Nguyên tắc xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực người học chương 1 cơ chế di truyền và biến dị, sinh học 12, trung học phổ thông (Trang 53)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Nguyên tắc và qui trình xây dựng bộ câu hỏi, bài tập theo hướng đánh giá năng

2.2.1. Nguyên tắc xây dựng

Khi xây dựng CH-BT để đánh giá năng lực người học, ngoài việc quán triệt các ngun tắc chung của lí luận dạy học cịn cần phải xem xét đến tính đặc thù bộ mơn và cách tiếp cận hợp lí nhất khi nghiên cứu mơn học đó. Cách tiếp cận hợp lí nhất đối với phần Di truyền học (Sinh học 12) nói chung và Chương 1. Cơ chế di

truyền và biến dị nói riêng là tiếp cận cấu trúc – hệ thống. Câu trả lời của CH-BT trước là tiền đề cho CH-BT tiếp theo.

Việc xây dựng CH-BT để đánh giá năng lực người học Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12 - Trung học phổ thông tuân theo các nguyên tắc sau:

2.2.1.1. Quán triệt mục tiêu dạy học

Mục tiêu của quá trình dạy học được hiểu là mục tiêu cụ thể đến từng bài học ứng với các nội dung nhất định ở các lĩnh vực: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Thực chất của mục tiêu dạy học là đề ra cái cần đạt tới của người học sau khi học xong bài học đó. Do đó, để có CH-BT tốt thì GV cần phải dựa vào mục tiêu dạy học.

2.2.1.2. Phát huy tính tích cực của học sinh

Việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc dạy kiến thức và quan trọng hơn là dạy phương pháp để HS tự chiếm lĩnh kiến thức, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho HS. Do đó CH-BT phải là cơng cụ có tác dụng kích thích tư duy sáng tạo của HS chứ không phải để HS kể lại, liệt kê nội dung có sẵn.

Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS thì CH-BT phải đảm bảo tính vừa sức, tính kế thừa và phát triển, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của đa số HS. Bên cạnh đó, CH-BT cũng cần có tính phân hóa nhằm đánh giá khách quan, chính xác năng lực học tập của từng HS.

2.2.1.3. Đảm bảo tính chính xác, khoa học

CH-BT dùng để mã hóa nội dung bài học, vì thế chúng cần được xây dựng đảm bảo tính chính xác, khoa học. Đây chính là một điều kiện để CH-BT đáp ứng được mục tiêu dạy học.

2.2.1.4. Đảm bảo nguyên tắc hệ thống

Nội dung môn học là đối tượng trực tiếp trong hoạt động nhận thức của HS. Nội dung môn học ln được biên soạn một cách có hệ thống. Tính hệ thống được quy định bởi chính nội dung khoa học phản ánh đối tượng khách quan có tính hệ thống, bởi lôgic hệ thống trong hoạt động tư duy của HS và bởi bản chất lôgic của CH-BT. Vì vậy, từng CH-BT đưa vào sử dụng phải được sắp xếp theo lôgic hệ thống cho từng nội dung trong SGK, cho từng bài, từng chương…

2.2.1.5. Đảm bảo tính thực tiễn

“Lý luận gắn liền với thực tiễn”, “Nhà trường gắn liền với xã hội”…

Việc xây dựng CH-BT để tổ chức đánh giá năng lực của người học cần có CH-BT gắn kiến thức lí luận với thực tiễn nhằm rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức của HS.

2.2.1.6. Yêu cầu sư phạm đối với câu hỏi, bài tập

Hiệu quả của dạy học và KT-ĐG phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng hệ thống CH-BT sao cho phù hợp. Vì vậy, mỗi CH-BT đưa ra cần đảm bảo các yêu cầu:

- CH-BT phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức để nảy sinh ở HS nhu cầu giải quyết mâu thuẫn.

- CH-BT phải đảm bảo HS có đủ tri thức hay nguồn tài liệu tra cứu, gia cơng tìm lời giải.

