linh hoạt.

- Kĩ năng sống bắt nguồn từ cuộc sống nhưng không phải chỉ để sống mà nó là cơng cụ hữu hiệu để đạt tới thành công và hạnh phúc trong cuốc sống nói chung. Cũng như trong truyện cổ tích Tấm Cám, trong q trình giảng dạy, giáo viên phải tích hợp những kĩ năng như giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định, xử lí tình huống… những mâu thuẫn trong gia đình sẽ không đi lên cao trào.

Qua thực tế giảng dạy ở 2 lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi nhận thấy việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh trong dạy học Ngữ văn là rất cần thiết. Vì thơng qua đó, học sinh đã biết vận dụng những kĩ năng trong việc xử lí tình huống mà giáo viên đã đặt ra trong tiết học.

Tuy nhiên, thực việc tích hợp giáo dục KNS cho học sinh còn gặp nhiều hạn chế, không phải lúc nào cũng được ưu tiên chú ý. Hơn nữa việc dạy với đề tài này, giáo viên phải thực sự đi sâu tìm tịi để tổ chức các hoạt động cho học sinh một cách đa dạng, phong phú. Học sinh phải thực sự chú trọng nhiều đến việc phát triển tư duy và phải học theo hướng tích cực, chuẩn bị nội dung bài học trước khi đến lớp thì tiết học mới mang lại hiệu quả cao.

KHUYẾN NGHỊ

Từ những tồn tại trên, chúng tôi xin đưa ra những đề xuất sau:

Đối với học sinh: cần chủ động trau dồi kiến thức của bài học, tích cực trao đổi, thảo luận để đưa ra phương án giải quyết tối ưu cho các tình hưống học tập.

Đối với giáo viên: trong các tiết dạy cần xây dựng các tình huống học tập phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên chỉ nên đóng vai là người tổ chức, chỉ đạo các hoạt động để các em có thể tự chủ, tự lập phát triển năng lực của mình. Tăng cường hệ thống bài tập và những câu hỏi tình huống thơng qua các hoạt động để học sinh được trải nghiệm và tự rút ra kinh nghiệm cho mình trong cuộc sống.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Lê Kim Anh (2011), Tích hợp rèn kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học thơ

trữ tình hiện đại Việt Nam ở trường trung học cơ sở, Luận văn thạc sĩ sư phạm Ngữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

văn,Trường Đại Học Giáo Dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung

học phổ thông môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông.

4. Nguyễn Thanh Bình (2013), Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông, Nxb Đại học Sư Phạm.

5. Lê Minh Châu, Nguyễn Thúy Hồng, Trần Thị Tố Oanh, Phạm Thị Thu Phương, Lưu Thu Thủy, Nguyễn Thị Hồng Vân, Đào Vân Vi, Nguyễn Huệ Vi (2010), Giáo

dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông, Nxb Giáo dục

Việt Nam.

6. Lê Anh Chiến (2003), Dạy Ngữ văn theo hướng tích hợp , Tạp chí Giáo dục (67). 7. Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo loại

thể), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

8. Long Điền, Nguyễn Văn Minh (1999), Từ điển Văn liệu, Nxb Hà Nội.

9. Nguyễn Hữu Đức (2010), Luận văn thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục, Quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo 9 Nam Định trong giai đoạn hiện nay (Thơng qua hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp), Trường

Đại Học Giáo Dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

10. Lê Thị Hương Giang (2014), Tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua

mơn Ngữ văn ở Trung tâm GDTX Thanh Trì, Sáng kiến kinh nghiệm cấp thành phố.

11. Bùi Hiển (2001), Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 12. Nguyễn Thái Hòa (1999), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục. 13. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 14. Trần Bá Hồnh (2006), Dạy học tích hợp,Tạp chí Giáo dục (9), tr. 11 - 14.

dục số 3.

16. Nguyễn Thanh Hùng (2001), Hiểu văn dạy văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Thanh Hương (1998), Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở

trường THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Nguyễn Công Khanh (2012), Phương pháp Giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống,Nxb Đại học Sư phạm.

19. Nguyễn Công Khanh (2012), Xây dựng mơ hình câu lạc bộ giáo dục giá trị sống, Nxb Hà Nội

20. Phạm Văn Lập (2007), Bài giảng phương pháp dạy học sinh ở trường THPT,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 10

21. Ngọc Linh (2003), Kĩ năng sống dành cho học sinh học cách "cho và nhận",

Nxb Văn học.

22. Hồ Văn Liên (2012), Giáo viên chủ động thiết kế chương trình việc dạy học tích

hợp sẽ hiệu quả hơn , Tạp chí Giáo dục và thời đại, tr 8 - 9

23. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thi Kim Thoa (2012), Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống, Tài liệu lưu hành nội bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24. Phan Trọng Luận (1999), Phương pháp dạy học Văn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 12 môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục.

