Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty công ty cổ phần thương mại vận tải quốc tế intralink (Trang 25)

2.2` Phân tích tình hình tài chính cơng ty

2.2.1. Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty

2.2.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sản.

Trong giai đoạn 2019-2021, có thể thấy tổng tài sản của Công ty Cổ Phần Thương Mại Dịch vụ Vận tải quốc tế Intralink có xu hướng tăng mạnh nhưng tụt dốc ở năm 2020 do dịch bệnh bùng phát. Trong 3 năm quy mô của Intralink vượt mốc trên 16.000 tỷ đồng mỗi năm, cao hơn so với giai đoạn 2019-2020 khi chỉ đạt mốc trên 15,4 nghìn tỷ đồng.

Biểu đồ 2.2.1.1. Tổng tài sản Công ty Intralink giai đoạn 2019-2021

(Đơn vị: Tỷ đồng)

(Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp) Đối với những doanh nghiệp mà mục tiêu cần đạt được là tăng trưởng và phát triển, chiến lược tăng trưởng nhằm vào việc thực hiện các mục tiêu: tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp. Để tăng trưởng, doanh nghiệp có thể thực hiện bằng nhiều phương án chiến lược khác nhau.

15,000 15,200 15,400 15,600 15,800 16,000 16,200

20

Giai đoạn đầu, doanh nghiệp thường áp dụng các chiến lược tăng trưởng tập trung để hoạt động trong một ngành kinh doanh đơn thuần và trong khuôn khổ thị trường nội địa. Sau đó, doanh nghiệp có xu hướng sử dụng các chiến lược tăng trưởng bằng hội nhập với bên ngoài để tạo ưu thế cạnh tranh của mình trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Để mở rộng hoạt động của mình, doanh nghiệp tận dụng các cơ hội kinh doanh mới để tăng trưởng qua đa dạng hóa hoạt động và đi vào kinh doanh đa ngành.

Nhận thấy rõ được nhu cầu cho ngành vận tải ngày càng cao, năm 2019 công ty vận tải Intralink đang nỗ lực chuyển mình bằng việc đầu tư nhiều đến phương tiện vận chuyển, đào tạo đội ngũ lái xe nâng cao tay nghề, nâng cao hiểu biết về các tuyến đường, nhằm đem đến dịch vụ vận tải bằng đường bộ tốt nhất cho khách hàng.

Nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ nhân viên Intralink luôn đầu tư cao cho việc nâng cao trình độ nhân viên, đào tạo chun mơn nghiệp vụ cho đội ngũ lái xe của công ty. Khách hàng chỉ thật sự đặt niềm tin vào những đơn vị vận chuyển có đội ngũ nhân viên giỏi, chuyên môn cao, tác phong làm việc nhanh nhẹn, thái độ phục vụ khách hàng niềm nở, đặc biệt là yếu tố thông thạo đường đi lối lại, lái xe có trình độ, cẩn thận và ln có trách nhiệm với hàng hóa mà mình đang vận chuyển.

Là một trong những doanh nghiệp vận tải đứng đầu trong nghành, Intralink đã và đang dần khẳng định bản thân trên thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường Quốc Tế nói chung. Trong 3 năm gần đây, ta có thể thấy được sự phát triển mạnh mẽ của công ty thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bên trên. Doanh thu của năm 2021 đã tăng 0,76 lần tương đương với gần 5% so với năm 2020 (từ 15.431 tỉ đồng lên 16.194 tỉ đồng). Một trong những lí do của sự tăng trưởng này chính là cơng ty đang mở rộng thêm thị trường kinh doanh quốc tế, phát triển hội nhập. Đây là một con số không lớn nhưng cũng đủ để thấy sự tăng trưởng từng bước qua các năm của Intralink. Là bước đệm để Intralink ngày càng phát triển và lớn mạnh trong và ngồi nước.

Đi kèm theo đó, Intralink đã tuyển thêm 15 lao động để tăng thêm năng suất lao động sản xuất, chủ yếu là tuyển lao động phòng kinh doanh và phòng sản xuất. Đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên doanh thu của công ty đã tụt dốc đáng kể, giảm 0,65 lần tương đương với 9,59% so với năm 2019(từ 16.084 tỉ đồng xuống 15.431 tỉ đồng). Sự giảm mạnh về doanh thu khiến cho công ty đã phải sa thải 13 nhân viên vì khơng cịn đủ ngân sách để chi trả tiền lương cho họ.

