Sức căng bề mặt của men [3,7]

Một phần của tài liệu tìm hiểu về các loại frit, men frit và phương pháp tính bài phối liệu frit tráng lên tấm ốp lát ceramic (Trang 41 - 43)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ FRIT VÀ MEN FRIT

1.5.2.Sức căng bề mặt của men [3,7]

2. Men đục [3]

1.5.2.Sức căng bề mặt của men [3,7]

Sức căng bề mặt (năng lượng bề mặt) tác dụng lên ranh giới của pha lỏng theo chiều hướng thu nhỏ mặt pha lỏng . Đối với các pha silicat nóng chảy sức căng bề mặt nằm trong khoảng 300dyn/cm.

Sức căng bề mặt thường được định nghĩa là năng lượng cần thiết để tạo nên một đơn vị diện tích bề mặt. Sức căng bề mặt lớn làm men khó chảy láng đều trên bề mặt. Sức căng bề mặt q nhỏ khơng đủ tạo bề mặt láng bóng cần thiết.

Sức căng bề mặt của một pha lỏng silicat nóng chảy phụ thuộc vào nhiệt độ nung hay thành phần hóa của nó. Tính sức căng bề mặt theo phương pháp cộng tùy theo thành phần hóa của men.

Sức căng bề mặt ln có khuynh hướng thu nhỏ ranh giới tiếp xúc của pha lỏng. Tại ranh giới giữa pha lỏng, rắn, khí sẽ hình thành sức căng bề mặt, điều này rất quan trọng trong q trình thấm ướt. Một chất lỏng có sức căng bề mặt lớn ln có khuynh hướng tự co lại thành hình cầu. Điều này có ý nghĩa lớn nếu người ta tráng hai men cách nhau hoặc chồng lên nhau thì phải tính sức căng bề mặt sao cho hai men đó phù hợp nhau.

Nếu tráng hai men cách nhau và muốn có ranh giới tiếp xúc sắc nét thì cả hai men đó phải có sức căng bề mặt bằng nhau. Nếu khơng, men có sức căng bề mặt lớn hơn sẽ co lại, cịn men có sức căng nhỏ hơn sẽ bị men có sức căng lớn hơn kéo giãn ra, sẽ làm nhịe men.

Trường hợp cần trang trí men co người ta có thể dựa vào sức căng bề mặt để điều chỉnh men thích hợp.

Sức căng bề mặt của men lớn, khả năng thấm ướt của men với xương kém, thường xảy ra khuyết tật như phồng rộp, nứt men, bọt sủi tăm cuốn men.

Để có thể xác định sức căng bề mặt có thể tinh theo Dietzel hoặc có thể xác định giống như xác định thủy tinh bằng các phương pháp sau:

Trọng lượng giọt Bppen, cân trọng lượng một giọt và xác định.

So sánh bề mặt thấm ướt của một giọt men với mẫu đã biết (phần lớn ép lại từng viên) trên một bề mặt phẳng sau khi nóng chảy.

Xác định góc thấm ướt bằng cách đo góc ranh giới trong q trình nóng chảy bằng kính hiển vi nhiệt độ cao.

Dựa vào thực nghiệm người ta xác định: - Sức căng bề mặt của men tăng theo dãy sau:

B2O3 < ZnO < CaO < NiO < V2O5 < Al2O3 < MgO < SnO2 < Cr2O3. - Sức căng bề mặt của men giảm theo dãy sau:

SrO2 > BaO > SiO2 > TiO2 > Na2O > PbO > K2O > Li2O.

Người ta có thể điều chỉnh sức căng bề mặt mà không cần thay đổi thành phần hóa bằng cách thay đổi nhiệt độ nung.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về các loại frit, men frit và phương pháp tính bài phối liệu frit tráng lên tấm ốp lát ceramic (Trang 41 - 43)