Các hoạt động nhằm thu hút vốn FDI vào địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Tên đề tài giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2022 2030 (Trang 40 - 44)

2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh Hà

2.2.1. Các hoạt động nhằm thu hút vốn FDI vào địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

a. Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

- Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh từng bước được hồn thiện, góp phần tích cực và tạo thuận lợi q trình phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư trên địa bàn

- Cơng tác rà sốt, bổ sung các loại quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng cũng đã được triển khai, thực hiện có hiệu quả; Quy hoạch Khu kinh tế và các Khu công nghiệp; Quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025… Hà Tĩnh là một trong 2 tỉnh đầu tiên cả nước hoàn thành thẩm định quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

b. Bổ sung sửa đổi cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; tăng cường cải cách thủ tục hành chính

Thời gian qua, Hà Tĩnh đã có nhiều hành động đem lại kết quả tích cực trong cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường cải cách thủ tục hành chính thơng qua những cơ chế, chính sách; nổi bật như:

35

- Ban hành Quyết định số 17/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015: Quy định tạm thời trình tự thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nhằm cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh đặc biệt là trong lĩnh vực thủ tục hành chính về đầu tư theo hướng cơng khai, minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục, một cửa một đầu mối, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp khi đầu tư và tỉnh Hà Tĩnh.

- Tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông đối với thủ tục đăng ký đầu tư, đăng ký doanh nghiệp theo QĐ số 09/2015/QĐ-TTg ngày 23/3/2015 của Thủ tường Chính phủ.

- Xây dựng và ban hành “Bộ cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” (Văn bản số 7409/ UBND-KT ngày 05/11/2019 của UBND tỉnh)

- Cải cách thủ tục hành chính theo Đề án “Đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thơng trong giải quyết thủ tục hành chính” được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt ngày 27/3/2021, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thơng thống, minh bạch và hấp dẫn.

- Ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh như chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, các dự án công nghệ cao, dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, lĩnh vực xã hội hóa…

- Ban hành, triển khai tích cực và nghiêm túc các đề án thu hút đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh…

- Giai đoạn 2015-2020, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, cơng tác cải cách hành chính đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận và tuyên dương. Theo đó, 4 năm liên tục (từ 2016-2019), tỉnh Hà Tĩnh ln xếp thứ nhất về cải cách hành chính trong khu vực Bắc Trung Bộ. Đến năm 2020 mặc dù chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) 2020 của Hà Tĩnh giảm 4 bậc so với năm 2019, xếp thư 16 trên cả nước với 85,31/100 điểm; nhưng chỉ số SIPAS của tỉnh đạt 8,92/10 điểm (tỷ lệ 89,13%) xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố, tăng 13 bậc so với năm 2019; chỉ số PAPI xếp thứ 5/63 tỉnh, thành phố với 45,005/80 điểm, tăng 11 bậc so với năm 2019. Đặc biệt, trong 10 năm liền, chỉ số PAPI của Hà Tĩnh đều năm trong nhóm 16 tỉnh/thành phố có điểm số cao nhất cả nước.

36

c. Cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Bảng 2.2: Xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (1-63) Hà Tĩnh Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Gia nhập thị trường 8.96 7.32 8.00 8.61 8.45 7.56 8.26 8.08 7.20 Tiếp cận đất đai 7.61 6.00 5.78 5.18 4.96 6.03 6.36 6.14 6.33 Tính minh bạch 5.86 5.65 6.07 6.71 6.38 6.16 6.25 6.70 5.21 Chi phí thời gian 5.15 5.13 6.42 6.45 5.67 5.65 6.51 6.81 8.14 Chi phí khơng chính thức 5.02 4.50 4.17 4.52 4.41 4.76 5.36 5.71 5.61 Cạnh tranh bình đẳng N/A 3.25 3.50 3.35 3.77 3.33 4.73 5.36 6.03 Tính năng động của chính quyền 5.10 4.75 4.56 4.85 5.29 5.73 4.59 6.71 5.62 Dịch vụ hỗ trợ DN 4.13 6.28 5.88 5.75 5.86 6.90 6.97 6.29 6.86 Đào tạo lao

động 5.32 6.08 6.63 5.56 6.34 7.04 6.98 7.08 7.46 Thiết chế pháp lý 2.46 4.27 5.46 4.84 4.24 5.75 5.99 6.12 6.44 PCI 56.2 55.8 58.1 57.2 57.7 61.9 63.9 65.4 64.5 Xếp hạng 35 45 35 45 39 33 23 27 21 Nguồn: https://pcivietnam.vn/

Hà Tĩnh luôn ý thức được tầm quan trọng của chỉ số PCI, xem đây là một kênh thơng tin để chính quyền xem xét, khắc phục, cải thiện chất lượng điều hành, môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư trong và ngồi nước.