- Trong mỗi bài học, CH-BT đưa ra phải đảm bảo nguyên tắc đi từ dễ đến khó. Điều đó tạo hứng thú cho HS tiếp tục nghiên cứu, tìm tịi lời giải cho CH-BT tiếp theo.

- CH-BT phải có nội dung u cầu ngắn gọn, chính xác, rõ ràng.

- CH-BT phải mang tính hệ thống, phù hợp với lơgic cấu trúc bài, chương… sao cho khi trả lời HS thu nhận được hệ thống kiến thức theo lôgic xác định.

- CH-BT phải có nhiều khả năng phát huy tính sáng tạo, chủ động của HS, phải vừa sức, khơng q khó, khơng q dễ, phù hợp với năng lực nhận thức của HS.

- CH-BT không đơn thuần chỉ địi hỏi HS trình bày kiến thức có từ sách giáo khoa mà CH-BT cần có yêu cầu giải thích, phân tích, so sánh, thiết lập mối liên hệ… cho những kiến thức mà HS đọc được từ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo khác.

- CH-BT phải có khả năng đánh giá năng lực và định lượng được, thấy được sự tiến bộ của HS trong từng nội dung bài học.

- CH-BT phải có khả năng đánh giá được các năng lực của học sinh, từ đó thấy được khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng của học sinh trong từng bối cảnh, nhiệm vụ cụ thể.

2.2.2. Qui trình xây dựng

Bước 1: Lựa chọn chủ đề

Để xây dựng CH-BT đánh giá theo năng lực nên chọn một chủ đề tương đối trọn vẹn – tương ứng với một đơn vị kiến thức hồn chỉnh, bởi vì năng lực khơng

thể hình thành được trong một đơn vị kiến thức nhỏ mà cần phải có cả một q trình. Trong q trình đó, tiếp thu kiến thức là một phần. Điều quan trọng nhất đó là việc vận dụng kiến thức trong thực tiễn

Bước 2: Xác định chuẩn KT- KN cần đạt:

- Xác định theo chuẩn được qui định trong chương trình giáo dục phổ thơng mơn Sinh học hiện hành. Chuẩn được xác định bao gồm cả kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực.

- Cần hướng đến sự phát triển năng lực của HS sau một chủ đề. Phát triển năng lực cho HS bao gồm: Các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của bộ môn Sinh học

Bước 3: Lập bảng mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực.

Các mức độ đánh giá theo năng lực nhằm cụ thể hóa chuẩn KT- KN theo các mức độ khác nhau để đánh giá khả năng đạt được của học sinh. Các mức độ này được sắp xếp theo các mức: Nhận biết – thông hiểu – vận dụng – vận dụng cao.

Khi xác định các biểu hiện của từng mức độ cần chú ý đến hướng phát triển của HS qua từng mức độ.

Bước 4: Biện soạn bộ câu hỏi/ Bài tập kiểm tra - đánh giá năng lực theo chủ đề đã xác định và theo các mức độ đã mô tả.

Công cụ đánh giá bao gồm câu hỏi, bài tập có liên quan đến chủ đề và nội dung học tập tương ứng các mức độ. Chú trong tăng cường bài tập thực hành, gắn với các tình huống của cuộc sống, tạo cơ hội để HS được trải nghiệm theo các bài học.

GV nên lựa chọn đa dạng các hình thức câu hỏi để góp phần thực hiện tốt mục đích đánh giá, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh khi làm bài. Biên soạn câu hỏi cần bám sát vào ma trận chủ đề đã thiết lập để thực hiện định hướng phát triển năng lực của HS.

Bước 5. Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt CH-BT để đưa vào sử dụng

Đây là khâu cuối cùng, CH-BT lúc này giống như viên ngọc đã được gọt rũa cẩn thận để đưa vào sử dụng nhằm đạt hiệu quả dạy học cao nhất.

