Lấy ý kiến chuyên gia về chất lượng các câu hỏi, bài tập theo hướng đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực người học chương 1 cơ chế di truyền và biến dị, sinh học 12, trung học phổ thông (Trang 82)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3.4. Lấy ý kiến chuyên gia về chất lượng các câu hỏi, bài tập theo hướng đánh giá

giá năng lực người học

Để đánh giá, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập đã xây dựng, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của các chuyên gia qua phiếu khảo sát (phụ lục 3).

Các chuyên gia nhận xét, đóng góp ý kiến cho bộ câu hỏi, bài tập: - PGS. TS. Lê Đình Trung

- Giáo viên cốt cán cấp tỉnh bộ môn Sinh học, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, có kinh nghiệm và uy tín về chun mơn bộ mơn sinh học của tỉnh Hịa Bình (28 người). Kết quả cụ thể như sau:

TT Các chủ đề (các bài) trong Chƣơng I Cơ chế di truyền và biến dị - Sinh học 12 THPT Số lƣợng câu hỏi ở 4 mức độ nhận thức Chất lƣợng các câu hỏi, bài tập Nhớ Hiểu Vận dụng Vận dụng cao Hợp Chƣa hợp Đề nghị chỉnh sửa Các câu cần chỉnh sửa (nếu có) 1. Bài 1: Gen, Mã di truyền, q trình nhân đơi ADN

5 5 6 4 26 0 3 1, 4, 13

2. Bài 2: Phiên mã và

dịch mã 5 5 5 5 25 1 3 5, 8, 16

3. Bài 3: Điều hòa hoạt

động của gen 6 5 5 2 25 0 4 1, 2, 15, 16 4. Bài 4: Đột biến gen 2 9 5 3 23 0 6 4, 5, 7, 8 5. Bài 5: NST và đột biến cấu trúc NST 5 5 6 4 26 0 3 12, 13 6. Bài 6: Đột biến số lượng NST 5 5 5 5 25 0 4 1, 14, 16 7. Bài 7: Thực hành: Quan sát các dạng ĐB NST trên tiêu bản cố định và trên tiêu bản tạm thời 6 7 4 3 23 1 5 1, 3, 4, 11

Qua kết quả khảo sát cho thấy, đa số các câu hỏi, bài tập chúng tôi xây dựng được đánh giá là hợp lý, rất ít ý kiến cho rằng các câu hỏi chưa hợp lý (chỉ có 2 ý kiến cho rằng các câu hỏi chưa hợp lý ở bài 2 và bài 7).

2.5. Sử dụng bộ câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của ngƣời học

2.5.1. Nguyên tắc sử dụng câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực người học

- CH-BT trong dạy học trước hết được xem là sản phẩm của tư duy. Đặc điểm cấu trúc và quan hệ giữa các yếu tố đã biết với chưa biết là dấu hiệu quan trọng làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, thiết kế, sử dụng CH-BT trong dạy học. Nói cách khác, CH-BT được GV sử dụng trong quá trình dạy học được coi là cơng cụ mã hóa nội dung dạy học và hoạt động tìm ra câu trả lời của HS được xem là hoạt động giải mã.

- Sử dụng CH-BT trong dạy – học: tùy thuộc vào nội dung mà CH-BT được sử dụng như một phương pháp hay biện pháp tổ chức quá trình dạy – học. CH-BT đóng vai trị là phương pháp tổ chức quá trình dạy – học. Khi CH-BT được giải quyết sẽ mang lại kiến thức chủ yếu, nó quyết định tới việc giải quyết vấn đề học tập, giúp HS lĩnh hội kiến thức mới. Cũng có trường hợp CH-BT chỉ có tác dụng hỗ trợ khi kết hợp nó với các phương tiện dạy học khác trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, làm tăng hiệu quả của việc sử dụng phương tiện đó, khi đó CH-BT đóng vai trị là biện pháp.

