2.1. Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội môi trường tỉnh Hà Tĩnh
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh
2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế a. Về tăng trưởng GRDP
- Tốc độ tăng trưởng GDRP năm 2021 của Hà Tĩnh ước tăng 5,02% so với năm 2020, xếp thứ 4 trong 6 tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền trung. GRDP bình quân đầu người ước tính đạt 67,03 triệu đồng/người/năm (tăng 4,91 triệu đồng/người/năm so với năm 2020).
- Nhìn chung, giai đoạn 5 năm trở lại đây từ 2017 - 2021 Hà Tĩnh đã có nhiều thay đổi trong tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2017-2021 đạt 8,74%/năm, trong đó: Khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,48%/năm; khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 17,39%/năm; khu vực dịch vụ đạt 3,52%/năm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 5,88%/năm.
b. Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế năm 2021 tiếp tục chuyển dịch theo hướng
tích cực tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Năm 2021 khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 15,52%, giảm 0,79 điểm % so với năm 2020; khu vực công nghiêp - xây dựng
28
chiếm 43,95% tăng 3,47 điểm %; khu vực dịch vụ chiếm 31,76%, giảm 2,82 điểm %; khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,77% tăng 0,16 điểm %.
c. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản
- Năm 2021 ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng khá tăng 3,78% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành nơng nghiệp tăng 3,88% đóng góp 3,06 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành thủy sản tăng 1,95% đóng góp 0,26 điểm phần trăm; ngành lâm nghiệp đạt kết quả khá với mức tăng 5,81%, nhưng do chiếm tỷ trọng nhỏ nên chỉ đóng góp 0,47 điểm phần trăm trong tổng mức tăng chung của tồn ngành nơng, lâm nghiệp, thủy sản.
- Sản xuất nông nghiệp năm 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi, năng suất cây trồng đạt khá, đặc biệt là lúa đông xuân đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay ở mức 58,95 tạ/ha. Sản xuất lâm nghiệp tăng so với cùng kỳ do diện tích rừng đã đến tuổi khai thác, sản phẩm chủ yếu cây keo, tràm thời gian và chi phí chăm sóc khơng nhiều trong khi lợi nhuận đạt khá. Sản xuất thủy sản nỗ lực ổn định trong trạng thái bình thường mới và tuân thủ các biện pháp phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp.
d. Khu vực công nghiệp và xây dựng
- Ngành công nghiệp năm 2021 tăng 12,64% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 4,46 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng ngành cơng nghiệp năm 2021 thấp hơn nhiều so với mức tăng cùng kỳ các năm 2017-2019, tuy nhiên có dấu hiệu phục hồi tích cực so với năm 2020 (tăng 0,63%). Trong đó, ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh với mức tăng 18,68%, đóng góp 4,62 điểm phần trăm; ngành khai khống tăng 11,95%, đóng góp 0,07 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước giảm 1,54%, làm giảm 0,15 điểm phần trăm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 20,10% so với cùng kỳ làm giảm 0,08 điểm phần trăm. Ngành xây dựng năm 2021 giảm 3,63% đóng góp -0,29 điểm phần trăm. Năm 2021, Cơng ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa sản xuất ổn định, sản lượng phôi thép ước đạt 6,5 triệu tấn, tăng 11,62%; sản xuất thép ước đạt 5,4 triệu tấn tăng 23,21% so với năm 2020.
29
- Nhìn chung, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác tăng so với năm trước do khai thác ở vùng mỏ có trữ lượng quặng inmenit và tinh quặng inmenit lớn. Bên cạnh sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến chế tạo; khai khống thì hoạt động ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hồ khơng khí năm 2021 gặp khó khăn so với năm trước. Nguyên nhân do nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 triển khai thực hiện đại tu tổ máy số 2 trong 75 ngày từ ngày 20/8/2021. Đồng thời một số nhà máy ngừng hoạt động đến cuối năm vẫn đang trong quá trình kiểm tra, sữa chữa.
- Năm 2021, hoạt động xây dựng trên địa bàn tiếp tục gặp khó khăn. Một số dự án lớn trên địa bàn tạm ngừng thi công do thiếu nguyên vật liệu cũng như chưa kí hợp đồng đầu ra. Bên cạnh đó, một số nhà máy dời thời gian khởi cơng xây dựng do vướng mắc thủ tục.