2.2.3. Bộ câu hỏi, bài tập đá nh giá năng lực ngƣời học

Các CH-BT được xây dựng dựa trên mục tiêu cần đạt được của từng bài học và của cả Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị - Phần 5- Sinh học 12 THPT. Các CH-BT nhằm đánh giá khả năng nhận thức về lý thuyết, thực hành vận dụng kết

hợp sự tìm tịi, sáng tạo của HS, đặc biệt là khả năng vận dụng các nội dung, kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống thực tiễn liên (năng lực được hình thành sau khi học sinh học nội dung, bài học đó). Việc xây dựng hệ thống CH-BT đều dựa trên bảng trọng số từng bài học của chương (hay gọi là ma trận). CH-BT có thể là trắc nghiệm tự luận (TNTL) hoặc trắc nghiệm khách quan (TNKQ). Tuy nhiên, trong đánh giá năng lực người học, chúng tôi lựa chọn xây dựng các câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn vì một số lí do sau:

- Có độ tin cậy cao hơn, khả năng đốn mị hay may rủi ít hơn so với các loại câu hỏi khác khi số phương án lựa chọn tăng lên, học sinh buộc phải xét đoán, phân biệt rõ ràng trước khi trả lời câu hỏi.

- Số CH, BT trong một lần KT-ĐG nhiều nên có thể kiểm tra được một cách hệ thống và toàn diện kiến thức, kĩ năng và năng lực của học sinh, tránh được tình trạng học tủ, dạy tủ.

- Có thể tiến hành kiểm tra đánh giá trên diện rộng trong một khoảng thời gian ngắn.

- Có tính chất giá trị tốt hơn và sự phân phối điểm trải trên một phổ rất rộng nên có thể đo được (phân biệt được) rõ ràng các trình độ nhận thức cũng như năng lực được hình thành của từng HS.

- Tạo điều kiện để HS tự đánh giá kết quả học tập của mình một cách chính xác. - Có thể sử dụng các phương tiện hiện đại trong chấm bài và phân tích kết quả kiểm tra, do đó có tính khách quan trong KT-ĐG cao hơn rất nhiều.

Với các CH-BT TNKQ nhiều lựa chọn chúng tôi gạch chân dưới đáp án đúng và sắp xếp một các tương đối mức độ nhận thức mà câu hỏi đó đánh giá, đồng thời liệt kê các năng lực mà có thể đánh giá được của người học thơng qua câu hỏi đó.

2.2.3.1. Một số câu hỏi, bài tập Bài 1: Gen, Mã di truyền, q trình nhân đơi ADN

- Mức độ nhận thức: Nhớ Câu 1: Gen là một đoạn ADN:

A. Mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin. B. Chứa các bộ ba mã hoá các axitamin

C. Mang thơng tin mã hố cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipeptit hay ARN. D. Mang thông tin di truyền.

Câu 2: Q trình tự nhân đơi của ADN diễn ra ở:

A. Tế bào chất B. Riboxom C. Nhân tế bào D. Màng tế bào

Câu 3: Mã di truyền là:

A. Mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin B. Mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin C. Mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin D. Mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin

Câu 4: trong bảng Mã di truyền có bao nhiêu bộ ba:

A, 46 B, 64 C, 54 D, 45

Câu 5: Đặc điểm tính thối hóa của mã di truyền có nghĩa là:

A. Một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại axitamin. B. Một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của nhiều loại axitamin.

C. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mang thơng tin mã hóa cho một loại axitamin. D. Q trình tiến hóa làm giảm dần số mã di truyền của các loài sinh vật.

- Mức độ nhận thức: Hiểu

Câu 6: Trong quá trình nhân đơi ADN, một trong những vai trị của enzim ADN

pơlimeraza là:

A. Bẻ gẫy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN. B. Nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.

C. Tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN. D. Tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.

Câu 7: Nguyên tắc bán bảo toàn trong tổng hợp ADN là:

A. Hai phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ ban đầu

B. Mỗi phân tử ADN con mới gồm hai mạch trong đó một mạch cũ của ADN mẹ, một mạch mới tổng hợp từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp.

C. Một phân tử ADN con giống hệt ADN mẹ, một phân tử ADN con thay đổi cấu trúc D. Một mạch của phân tử được tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn.

