Cứng của men [3,7]

Một phần của tài liệu tìm hiểu về các loại frit, men frit và phương pháp tính bài phối liệu frit tráng lên tấm ốp lát ceramic (Trang 44 - 46)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ FRIT VÀ MEN FRIT

1.5.4.cứng của men [3,7]

2. Men đục [3]

1.5.4.cứng của men [3,7]

Độ cứng của men là khả năng chịu tác dụng cơ học của men. Với những đặc tính tác động của lực cơ học lên vật liệu khác nhau, vật liệu sẽ thể hiện khả

năng chống tác động khác nhau, nên khơng có một phương pháp chung để đánh giá độ cứng. Có thể xác định độ cứng bằng các phương pháp sau:

- Khả năng chống tác dụng của vạch xước. - Khả năng chống ấn lún (độ cứng tế vi). - Khả năng chống mài mịn.

Mỗi phương pháp đánh giá có ưu điểm riêng, và mỗi phương pháp xác định độ cứng có thể cho kết quả khác nhau. Trong thực tế để xác định độ cứng của men người ta dùng các phương pháp tương ứng với từng loại men.

Đối với sản phẩm sứ dân dụng (chén, bát, đĩa), gạch men, hoặc vật phẩm kỹ thuật thường người ta xác định độ cứng thông qua độ bền chống lại đường vạch (vết xước) và độ bền lún của sản phẩm, còn sản phẩm là gạch lát nền, ống dẫn, các loại trang trí bên ngồi thì chủ yếu đo độ bền chống bào mòn.

1.5.4.1. Độ bền chống lại vết xước

Dùng cho gốm dân dụng, gạch men, gốm kỹ thuật.

Xác định bằng kim cương hay những vật liệu có độ cứng cao, xong đối chiếu với mẫu đã xác định trước theo thanh Mooc.

Theo kinh nghiệm độ cứng của men tăng theo dãy sau: MgO < CaO < SnO < ZnO < Al2O3 < TiO2 và B2O3. Trong đó B2O3 ở hàm lượng dưới 12% tăng độ bền chống vết xước, B2O3 ở hàm lượng trên 12% ngược lại sẽ giảm độ bền chống xước.

Tấm ốp có độ bền chống xước lớn hơn rất nhiều so với tấm lát. - Tấm ốp ≥ 3 Mobs.

- Tấm lát > 5 Mobs.

1.5.4.2. Độ bền lún

Dùng cho gốm dân dụng, gạch men, gốm kỹ thuật.

Độ lún được đo bằng lực ấn xuống của một hình nón bằng kim cương lên bề mặt của men và khi rút lên để lại lỗ trũng.

1.5.4.3. Độ bền chống mài mòn

Độ bền chống mài mòn được biểu thị bằng độ hao mòn trọng lượng của vật liệu sau khi mài.

Hệ số mài mòn được xác định bằng tỷ số giữa mất mát khối lượng mẫu sau khi thử nghiệm với diện tích bị bào mịn (g/cM3).

Tấm lát đặc biệt cần tính chất này. Độ bào mòn của tấm lát nền khoảng 0,1g/cM3.

Người ta có thể xác định bằng cách mài, cày theo phương pháp Scett (phương pháp dội cát lên bề mặt sản phẩm ứng với một độ cao nhất định và sau một thời gian nhất định).

Độ bào mịn khơng chỉ biểu hiện cho độ cứng mà cịn có liên quan đến tính chất đàn hồi, độ sít đặc của sản phẩm.

Theo Weyl thì PbO tuy làm giảm độ bền chống vết xước nhưng lại làm tăng độ bền chống mài mòn.

Theo kinh nghiệm độ bền chống mài mòn tăng theo dãy sau: PbO < Al2O3 < SnO2 < SrO < MgO < CaO < B2O3 < SiO2, riêng B2O3 có độ bền chống bào mịn cao nhất ứng với hàm lượng SiO2 là 12%.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về các loại frit, men frit và phương pháp tính bài phối liệu frit tráng lên tấm ốp lát ceramic (Trang 44 - 46)