e. Khu vực dịch vụ: Năm 2021 khu vực dịch vụ giảm 0,7%, đây là năm thứ hai khu
vực này có mức tăng trưởng âm kể từ khi xảy ra sự cố môi trường biển năm 2016. Trong khu vực dịch vụ, ngành bán buôn và bán lẻ giảm 2,27% so với năm 2020, làm giảm 0,14 điểm phần trăm trong mức tăng chung; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có mức tăng khá 12,09%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm. Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 23,32%, làm giảm 0,41 điểm phần trăm; ngành vận tải, kho bãi giảm 9,55%, làm giảm 0,34 điểm phần trăm. Do tâm lý lo ngại về dịch bệnh, người tiêu dùng vẫn ưu tiên mua sắm các nhóm hàng hóa thiết yếu và hạn chế các nhóm hàng hóa chưa thật sự cần thiết. Hoạt động vận tải hành khách, lưu trú ăn uống tiếp tục là những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
f. Tài chính, ngân hàng
- Năm 2021 các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh triển khai quyết liệt các biện pháp ứng phó với tác động của dịch; hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tháo gỡ khó khăn do covid-19, để sớm phục hồi sản xuất kinh doanh; tiếp tục triển khai quyết liệt công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu. Nhờ đó, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực trên các mặt hoạt động.
- Trong năm 2021 vừa qua, mặt bằng lãi suất huy động trên địa bàn khá ổn định. Các tổ chức tín dụng trên địa bàn nghiêm túc chấp hành các quy định về điều hành
30
lãi suất, khơng có hiện tượng cạnh tranh khơng lành mạnh, vượt trần. Lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn phổ biến 4,5-8,4%/năm, trung dài hạn phổ biến 8,4-11%/năm; lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến 4,5%/năm. Nguồn vốn huy động tăng trưởng tốt ước đến cuối năm 2021 đạt 87.699 tỷ đồng, tăng 25,3%, so với cuối năm 2020.
2.1.2.2 Tình hình phát triển xã hội
- Về dân số: Dân số trung bình năm 2021 ước tính 1.314.056 người, tăng 1,34%
so với năm 2020 (tăng 17.434 người). Trong đó: Dân số thành thị 293.012 người, chiếm 22,29%; dân số nông thôn 1.021.044 người, chiếm 77,71%; dân số nam 650.793 người, chiếm 49,52% và dân số nữ 663.263 người, chiếm 50,48%. Hà Tĩnh đang trong thời kỳ “dân số vàng”, trong đó năm 2021, tỷ trọng nhóm dân số dưới 15 tuổi chiếm 28,3% và nhóm dân số trên 65 tuổi chiếm 10,5%. Hà Tĩnh cũng đang trong thời kỳ thuận lợi về nguồn nhân lực - lực lượng quan trọng tạo ra của cải vật chất cho xã hội cho tỉnh. Số lao động tham gia hoạt động kinh tế theo kết quả thu nhập thông tin thị trường lao động năm 2021 là gần 700.000 người (chiếm gần 55% tổng số dân tồn tỉnh.
- Về quản lí đơ thị, đất đai, xây dựng cư bản và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đơ thị: Đã tích cực phối hợp với các ngành cấp tỉnh hoàn thành việc điều chỉnh quy
hoạch chung thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cơng tác đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật, chỉnh trang đô thị được đẩy mạnh. Công tác huy động nguồn lực trong nhân dân xây dựng các cơng trình hạ tầng kĩ thuật được tập trung chỉ đạo. Quản lí đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.
- Về văn hóa xã hội, khoa học – công nghệ: Mạng lưới giáo dục phát triển mạnh,
cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em trên địa bàn thành phố và khu vực. Các tổ chức khoa học - công nghệ trên địa bàn không ngừng được củng cố và phát triển, một số cơ sở nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ quy mơ vùng hoạt động có hiệu quả. Cơng tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao được tăng cường. Cơng tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm. Các chính sách xã hội được chăm lo; công tác bảo trợ xã hội, chính sách người có cơng được chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; các giải pháp thực hiện kế hoạch giảm nghèo bền vững được triển khai tích cực.
31
- Về quốc phòng an ninh: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nhà nước về
nhiệm vụ quốc phịng an ninh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Kết hợp tốt giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh gắn với nhiệm vụ xây dựng các cụm an toàn làm chủ - sẵn sàng chiến đấu, xây dựng khu vực phịng thủ, thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh tồn dân.
Bảng 2.1: Phân tích SWOT đối với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
- Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển, giao thương nội khối ASEAN, nhất là các nước Tiểu vùng sông Mekong mở rộng và với Trung Quốc thông qua nhiều tuyến hành lang kinh tế.
- Tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực tương đối dồi dào, với trữ lượng khống sản lớn; diện tích rừng lớn; nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng; cảng biển nước sâu lớn nhất Bắc Trung Bộ có tiềm năng xây dựng để trở thành trung tâm logistics của Bắc Trung Bộ, giao thương khu vực và quốc tế; có dân số trẻ và lực lượng lao động phổ thông khá dồi dào và đang sẵn sàng tham gia làm việc cho các nhà máy mới xây dựng.
