(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2021)
Hình thức đầu tư Số dự
án
Tổng vốn đăng ký (Triệu USD)
Giá trị Tỷ trọng (%)
100% vốn nước ngoài 62 13.427,13 98,867
Liên doanh 7 153,47 1,13
Hợp đồng BCC 1 0,4 0,03
Tổng số 70 13.581 100
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh
Trong tổng số 70 dự án FDI được cấp phép cịn hiệu lực tính đến 31/12/2021, chủ yếu là hình thức 100% vốn nước ngồi với 62 dự án (chiếm 98,9% tổng vốn đăng ký). Việc tiếp nhận các dự án 100% vốn nước ngồi mang lại những lợi ích cho địa phương như không cần bỏ vốn, tránh được những rủi ro trong kinh doanh, thu ngay được tiền thuê đất, thuế, giải quyết việc làm cho người lao động. Đây cũng là hình thức chủ yếu mà các nhà đầu tư lựa chọn khi đầu tư vào Hà Tĩnh bởi vì ưu điểm của hình thức này là tạo tâm lý thoải mái, tự chủ cho nhà đầu tư. Theo đó, do độc lập về quyền sở hữu nên nhà đầu tư nước ngoài được chủ động đầu tư để cạnh tranh, họ thường đầu tư công nghệ mới, phương tiện kỹ thuật tiên tiến nhằm đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao trình độ tay nghề người lao động. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là nước nhận đầu tư khó tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý, khó kiểm sốt được đối tác đầu tư và khơng có lợi nhuận.
47
Trong khi đó, trên địa bàn Hà Tĩnh, các hình thức đầu tư bằng liên doanh và hợp đồng BCC rất hạn chế cả về số lượng dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngồi ra, một số hình thức đầu tư khác như hợp đồng BOT, BT, BTO vẫn chưa được các nhà đầu tư quan tâm.
2.3. Đánh giá tác động của vốn FDI đến tỉnh Hà Tĩnh
2.3.1. Tác động tích cực của vốn FDI đến tỉnh Hà Tĩnh
2.3.1.1. Tác động tích cực tới phát triển kinh tế a. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
Từ năm 2011 đến nay, Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội tương đối hiệu quả, đặc biệt tỉnh đã quan tâm cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư để phát triển hệ thống hạ tầng. Các dự án đầu tư hạ tầng, công nghiệp lớn như Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương – Formosa Hà Tĩnh; khu công nghiệp Hạ Vàng… là bàn đạp thúc đẩy nền kinh tế; thu hút các nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vào địa bàn tỉnh.
Trong giai đoạn này, trừ năm 2016, kinh tế của Hà Tĩnh chứng kiến tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng nhờ dòng vốn FDI với một số kết quả sau:
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh (%) giai đoạn 2011-2021
Nguồn: Tác giả tự xử lý 11,73 18,05 18,99 20,85 18,36 -14,58 9,9 20,85 9,44 0,53 5,02 -20 -15 -10 -5 0 5 10 15 20 25 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
48
Thứ nhất, GRDP tăng trưởng rất cao trong giai đoạn 2011-2015 khi đang đầu tư
xây dựng Nhà máy Gang thép Formosa, mức tăng trưởng bình quân đạt 17%/năm. Sau sự cố môi trường biển cùng với việc kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng, GRDP năm 2016 lần đầu tiên chịu cú sốc tăng trưởng âm -14,58% nhưng hồi phục nhanh chóng sau khi FHS chính thức đi vào hoạt động đã đem lại nhiều tác động tích cực đến nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế các năm tiếp theo lần lượt đạt 9,9% năm 2017; 20,85% năm 2018; 9,44% năm 2019; 0,53% năm 2020 và 5,02% năm 2021 (là một trong 10 tỉnh có tốc độ tăng trường cao nhất cả nước giai đoạn 2011-2019).
Bảng 2.10: Đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trường GRDP (gss2010) GRDP (giá 2010,tỷ đồng) GRDP gia tăng 2011 2021 2011-2020 % Tổng 19.649 50.401 30.752 100 Nông nghiệp 4.895 6.764 1.869 6,08
Công nghiệp – Xây dựng 3.960 23.237 19.277 62,69
Dịch vụ 9.696 16.054 6.358 20,68
Thuế sản phẩm 1.098 4.346 3.248 10,55
Nguồn: Tác giả tự xử lý Thứ hai, trong giai đoạn 2011-2021, ngành cơng nghiệp – xây dựng đóng góp lớn
nhất vào gia tăng GRDP (chiếm 62,69%), kế tiếp là ngành dịch vụ (20,68%), thuế sản phẩm (10,55%) và nông nghiệp (6,08%). Trong đó lĩnh vực cơng nghiệp là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; từ đó tạo tiền đề giúp
49
các ngành khác phát triển bùng nổ đặc biệt là lĩnh vực xây dựng. Cụ thể, trong 02 năm (2014 và 2015), GRDP ngành xây dựng đạt đỉnh cao lần lượt là 10.618 tỷ đồng và 11.568 tỷ đồng nhờ đẩy nhanh việc xây dựng nhà máy Formosa giai đoạn 1. Công nghiệp và xây dựng là ngành có tốc độ tăng trưởng cao và là ngành có triển vọng trong thời gian tới nhờ các dự án FDI mới tại KKT Vũng Áng có sức ảnh hưởng như: Nhà máy Formosa giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư gần 26 tỷ USD; Nhà máy nhiệt điện II do Sam Sung, Mitsubishi, KEPCO làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư 2,5 tỷ USD…