Câu 8: Khẳng định nào sau đây khơng đúng khi nói về q trình nhân đơi ADN:

A. Ở mạch khuôn 5’ – 3’, mạch mới được tổng hợp gián đoạn và cần nhiều đoạn mồi. B. Sự tổng hợp mạch mới trên cả hai mạch khuôn đều cần đoạn mồi.

D. Ở mạch khuôn 3’ – 5’, mạch mới được tổng hợp liên tục và không cần đoạn mồi.

Câu 9: Vật chất di truyền của một chủng gây bệnh ở người là một phân tử axit

nuclêic có tỉ lệ các loại nuclêôtit gồm 24%A, 24%T; 25%G; 27%X. Vật chất di truyền của chủng virut này là:

A. ADN mạch kép. B. ADN mạch đơn. C. ARN mạch kép. D. ARN mạch đơn.

Câu 10. Trong cơ chế di truyền ở mức phân tử, các codon khác nhau ở:

A. Số lượng và trình tự các nuclêotit. B. Số lượng và thành phần các nuclêotit. C. Trình tự sắp xếp các nuclêotit D. Thành phần và trình tự các nuclêotit.

- Mức độ nhận thức: Vận dụng

Câu 11: Từ 3 loại nuclêôtit A, U, G sẽ có tối đa bao nhiêu bộ ba mã hóa cho các

axit amin?

A. 27. B. 9. C. 24 D. 23.

Câu 12: Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E.coli này sang mơi trường chỉ có N14

thì sau 5 lần tự sao, trong số các phân tử ADN con có bao nhiêu phân tử ADN còn chứa N15 ?

A. 4. B. 2. C. 6. D. 8.

Câu 13: Một phân tử ADN plasmit có 104

cặp nuclêơtit tiến hành tự nhân đơi 3 lần, số liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các nuclêơtit của ADN là:

A. 160000. B. 159984. C. 139986. D. 140000

Câu 14: Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được

62 mạch pôlinuclêôtit mới. Khẳng định nào sau đây không đúng ?

A. Tất cả các mạch đơn nói trên có trình tự bổ sung với nhau từng đơi một.

B. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 31 phân tử cấu tạo hoàn tồn từ ngun liệu của mơi trường nội bào.

C. Phân tử ADN nói trên đã nhân đơi 5 lần liên tiếp.

D. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 30 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường nội bào.

Câu 15: Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có bốn loại mã di truyền cùng

quy định tổng hợp axit amin prôlin là 5'XXU3'; 5'XXA3'; 5'XXX3'; 5'XXG3'. Từ thông tin này cho thấy việc thay đổi nuclêôtit nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi pôlipeptit.

A. Thay đổi vị trí của tất cả các nuclêơtit trên một bộ ba. B. Thay đổi nuclêôtit đầu tiên trong mỗi bộ ba.

C. Thay đổi nuclêôtit thứ ba trong mỗi bộ ba. D. Thay đổi nuclêôtit thứ hai trong mỗi bộ ba.

Câu 16: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở cả q trình

nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ ? (1) Có sự hình thành các đoạn Okazaki.

(2) Nuclêôtit mới tổng hợp được liên kết vào đầu 3’ của mạch mới. (3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu q trình tái bản. (4) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.

(5) Enzim ADN pôlimeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN. (6) sử dụng các loại nuclêôtit A, T, G, X, U làm nguyên liệu.

Đáp án đúng: A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.

- Mức độ nhận thức: Vận dụng cao

Câu 17: Hàm lượng ADN trong hệ gen của nấm men có kích thước lớn hơn hàm

lượng ADN trong hệ gen của E.coli khoảng 100 lần, trong khi tốc độ tổng hợp và lắp ráp các nuclêôtit vào ADN của E.coli nhanh hơn ở nấm men khoảng 7 lần. Cơ chế giúp tồn bộ hệ gen nấm men có thể sao chép hồn chỉnh chỉ chậm hơn hệ gen của E.coli khoảng vài chục lần là do:

A. Tốc độ sao chép ADN của các enzim ở nấm men nhanh hơn ở E.coli.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực người học chương 1 cơ chế di truyền và biến dị, sinh học 12, trung học phổ thông (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)