Để phân tích rõ hơn về tình hình biến động tài sản giai đoạn 2019-2022 của Intralink, ta có bảng sau:

21

Bảng 2.2.1.2. Tình hình biến động quy mơ và cơ cấu tài sản Công ty Cổ Phần Thương Mại Dịch vụ Vận tải quốc tế Intralink giai đoạn 2019-2021

(Đơn vị: đồng)

22

(Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp) Từ bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn và nợ dài hạn là rất lớn. Điều này cho thấy doanh nghiệp phải dựa vào các khoản vay nợ (sự hỗ trợ của tổ chức tín dụng bên ngồi), chủ yếu là các khoản vay nợ ngắn hạn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là như sau:

Năm 2019, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là 2.405.166.700.437 đồng, Còn đối với tài sản dài hạn của năm 2019 là 13.719.885.215.346 đồng.

Năm 2020: Sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng cao hơn so với năm 2019. Ngoài ra sự chệnh lệch giữa tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn cũng vẫn ở mức cao.

Năm 2021: Sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn vẫn ở mức cao. Doanh nghiệp có nguồn tài sản dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, tuy nhiên chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ cao.

Tuy nhiên, doanh nghiệp những năm vừa qua phải trải qua rất nhiều sóng gió do sự cạnh tranh khốc liệt của vận tải, cũng như rất nhiều doanh nghiệp vận tải nước ngoài bắt đầu khai thác vào thị trường Việt Nam. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp những năm gần đây.

Cuối năm 2020, tổng tài sản của Intralink đạt 15.431 tỷ, giảm 694 tỷ so với năm 2019, mức giảm tương ứng 9,56%. Nguyên nhân tổng tài sản giảm là do tài sản ngắn hạn tăng từ 2.405 tỷ (năm 2019) lên 4.917 tỷ, tương ứng 2.512 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu do hàng tồn kho tăng 70,07 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 10,5%. Hàng tồn kho tăng nguyên nhân lớn nhất là do nguyên vật liệu tăng, nguyên nhân tiếp theo khiến tài sản ngắn hạn tăng là do tăng của các khoản phải thu ngắn hạn

15%

85%

TỔNG TÀI SẢN

23

là 448,423 tỷ, tương ứng tăng 10,2%, nguyên nhân khoản mục này tăng là do khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 9,8% so với năm 2019.

Bên cạnh đó, tài sản dài hạn năm 2020 giảm 350 tỷ so với năm 2019, tương ứng giảm 5.67%. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do tài sản cố định và giảm tài sản dở dang dài hạn, mức giảm của hai khoản mục này so với năm 2019.

Khấu hao tài sản cố định giảm do công ty đã thế chấp một số tài sản cố định hữu hình cho các khoản vay ngắn hạn và dài hạn; Đồng thời chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm so với năm 2019 là do một phần chi phí đã được thế chấp cho các khoản vay dài hạn.

Từ đó có thể thấy, tuy tài sản ngắn hạn năm 2020 tăng nhưng mức tăng của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn mức giảm của tài sản dài hạn, điều này dẫn đến tổng tài sản năm 2020 giảm so với năm 2019.

Tổng tài sản Intralink tính đến quý IV/2021 đạt 16.194 tỷ, tăng tương ứng 69 tỷ, mức tăng 0,04% so với năm 2020. Nguyên nhân chính là do tài sản ngắn hạn tăng 259 tỷ và tài sản dài hạn giảm 507 tỷ đồng.

Tài sản ngắn hạn năm 2021 tăng 569 tỷ đồng so với năm 2020, tương ứng mức tăng 11,5%. Nguyên nhân chủ yếu gây ra mức tăng này là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng 507 tỷ, tương ứng tăng 13,67% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng mạnh nhất của khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền trong giai đoạn 2019-2021, cao hơn mức tăng năm 2020 so với năm 2019.

Lí do là bởi năm 2021 với bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam chịu khủng hoảng lớn do dịch bệnh, việc các doanh nghiệp cần tiền mặt để chủ động trong việc thanh toán các khoản nợ tới hạn cũng như đề phịng các rủi ro nợ khó địi là vơ cùng cần thiết và với Intralink cũng vậy.

Tài sản dài hạn trong năm 2021 tăng 193 tỷ đồng, tương ứng tăng 0,18%, chủ yếu do chi phí khấu hao tài sản cố định hàng năm tăng mạnh 529 tỷ đồng so với năm 2019. So với năm 2021,tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng khiến tổng tài sản của Intralink năm 2021cũng tăng theo đáng kể.

