Thực trạng dạy học tích hợp giáo dục kĩ năngsống cho học sinh trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học truyện cổ tích (ngữ văn 10) (Trang 34 - 36)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2.Thực trạng dạy học tích hợp giáo dục kĩ năngsống cho học sinh trong dạy học

học

Nội dung và phương pháp giáo dục trong các nhà trường hiện nay là còn xem trọng việc dạy chữ, nặng về kiến thức mang tính lí thuyết, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục KNS cho học sinh, đặc biệt là trong môn Ngữ văn chưa được trú trọng đúng mức.

Trong thực tế, việc biên soạn tài liệu khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học trên lớp, giáo viên đều phải xây dựng 3 mục tiêu sau: mục tiêu cung cấp kiến thức, mục tiêu rèn luyện kỹ năng và mục tiêu hình thành thái độ. Đây là một trong những yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học mà người giáo viên phải nhận thức một cách sâu sắc về nó.

Tuy nhiên, phải nói rằng việc chạy theo thời gian, việc chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời lượng trên lớp có hạn, giáo viên của chúng ta thường chỉ tập trung chú trọng vào việc cung cấp kiến thức mà ít khi quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hịa nhập với cuộc sống.

Trong thời gian gần đây, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường trung học phổ thông đã được quan tâm nhiều hơn so với trước đây. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông hiện nay không được tách thành một môn học riêng trong hệ thống các mơn học của nhà trường phổ thơng bởi vì việc giáo dục kĩ năng sống phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp. Vì vậy, giáo dục kĩ năng sốngcần phải thực hiện thông qua từng mơn học và trong các hoạt động giáo dục. Vì thếviệc giáo dục kĩ năng sống rất nhiều và rất đa dạng. Chúng ta có thể đưa ra một số phương thức tổ chức sau: thông qua các tiết học như tự chọn; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; qua hoạt động trải nghiệm.

Các kĩ năng sống như bảo vệ mơi trường, phịng chống ma tuý, giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên, đã được tích hợp và giảng dạy trong các nội dung giáo dục từ những năm học gần đây… Nó đã tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục KNS.

Để đánh giá thực trạng tích hợp giáo dục KNS cho học sinh trong dạy học truyện cổ tích, tơi đã tiến hành khảo sát 12 giáo viên môn Ngữ văn ở trường THPT Ứng Hịa B trong học kì 1 năm học 2018-2019 . Mức độ thực hiện đã phản ánh thực trạng giáo dục KNS cho học sinh theo kết quả số liệu thống kê sau:

Bảng 1.2. Mức độ thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học truyện cổ tích ( Ngữ văn 10)

STT Mức độ Số lƣợng 12 GV

1 Thường xuyên thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học truyện cổ tích ( Ngữ

văn 10) 33,33%(4GV)

2 Thỉnh thoảng thực hiện thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học truyện cổ tích ( Ngữ văn 10)

50%(6GV)

3 Chưa bao giờ thực hiện thực hiện tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học truyện cổ tích ( Ngữ văn 10)

16,67%(2GV)

Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể thấy, nhìn chung giáo viên có thực hiện giáo dục KNS cho học sinh nhưng còn ở mức độ chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học truyện cổ tích (ngữ văn 10) (Trang 34 - 36)