- Trong q trình dạy – học, CH - BT ln được sử dụng vào các khâu khác nhau nhằm đạt được mục tiêu khác nhau. Có thể nói, CH-BT có mối quan hệ hữu cơ gắn kết giữa các yếu tố cấu trúc của quá trình dạy – học thành một chỉnh thể toàn vẹn, từ mục tiêu – nội dung – phương pháp – phương tiện và các hình thức tổ chức dạy học. Sự có mặt của CH-BT trong các yếu tố cấu trúc của quá trình dạy học giúp vận hành, thúc đẩy quá trình dạy học đạt được chất lượng cao.

- Để HS hoạt động tích cực, tự lực trong học tập, khâu kiểm tra và tự kiểm tra sẽ góp phần định hướng cho hoạt động dạy và học. Do đó, cần xác định rõ mục tiêu dạy học cụ thể, từ đó sử dụng CH-BT phù hợp để HS tự kiểm tra và tự điều chỉnh cách học nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng và phát triển nhận thức.

2.5.2. Quy trình sử dụng câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của người học

SGK Sinh học 12 được biên soạn nhằm đổi mới cách dạy sao cho phát huy được tính chủ động của người học. SGK cũng đã hướng dẫn cách đánh giá việc học tập của HS thông qua hệ thống các CH-BT. Trong đó chú trọng nhiều đến các CH- BT vận dụng kiến thức, các CH-BT liên hệ với thực tiễn và giải quyết vấn đề của

đời sống. HIện nay, đánh giá HS không chỉ theo kiểu truyền thống là kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút hay 1 tiết mà thông qua các hoạt động trên lớp GV có điều kiện đánh giá được sự hiểu biết của HS, biết được từng HS còn yếu ở các kĩ năng gì, năng lực gì, qua đó giúp HS rèn luyện khắc phục dần các nhược điểm.

Việc sử dụng câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của người học Chương 1. Cơ chế di truyền và biến dị - Phần 5- Sinh học 12 THPT được thực hiện theo quy trình gồm 5 bước như sau:

Bước 1. Xác định mục tiêu KT-ĐG năng lực cho từng phần nội dung (chủ đề).

KT-ĐG năng lực không đơn thuần là ghi nhận kết quả đầu ra cuối cùng, mà quan trọng hơn là thấy được thực trạng q trình dạy – học của thầy và trị, trên cơ sở đó kịp thời đề xuất các quyết định khắc phục thiếu sót và phát huy các ưu điểm.

KT-ĐG năng lực kết quả học tập của HS vì các mục đích: xác định mức độ đạt tới của các mục tiêu dạy học khi kết thúc một giai đoạn (một bài, một chương, một phần, một học kì...) của quá trình dạy học; xác định mức độ đạt tới của việc rèn luyện các kĩ năng học tập: kĩ năng thu thập thơng tin từ SGK, hình vẽ bảng biểu, sơ đồ, kĩ năng tìm thơng tin để trả lời câu hỏi, kĩ năng tư duy lôgic theo hướng quy nạp hoặc diễn dịch, kĩ năng tự kiểm tra đánh giá cho mình và cho bạn... Từ đó GV xác định được kết quả học tập của HS về mọi mặt (kiến thức, kĩ năng, thái độ), phát hiện những gì đã đạt được, những gì chưa đạt, sau đó có biện pháp khắc phục các yếu kém, bồi dưỡng, phát huy những điểm mạnh. Qua đó, GV cũng xem xét lại cách dạy của mình để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu dạy học và đối tượng HS.

Bước 2. Xác định các kiến thức, kỹ năng và năng lực cần kiểm tra - đánh giá cho từng nội dung (chủ đề).

Sau khi nghiên cứu nội dung chương trình GV phải lập danh sách danh mục các kiến thức, kỹ năng và năng lực cơ bản, định ra các kiến thức, kỹ năng và năng lực trọng tâm của từng bài, từng chương và của phần học. Việc xác định kiến thức, kỹ năng và năng lực có thể dựa vào chính nội dung của bài học, của chương, của phần, dựa vào hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng và chỉ dẫn trong sách giáo viên.

Bước 3. Lập ma trận, ra đề kiểm tra và tiến hành tổ chức kiểm tra để đánh giá.

- Quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra:

+ Xác định mục đích của đề kiểm tra: Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.

+ Xác định hình thức đề kiểm tra: Đề kiểm tra có các hình thức sau:

 Đề kiểm tra TNTL;  Đề kiểm tra TNKQ;

 Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng TNTL và

câu hỏi dạng TNKQ.

Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.

Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên cho HS làm bài kiểm tra phần TNKQ độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần TNKQ trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần TNTL.

- Các khâu cơ bản thiết kế ma trận đề kiểm tra:

+ Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra;

+ Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy. Theo thang đánh giá Bloom có 6 cấp độ tư duy, trong giới hạn đề kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì thường kiểm tra 4 cấp độ tư duy: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

+ Quyết định phân phối tỉ lệ % điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...); + Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ %; + Quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng và điểm tương ứng; + Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột và kiểm tra tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;

+ Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.

- Sau khi thiết lập được ma trận đề kiểm tra, GV biên soạn câu hỏi theo ma trận. Việc biên soạn câu hỏi theo ma trận cần đảm bảo nguyên tắc: mỗi câu hỏi chỉ

kiểm tra một chuẩn hoặc một vấn đề, khái niệm; số lượng câu hỏi và tổng số câu hỏi do ma trận đề quy định. Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:

1) Đối chiếu từng CH-BT với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.

2) Đối chiếu từng CH-BT với ma trận đề, xem xét CH-BT có phù hợp với chuẩn cần đánh giá khơng? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp khơng? Thời gian dự kiến có phù hợp khơng?

3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình, năng lực cần đánh giá và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).

4) Hồn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.

- Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra, khâu tiếp theo là tiến hành kiểm tra. Bài kiểm tra có thể trong khoảng thời gian là 15 phút hoặc 45 phút. Khi tiến hành cho HS làm bài cần đảm bảo HS làm bài khách quan, nghiêm túc, không vi phạm quy chế thi, kiểm tra và đảm bảo đủ thời gian làm bài.

Bước 4. Chấm bài, trả bài, sửa bài, nhận xét bài làm của học sinh

Sau khi HS hoàn thành bài kiểm tra, GV dựa vào bài làm của HS, đáp án và thang điểm để chấm, nhận xét bài làm của HS và phải đảm bảo tính chính xác, cơng bằng.

Sau khi kiểm tra, sau một khoảng thời gian nhất định GV phải chấm bài, trả bài, sửa bài cho HS đảm bảo tính kịp thời, có tính giáo dục và động viên sự tiến bộ của HS. Khi đánh giá năng lực, với từng bài của HS GV cần có những lời phê đúng đắn, phù hợp cho những phần làm tốt, đặc biệt cần chỉ rõ những chỗ còn khiếm khuyết và hướng khắc phục để HS suy nghĩ về bài làm của mình.

Bước 5. Thống kê, phân tích kết quả, đánh giá các năng lực được hình thành ở HS

Trong tiết trả bài và chữa bài, GV cần nhận xét bài làm của HS để HS có thể học hỏi và rút kinh nghiệm lẫn nhau. Khi đánh giá kết quả học tập của HS cần phải đánh giá cả quá trình lĩnh hội kiến thức của HS, đặc biệt cần chú trọng đánh giá năng lực vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống và sản xuất.

Qua kết quả bài làm của HS, GV nhận ra phương pháp dạy học đã thực hiện có phù hợp với đối tượng HS đó khơng. Nếu kết quả khơng cao thì GV cần có biện

pháp để điều chỉnh hoạt động dạy cho phù hợp.

Cũng qua kết quả bài làm của mình, qua phân tích đánh giá của GV, từng HS sẽ nhận ra những lỗ hổng trong phần kiến thức đã học, đã tốt ở đâu, chưa tốt ở đâu, vì sao chưa tốt... từ đó có biện pháp điều chỉnh cách học cho kịp thời.

