THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực người học chương 1 cơ chế di truyền và biến dị, sinh học 12, trung học phổ thông (Trang 90 - 92)

3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm sử dụng những câu hỏi, bài tập đó trong đánh giá năng lực của học sinh khi dạy học từng bài trong Phần 5-Chương 1- Cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12- THPT. Qua đó xác định được một số năng lực của học sinh được hình thành và phát triển ở Chương 1- Cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12- THPT.

3.2. Đối tƣợng thực nghiệm

Bộ câu hỏi, bài tập đã được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực người học Phần 5-Chương 1- Cơ chế di truyền và biến dị Sinh học 12- THPT

3.3. Khách thể thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở các lớp 12 tại 04 trường THPT trên địa bàn tỉnh Hịa Bình, đó là là trường THPT chun Hồng Văn Thụ, trường THPT Công Nghiệp, trường THPT Lương Sơn, trường THPT Nguyễn Trãi để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài. Ở mỗi trường, chúng tôi chọn một lớp đối chứng và một lớp thực nghiệm như sau:

- Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ: Lớp đối chứng: 12 chuyên Toán với sĩ số là 39; Lớp thực nghiệm: 12 chuyên Hóa với sĩ số là 38.

- Trường THPT Công nghiệp: Lớp đối chứng: 12a1 với sĩ số là 40; Lớp thực nghiệm: 12a2 với sĩ số là 37.

- Trường THPT Lương Sơn: Lớp đối chứng: 12a1 với sĩ số là 37; Lớp thực nghiệm: 12a2 với sĩ số là 38.

- Trường THPT Nguyễn Trãi: Lớp đối chứng: 12a1 với sĩ số là 29; Lớp thực nghiệm: 12a2 với sĩ số là 33.

Tổng số học sinh ở các lớp đối chứng là 146 em và ở các lớp thực nghiệm là 145 em.

3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm

3.4.1. Chọn lớp đối chứng, lớp thực nghiệm

Các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng ở bốn trường THPT mà chúng tôi lựa chọn đều học cùng một chương trình chung của Bộ GD&ĐT tạo hiện nay, (trong đó có các nội dung dạy học về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát

triển năng lực học sinh của Bộ GD&ĐT); cùng một giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học; các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm có điểm số học lực đồng đều nhau về chất lượng (dựa vào kết quả năm học trước, kết quả khảo sát và phân loại HS đầu năm học, theo đánh giá của GV bộ môn Sinh học và GV chủ nhiệm).

Các đề kiểm tra đối chứng và thực nghiệm là tương đương nhau, tuy nhiên ở các lớp kiểm tra đối chứng chúng tôi chỉ chữa bài cho HS và thông báo kết quả đúng sai của từng câu hỏi; cịn ở lớp TN, chúng tơi chữa bài cho học sinh, phân tích đáp án đúng – sai ở từng câu hỏi, phân tích tại sao đúng, tại sao sai, phân tích bài làm của từng học sinh theo hướng tiếp cận năng lực.

3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu

Phân tích số liệu thu được từ TN bằng phần thống kê toán học và mềm Microsoft Xcel, chúng tôi thực hiện như sau:

+ Lập bảng phân phối TN.

+ Tính giá trị trung bình ( ) và phương sai (S2) theo các bước sau: 1) Nhập điểm vào bảng Excel.

2) Đặt con trỏ ở ô muốn ghi kết quả.

3) Chọn lệnh tính trung bình (AVERAGE) để tính , hoặc chọn lệnh tính phương sai (VAR).

+ So sánh giá trị trung bình để đánh giá khả năng hiểu bài của lớp TN so với lớp ĐC. Kiểm định bằng giả thuyết H0 với tiêu chuẩn U của phân bố tiêu chuẩn. Quy xử lý số liệu trên máy vi tính như sau:

1) Nhập số liệu vào bảng tính Excel.

2) Chọn lệnh phân tích dữ liệu (Data analysis) trên thanh công cụ. 3) Chọn lệnh kiểm định: z-test (U- test).

4) Khai báo: điểm của các lớp TN vào khung Variable 1 range. 5) Khai báo: điểm của các lớp ĐC vào khung Variable 2 range

6) Ghi số 0 (giả thuyết H0: 1 = 2=0) vào khung giả thuyết sự khác biệt của giá trị trung bình H0 ( Hypothesized Mean Difference)

7) Khai báo phương sai mẫu TN và phương sai mẫu ĐC vào khung Variance 1 hoặc vào khung Variance 2 (có sẵn trên máy tính).

+ Phân tích phương sai (Analysis of Variance = ANOVA) để khẳng định nguồn ảnh hưởng đến kết quả học tập ở các lớp TN và lớp ĐC là do viê ̣c có da ̣y hay không dạy học tích hợp vận dụng kiến thức liên mơn trong NCKH vào quá trình dạy – học.

Quy trình như sau:

1) Nhập số liệu vào bảng tính Excel.

2) Gọi lệnh phân tích dữ liệu (lệnh Menu Tools và chọn Data analysis). 3) Chọn lệnh: một nhân tố (Single Factor) .

4) Khai báo vùng dữ liệu (Input): bảng điểm của các lớp ĐC và TN. 5) Khai báo vùng đặt kết quả phân tích (Ouput).

3.5. Kết quả TN

3.5.1. Kết quả định lượng

Kết quả TN được phân tích để rút ra các kết luận khoa học mang tính khách quan. Chúng tơi sử dụng phân tích, đánh giá mứ c đơ ̣ tiến bô ̣ của ho ̣c sinh qua các lần kiểm tra.

3.5.1.1. Kết quả đi ̣nh lượng với các lớp TN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực người học chương 1 cơ chế di truyền và biến dị, sinh học 12, trung học phổ thông (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)