24

2.2.1.2. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn

Cũng giống như tài sản, tổng nguồn vốn của Intralink cuối năm 2020 đạt so với năm 2019. Tính đến hết quý IV/2021, tổng nguồn vốn của Intralink là so với cùng kỳ năm 2020.

Để thấy rõ hơn sự biến động nguồn vốn của Intralink, ta có bảng phân tích số liệu sau:

Bảng 2.2.1.3. Tình hình biến động quy mơ và cơ cấu nguồn vốn Công ty Cổ Phần Thương Mại Dịch vụ Vận tải quốc tế Intralink giai đoạn 2019-2021

Đơn vị: Đồng

25

(Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp)

Nhìn vào bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ở trên, chúng ta có thể thấy được sự biến động tăng giảm cả về quy mô và cơ cấu của các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn của doanh nghiệp.

Cuối năm 2020, tổng nguồn vốn của Intralink đạt 15.039 tỷ, giảm 592 tỷ so với năm 2019, tương đương mức giảm 9,62%. Nguyên nhân khiến quy mô tổng nguồn vốn năm 2020 giảm là do nợ phải trả giảm và vốn chủ sở hữu đều giảm.

Nợ phải trả năm 2020 giảm 378 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 9,53% so với năm 2019. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do VCSH giảm từ 7.577 tỷ xuống 7.364 tỷ , tương ứng giảm 213 tỷ đồng, mức giảm này lên đến 9,72%. Mức giảm này được gây lên bởi các khoản vay dài hạn ngân hàng tăng. Nợ ngắn hạn giảm 374 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 10% so với năm 2020.

Như vậy có thể thấy trong năm 2020, Intralink có xu hướng tăng sử dụng nợ dài hạn và giảm sử dụng nợ ngắn hạn, điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc duy trì dịng tiền và ln chuyển vốn trong thời gian dài.

Vốn chủ sở hữu năm 2020 giảm 213 tỷ, tương ứng giảm 9,72% so với năm 2019, đây là mức giảm không quá cao nhưng biểu hiện rõ thay đổi xu hướng sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Năm 2021, tổng nguồn vốn của Intralink tăng từ 16.288 xuống còn 15.039 tỷ đồng, tương ứng mức tang 1.249 tỷ % so với năm 2020. Do nợ phải trả và VCSH đều tăng mạnh.

52% 48%

TỔNG NGUỒN VỐN

26

Nợ phải trả năm 2021 tăng từ 7.675 tỷ lên 8.696 tỷ so với năm 2020, tương ứng tăng 13,3%, do nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của Intralink cũng tăng, cụ thể là tăng cổ tức phải trả cho cổ đông.

Vốn chủ sở hữu năm 2021 tăng 228 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 0,30% so với năm 2020. Nguyên nhân gây tăng chủ yếu là do nguồn vốn mà Intralink bỏ vào quỹ đầu tư tăng lên 154 tỷ đồng, tương ứng tăng 25% so với năm 2020

Từ phân tích trên có thể thấy được, trong năm 2021, Intralink vẫn tiếp tục đưa thêm vốn vào quỹ đầu tư phát triển và đã tất toán được một số các khoản vay dài hạn, giúp giảm áp lực nợ vay cho doanh nghiệp. Việc tăng nợ phải trả là do tăng trả cổ tức cho cổ đông, điều này chứng tỏ vốn hố của doanh nghiệp trên thị trường có dấu hiệu tăng tốt. Điều này hồn toàn hợp lý với bối cảnh kinh tế - xã hội năm 2021, khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, hầu hết các lĩnh vực đều bị đình trệ.

Ta thấy phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao chiếm gần ½ tổng nguồn vốn chứng tỏ doanh nghiệp có mức độ độc lập tài chính khá tốt, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và người cho vay. Tuy nhiên không phải tỷ lệ của vốn chủ sở hữu cao bao giờ cũng tốt, bởi doanh nghiệp sẽ khơng thể sử dụng được địn bẩy tài chính từ các khoản nợ chiếm dụng nên mất cơ hội đầu tư sinh lời.