Vượt lên những khó khăn, giai đoạn 2015 -2018 từ nhóm trung bình ở vị trí 45 của năm 2015 đã vươn lên nhóm khá năm 2018 và đang “trụ hạng” với những bước tiến ở “top”. Vượt lên những khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và lũ lụt lịch sử, kết quả PCI năm 2020, Hà Tĩnh đã vươn lên vị trí thứ 21/63 tỉnh, thành toàn quốc với 64,56 điểm, tăng 6 bậc nhưng giảm 0,9 điểm so với năm 2019 (năm 2019 xếp vị trí 27 với 65,46 điểm).

Phân tích 10 chỉ số thành phần trong PCI 2020 của Hà Tĩnh cho thấy, có 6 thành phần tăng điểm (tổng điểm tăng 3,46), gồm: tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, dịch

37

vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý, cạnh tranh bình đẳng; 4 thành phần giảm điểm (tổng điểm giả 3,56), gồm: gia nhập thị trường, tính minh bạch, chi phí khơng chính thức và tính năng động của chính quyền.

Chi phí thời gian có sự tăng điểm khá bứt phá (2019: 6,81; 2020: 8,14) cho thấy sự ghi nhận vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp đối với nỗ lực thực hiện chỉ số này của Hà Tĩnh.

Bên cạnh đó, chỉ số cạnh tranh bình đẳng cũng có sự cải thiện đáng kể, từ 5,36 điểm năm 2019 lên 6,03 điểm năm 2020. Với 14 chỉ tiêu, chỉ số này phản ánh cảm nhận của các doanh nghiệp tư nhân về mức độ ưu ái của chính quyền địa phương các cấp, các sở, ngành đối với: doanh nghiệp có phần vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và doanh nghiệp có mối quan hệ...

Theo đánh giá, dù điểm số chưa cao nhưng chỉ số thành phần này của Hà Tĩnh có sự tăng đều trong 5 năm gần đây; song, vẫn còn hạn chế ở một số chỉ số thành phần mà tỉnh cần cố gắng, nỗ lực cải thiện hơn nữa. Như vậy, kết quả này cũng đã thể hiện cộng đồng doanh nghiệp đã ghi nhận nỗ lực của chính quyền các cấp trong việc tạo dựng sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp dân doanh trong nước với doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp FDI về các nguồn lực, tín dụng, thực hiện thủ tục hành chính, đặc biệt trong tiếp cận đất đai…

d. Công tác hỗ trợ và xúc tiến đầu tư

Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid 19, kế thừa kết quả của những phương án XTĐT các năm trước, các hoạt động XTĐT trên địa bàn thời gian qua đang chủ yếu tập trung vào việc giải quyết những khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư để khôi phục sản xuất, kinh doanh trong điều kiện phòng chống dịch; cụ thể như sau:

- Tổ chức hội nghị đối thoại giữa chủ tịch UBND tỉnh với các doanh nghiệp về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong tình hình ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19

- Ban hành Quyết định số 2134/QĐ-UBND ngày 09/7/2020 về việc phê duyệt Đề án phục hồi sản xuất kinh doanh thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19; Nghị quyết số 214/2020/NQQ-HĐND ngày 10/7/2020 của

38

HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh trong điều kiện phòng chống dịch Covid-19…

- Triển khai kịp thời các Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.

- Thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ, cung cấp thông tin, tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

- Xây dựng và ban hành Bộ chỉ số đánh gia năng lực cạnh tranh tại các Sở, ngành địa phương (DCCI)

- Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội đầu tư; triển khai dự án sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư;

- Nâng cấp Cổng thông tin điện tử của các sở, ban ngành, thường xuyên cập nhật các cổng thông tin, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thơng tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư. Cập nhật hình ảnh, nội dụng, in ấn tờ gấp Hà Tĩnh – Tiềm năng và cơ hội đầu tư; xây dựng mới phim về XTĐT của tỉnh; phối hợp với các tạp chí, báo đài của Trung ương và địa phương để quản bá về môi trường đầu tư, sản xuất, kinh doanh của tỉnh;

- Xây dựng và giữ mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có uy tín trong và ngoài nước để tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ trong quảng bá, giới thiệu và XTĐT vào tỉnh như: Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI), Cơ quan Xúc tiến đầu tư Singapore, VCCI, các Trung tâm XTĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cục, vụ liên quan của Bộ Ngoại Giao.

Một phần của tài liệu Tên đề tài giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2022 2030 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)