2.5.3. Một số đề kiểm tra cụ thể sử dụng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực người học học

Sau 2 bài học, chúng tôi xây dựng một bài kiểm tra 15 phút theo định hướng đánh giá năng lực để tiến hành KT-ĐG chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS trong 2 bài học đó để đánh giá kiến thức, kĩ năng và năng lực của học sinh. Sau khi kết thúc chương 1 hai tuần, chúng tôi xây dựng một bài kiểm tra 45 phút theo định hướng đánh giá năng lực của học sinh để đánh giá lại toàn bộ kiến thức, kĩ năng và năng lực yêu cầu HS có được sau khi học xong cả chương và để kiểm tra độ bền kiến thức của học sinh. Mỗi lần kiểm tra, chúng tôi xây dựng một đề kiểm tra cho lớp ĐC (đề kiểm tra đối chứng) và một đề TN (đề kiểm tra thực nghiệm).

Các đề kiểm tra đối chứng và thực nghiệm đề có cùng một ma trận đề, cùng số lượng câu hỏi, thời lượng kiểm tra, có cùng các nội dung (chủ đề) kiến thức trong các câu hỏi, và các câu hỏi ở các mức độ nhận thức (nhớ, hiểu, vận dung và vận dụng cao) là như nhau. Chúng tôi chỉ đổi câu hỏi để tránh sự sao chép giữa các lớp và để đảm bảm tính khách quan giữa trong việc kiểm tra ở các lớp khác nhau.

2.5.3.1. Các ma trận đề kiểm tra

- Ma trận đề kiểm tra 15 phút sau bài 1, 2:

Nội dung (chủ đề) Mức độ nhân thức Điểm, tỉ lệ Nhớ Hiểu dụng Vận Vận dụng cao

1. Khái niệm gen 1 câu 1,0 = 10%

2. Mã di truyền 1 câu 1,0 = 10%

3. Nhân đôi ADN 1 câu 2 câu 3,0 = 30%

4. Phiên mã 1 câu 1 câu 2,0 = 20%

5. Dịch mã 1 câu 1 câu 1 câu 3,0 = 30% Tổng 3,0 (30%) 3,0 (30%) 3,0 (30%) 1,0 (10%) 10,0 = 100%

- Ma trận đề kiểm tra 15 phút sau bài 3, 4: Đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức Điểm, tỉ lệ Nhớ Hiểu dụng Vận dụng cao Vận Điều hòa hoạt động gen

Khái niệm 1 câu 1,0 = 10%

Mơ hình cấu trúc

Ôperon Lac 1 câu 1,0 = 10%

Cơ chế điều hịa hoạt động của Ơperon Lac 1 câu 1 câu 2,0 = 20% Đột biến gen

Khái niệm 1 câu 1,0 = 10%

Nguyên nhân 1 câu 1,0 = 10%

Cơ chế phát sinh 1 câu 1 câu 2,0 = 20% Hậu quả, ý nghĩa 1 câu 1 câu 2,0 = 20%

Tổng 3,0 (30%) 3,0 (30%) 3,0 (30%) 1,0 (10%) 10,0 = 100%

Ma trận đề kiểm tra 15 phút sau bài 5, 6: Nội dung (chủ đề) Mức độ nhân thức Điểm, tỉ lệ Nhớ Hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1.NST 1 câu 1 câu 2,0 = 20%

2. Đột biến cấu trúc NST 1 câu 1 câu 1 câu 1 câu 4,0 = 40% 3. Đột biến số lượng NST 1 câu 1 câu 1 câu 1 câu 4,0 = 40%

Tổng 3,0 (30%) 3,0 (30%) 2,0 (20%) 2,0 (20%) 10,0 (100%) Ma trận đề kiểm tra 45 phút Chương 1:

Nội dung (chủ đề) Mức độ nhân thức Điểm, tỉ lệ Nhớ Hiểu dụng Vận Vận dụng cao

1. Khái niệm gen 1 câu 0,033 = 3,3%

2. Mã di truyền 1 câu 1 câu 0,066 = 6,6%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực người học chương 1 cơ chế di truyền và biến dị, sinh học 12, trung học phổ thông (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)