26. Nguyễn Dục Quang (2010), Hướng dẫn thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

27.Huỳnh văn Sơn,Kĩ năng giao tiếp và ứng xử xã hội.

28. Nguyễn Thị Hồng Vân, Phùng Thị Vân Anh (2014), Tài liệu tập huấn tích hợp

giáo dục kĩ năng sống trong chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông(Lưu hành nội bộ)

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

Khảo sát về thực trạngnhu cầu được giáo dục kĩ năng sống của học sinh

STT NỘI DUNG CÂU HỎI KẾT QUẢ

1 Em đã bao giờ được học về kĩ năng sống chưa?

Được học một lần Được học nhiều lần

Chưa bao giờ được học kĩ năng sống

2 Theo em, việc trang bị kĩ năng sống có cần thiết khơng?

Rất cần Cần thiết

Khơng cần thiết 3 Gặp khó khăn trong cuộc sống,

em thường giải quyết như thế nào?

Cố gắng tự giải quyết Tìm sự giúp đỡ của người khác

Mặc kệ, mọi chuyện rồi sẽ qua

PHỤ LỤC 2

Mức độ thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học truyện cổ tích ( Ngữ văn 10)

STT Mức độ Số lƣợng 12 GV

1 Thường xuyên thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học truyện cổ tích ( Ngữ văn 10)

2 Thỉnh thoảng thực hiện thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học truyện cổ tích ( Ngữ văn 10)

3 Chưa bao giờ thực hiện thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học truyện cổ tích ( Ngữ văn 10)

PHỤ LỤC 3

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN NGỮ VĂN 10 Thời gian 45 phút I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

C u hỏi 1:"...Là những truyện dân gian có nội dung kể lại những câu chuyện tưởng

tượng về một số nhân vật như dũng sĩ, người bất hạnh, người thơng minh, chàng ngốc...". Đó là định nghĩa về :

A. Truyện thần thoại B. Truyện cổ tích

C. Truyện cười D. Truyện ngụ ngôn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C u hỏi 2:Căn cứ vào đề tài và phương pháp biểu hiện người ta chia truyện cổ tích

thành loại nào sau đây :

A. Truyện cổ tích về lồi vật, truyện cổ tích thần kỳ, truyện về người bất hạnh B. Truyện về loài vật, truyện cổ tích thần kỳ,truyện cổ tích sinh hoạt

C.Truyện cổ tích thần kỳ, truyện về người thông minh, truyện về chàng Ngốc, truyện về người bất hạnh

D.Truyện cổ tích thần kỳ,truyện cổ tích sinh hoạt

C u hỏi 3:Điểm nào sau đây không thuộc nội dung ý nghĩa của truyện cổ tích về

lồi vật:

A. Giải thích đặc điểm của một số con vật B. Đề cao trí thơng minh của một số con vật

C. Đúc kết kinh nghiệm sống, nhất là những hiểu biết về thế giới lồi vật D. Mượn chuyện lồi vật để nói chuyện con người

C u hỏi 4:Truyện cổ tích sinh hoạt kể về những nhân vật:

A. Thông minh B. Tài giỏi C. Ngốc nghếch D. Điểm A, B, C

C u hỏi 5:Thế giới được phản ánh trong truyện cổ tích thần kỳ là :

A. Cuộc sống trần tục B. Cõi tiên

D. Thế giới cổ tích huyền ảo ( do mối quan hệ qua lại giữa thế giới trần tục và siêu nhân )

C u hỏi 6:Có nhiều truyện cổ tích về kiểu người bất hạnh. Gọi là người bất hạnh vì

A. Đó là người có địa vị thấp kém trong gia đình và xã hội B. Người có hình thức xấu xí dị dạng

C. Những người bị bóc lột, bị ngược đãi, bị xem khinh D. Cả A, B, C

II. PHẦN TỰ LUẬN (7điểm)

Học xong truyện cổ tích “ Tấm Cám” – sách giáo khoa Ngữ Văn 10 kì 1. Nếu hóa thân thành nhân vật Tấm , em sẽ xử lí như thế nào?

ĐÁP ÁN: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Đáp án đúng 0,5điểm/câu Câu 1: B Câu 2: B Câu 3: D Câu 4: D Câu 5: C Câu 6: D

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Học sinh sẽ hóa thân và có nhiều cách xử lí khác nhau. Qua các cách xử lí của học sinh, giáo viên sẽ hướng học sinh áp dụng những kĩ năng sống đó trong cuộc sống theo hướng tích cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học truyện cổ tích (ngữ văn 10) (Trang 72 - 83)