2.2.2. Phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty Cổ Phần Thương Mại Dịch vụ Vận tải quốc tế Intralink giai đoạn 2019-2021

2.2.2.1. Phân tích tình hình biến động doanh thu

Trong năm 2021, nền kinh tế Việt Nam và thế giới diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid19 bùng phát tạo cú sốc lớn làm nền kinh tế thế giới và thương mại tồn cầu suy thối. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi từ kết quả tăng trưởng tích cực trong năm 2020 thì kinh tế xã hội đối mặt với khơng ít khó khăn.

Vì vậy, ngành vận tải nói chung và Intralink nói riêng cũng đã có một khởi đầu hết sức khó khăn, dưới tác động của dịch Covid19 và trong giai đoạn giãn cách xã hội đã làm cho hầu hết các cửa hàng không ngừng vận hành do ảnh hưởng của dịch bệnh lây lan, lượng hàng về giảm. Cùng với tình hình thời tiết diễn biến thất thường như tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đến sớm và diễn biến khó lường tại đồng bằng sông Cửu Long, mưa lũ lịch sử trong tháng 10 kéo dài tại nhiều địa phương cả nước, đặc biệt gây ngập lụt và sạt lở nghiêm trọng tại miền Trung. Tất cả đó là những nguyên nhân trực tiếp tác động đến việc giảm nhu cầu vận tải trong năm 2021.

27

Bảng 2.2.2.1. Biến động về quy mô doanh thu Công ty Cổ Phần Thương Mại Dịch vụ Vận tải quốc tế Intralink giai đoạn 2019-2021

(Đơn vị: Tỷ đồng)

(Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp) Là một trong những doanh nghiệp vận tải đứng đầu trong nghành, Intralink đã và đang dần khẳng định bản thân trên thị trường Việt Nam nói riêng và thị trường Quốc Tế nói chung. Trong 3 năm gần đây, ta có thể thấy được sự phát triển mạnh mẽ của công ty thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở trên. Doanh thu của năm 2020 đã tăng 35,8% so với năm 2019 (từ 42.980 tỉ đồng lên 58.367 tỉ đồng). Một trong những lí do của sự tăng trưởng này chính là cơng ty đang mở rộng thêm thị trường kinh doanh quốc tế. Đây là một con số không lớn nhưng cũng đủ để thấy sự tăng trưởng qua các năm của Intralink.

Đi kèm theo đó, Intralink đã tuyển thêm 15 lao động để tăng thêm năng suất lao động sản xuất, chủ yếu là tuyển lao động phòng sản xuất. Đến năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên doanh thu của công ty đã tụt dốc đáng kể, giảm 59,46% so với năm 2020 (từ 58.367 tỉ đồng xuống 23.660 tỉ đồng). Sự giảm mạnh về doanh thu khiến cho công ty đã phải sa thải 21 nhân viên vì khơng cịn đủ ngân sách để chi trả tiền lương cho họ.

2.2.2.2. Phân tích tình hình biến động chi phí

Chi phí là dòng tiền ra, dòng tiền trong tương lai hoặc phân bổ dòng tiền ra trong quá khứ xuất phát từ các hoạt động kinh doanh diễn ra trong cơng ty. Để có thể đánh giá được thực trạng sử dụng cũng như mức độ hợp lý, hiệu quả trong việc phân bổ

0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000

28

chi phí của doanh nghiệp thì việc phân tích quy mơ và cơ cấu chi phí là vơ cùng cần thiết.

Bảng 2.2.2.2. Biến động về quy mơ chi phí Cơng ty Cổ Phần Thương Mại Dịch vụ Vận tải quốc tế Intralink giai đoạn 2019-2021

(Đơn vị: Tỷ đồng)

(Nguồn: Tính tốn từ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp) Chi phí ở đây gồm giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác. Tổng chi phí của cơng ty ở mức khá cao và có xu hướng tăng giảm theo doanh thu. Tương ứng với sự thay đổi của doanh thu, chi phí sản xuất năm 2019 đã tăng 9,237 tỉ đồng so với năm trước (tăng từ 27,323 tỉ đồng lên 36,560 tỉ đồng). Doanh thu tăng đi kèm với các khoản chi phí khác đều phải tăng theo, đặc biệt là chi phí giá vốn hàng bán.

Tuy nhiên, trong năm này chi phí chỉ tăng khoảng 50% so với lợi nhuận tăng được cho thấy doanh nghiệp đã làm tốt trong công tác quản lí chi phí. Doanh thu tăng

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty công ty cổ phần thương mại vận tải quốc tế intralink (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)