1.3 .Trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1. Vị trí của trường trung học cơ sở
Điều 2, Điều lệ trường trung học quy định: “Trường trung học cơ sở là cơ sở giáo dục của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc tiểu học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thơng. Trường trung học cơ sở có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng”.
Trường THCS là bậc học trung gian giữa TH và THPT, là giai đoạn quan trọng mà HS cần phải bổ sung đầy đủ kiến thức cơ bản của bậc học TH
và tích lũy đầy đủ, tồn diện kiến thức của bậc THCS để chuẩn bị học lên THPT hoặc học tiếp vào các trường nghề hoặc trung học chuyên nghiệp. Giáo dục THCS được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp 6 đến lớp 9, HS vào học lớp 6 phải hồn thành chương trình TH, có độ tuổi là mười một tuổi. Chất lượng học tập của HS ở bậc này quyết định năng lực làm việc, tư duy sáng tạo, kỹ năng sống của mỗi con người. [19, tr.39]
Trƣờng trung học trong hệ thống GDQD
Nhà trường là đơn vị cấu trúc cơ bản của hệ thống giáo dục quốc dân. Hệ thống nhà trường được chia thành cấp học, từng loại trường khác nhau.
Nhà trường do cơ quan nhà nước thành lập hoặc cho phép thành lập để chuyên trách việc đào tạo con người theo yêu cầu của nền KT-XH, của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử.
Nhà trường bao gồm các thành tố: Cơ sở vật chất; Đội ngũ nhà giáo; học sinh; người quản lý; Mục tiêu; Nội dung; Phương pháp giáo dục và các điều kiện giáo dục. [19, tr.39]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lí nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường thực hiện theo nguyên lí giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”