- Quy mơ sản xuất có sự thay đổi tích cực, từng bước chuyển dần từ quy mô nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất tập trung, quy mô lớn.
- Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã có sự đổi mới nhất định trong tư duy và cách tiếp
- Khí hậu khắc nghiệt, địa hình đồi núi bị chia cắt, chất lượng đất đai kém cho phát triển nơng nghiệp, vị trí cảng Vũng Áng - Sơn Dương cách tương đối xa các vùng kinh tế trọng điểm, khối lượng hàng hóa tại chỗ chưa lớn.
- Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng cơng nghiệp cịn thấp hơn so với yêu cầu phát triển kinh tế nên ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, phát triển kinh tế của tỉnh.
- Có hơn 50% lực lượng lao động vẫn đang làm việc trong các hoạt động kinh tế mang lại giá trị thấp.
- Nguồn nhân cơng chất lượng cao cịn hạn chế.
- Chất lượng và hiệu quả tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh còn thấp. Tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu theo chiều rộng, năng suất lao động thấp và năng lực cạnh tranh còn yếu, tiềm năng và lợi thế chưa được khai thác hiệu quả.
32 điều hành nền kinh tế nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.
- Việc sử dụng các nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên đất, tài nguyên nước và nguồn vốn đầu tư cho phát triển KT-XH chưa hiệu quả.
- Ô nhiễm môi trường làm giảm chất lượng sống và tác động tiêu cực tới phát triển tài nguyên du lịch.
- Việc đẩy mạnh cải cách hành chính chưa thực sự đồng bộ và vẫn cần tiếp tục cải cách.
- Công tác lập quy hoạch ở một số lĩnh vực, một số nơi còn chậm, chưa kịp thời.
- Chưa phát huy hết vai trò và lợi thế của liên kết vùng trong phát triển KT-XH của vùng và tỉnh.
Cơ hội (O) Thách thức (T)
- Hà Tĩnh được định hướng “hình thành trung tâm công nghiệp lớn” của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, có nhiều điều kiện thuận lợi trong thu hút nguồn lực vào phát triển cơng nghiệp ở trình độ cao hơn, từ đó tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực.
- Thời kỳ “dân số vàng” ở Hà Tĩnh vẫn diễn ra và kéo dài đến năm 2050, Hà Tĩnh là một tỉnh vốn nổi tiếng với truyền thống hiếu học và học giỏi, với tiềm năng trí tuệ cao. Trong thời đại Công
- Việc huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu tăng trưởng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2022-2030 sẽ trở nên khó khăn hơn và địi hỏi phải có nhiều biện pháp tạo sự khác biệt.
- Cùng với quá trình hội nhập quốc tế và khu vực, các hàng hóa nhập khẩu sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường Hà Tĩnh và có nhiều khả năng các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI sẽ nhập khẩu các hàng hóa để cung ứng cho thị trường trong nước và Hà Tĩnh.
33 nghiệp 4.0, nếu có phương pháp, có cơ chế chính sách phù hợp, tỉnh có thể kết nối thu hút nguồn nhân tài gốc Hà Tĩnh tham gia đóng góp hiệu quả vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. - Cả nước đang tập trung quyết liệt khơng chỉ cải cách thủ tục hành chính, cải cách bộ máy nhà nước mà cịn đưa ra nhiều cơ chế chính sách cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế - Người dân và chính quyền địa phương đã có ý thức bảo vệ mơi trường tốt hơn sau sự cố môi trường năm 2016.
- Hội nhập một cách mạnh mẽ mang lại cơ hội cho tỉnh mở rộng thị trường xuất khẩu và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Việc đẩy mạnh công nghiệp 4.0 một mặt giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao cơ hội tiếp cận thị trường nhưng một mặt cũng là nhân tố chính loại bỏ những ngành nghề có thu nhập trung bình và thơng thường.
- BĐKH sẽ làm gia tăng tần suất xuất hiện nắng hạn, lũ lụt tại Hà Tĩnh, gây thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp; ngành công nghiệp nặng chiếm tỷ trọng khá cao trong nền kinh tế và ngành này có nguy cơ gây hại cho mơi trường và cho con người rất lớn nếu không được giám sát và quản lý chặt chẽ.
- Bối cảnh đặc biệt khó khăn và đầy thách thức, rủi ro khó lường bởi đại dịch Covid 19 gây ảnh hưởng lớn tới KT-XH - Tình hình an ninh trật tự trên các tuyến, các địa bàn, dự án trọng điểm sẽ ngày càng diễn biến phức tạp hơn
Nguồn: Tác giả tự xử lý