Trình độ đào tạo của GV THCS Quận Lê Chân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ở trường trung học cơ sở quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 50)

Tổng số CB, GV, NV Trong đó Biên chế Hợp đồng

Tổng BGH Giáo viên Nhân viên Tổng Giáo viên Nhân viên 2012-2013

616 526 32 459 35 90 72 18

2013-2014

797 584 32 521 31 213 169 44

2014-2015 788 582 31 521 30 206 162 44

[Nguồn phòng Giáo dục và Đào tạo quận Lê Chân]

Bảng 2.7. Cơ cấu giáo viên theo mơn học

Tốn Hóa Sinh Văn Sử Địa GD

CD CN Tin NN Các mơn khác Trình độ Đạt chuẩn Trên chuẩn Dƣới chuẩn Số lƣợng 135 34 35 38 127 41 36 25 29 14 89 80 100% 85.4 % 0% Thừa 14 4 4 2 24 3 0 0 0 0 5 0 Thiếu 0 0 0 0 0 0 0 3 2 3 0 5

[Nguồn phòng Giáo dục và Đào tạo quận Lê Chân năm học 2014-2015]

Bảng 2.8. Trình độ đào tạo của GV THCS Quận Lê Chân Năm học TS Năm học TS GV Đạt chuẩn Trên chuẩn Trình độ N.N Trình độ Tin học A >A A >A 2012-2013 693 693 589 246 447 215 478 2013-2014 690 690 582 254 453 231 459 2014-2015 683 683 583 250 433 226 457

Việc chỉ đạo và triển khai học tập và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy chính là khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện của ngành GD&ĐT thành phố Hải Phịng nói chung và GD ĐT Quận Lê Chân nói riêng , trong đó giáo viên THCS luôn được đánh giá dẫn đầu, đến nay 100% CBGV đã biết sử dụng CNTT trong giảng dạy. ( bảng 2.8)

Bên cạnh việc chú ý bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngành GD&ĐT Hải Phòng đã phát động phong trào học và sử dụng ngoại ngữ trong các nhà trường. Đến năm học 2014-2015 GV bậc THCS Quận Lê Chân đã có 100% số GV có chứng chỉ Ngoại ngữ có thể sử dụng trong giao tiếp và trong giảng dạy, trong đó: trình độ A chiếm tỉ lệ 36,6 %; trình độ B trở lên chiếm tỉ lệ 63,4%. ( bảng 2.8)

Bảng 2.9. KQ tự KT nội bộ GV THCS Quận Lê Chân

[Nguồn phòng Giáo dục và Đào tạo quận Lê Chân]

Kết quả tổng hợp bảng kết quả tự kiểm tra nội bộ cho thấy: trình độ kiến thức, năng lực dạy học của giáo viên đa số đạt mức khá, một số ít cịn ở mức độ trung bình. Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, số giáo viên có năng lực giỏi cịn ít, do đó với việc đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên phải có sự nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao năng lực dạy học mới hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Trong những năm qua, Giáo dục và Đào tạo quận Lê Chân đã khẳng định được vị thế của mình đối với Giáo dục và Đào tạo thành phố về chất lượng đội

Năm học TS Số GV đƣợc TT Tốt Khá Đạt YC Không Đạt YC 2012 -2013 693 680 220 443 17 0 2013-2014 690 672 215 442 15 0 2014 -2015 683 675 221 438 16 0

ngũ nhà giáo và chất lượng học sinh giỏi, học sinh đại trà. Để có được kết quả ấy là bởi quận đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục là hoạt động chuyên môn và phong trào thi đua “Hai tốt” là kim chỉ nam cho mọi hoạt động giáo dục của quận.

Muốn dạy tốt phải có đội ngũ nhà giáo giỏi. Đây được xác định là khâu then chốt thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục của quận. Với tổng số cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên năm học 2014 -2015 là : 788 trong đó

CBQL : 31 ( 100% trên chuẩn)

Giáo viên : 683 (100% đạt chuẩn trong đó có 85% trên chuẩn) Nhân viên : 74 (100% đạt chuẩn trong đó có 65% trên chuẩn)

Như vậy, theo quy định, một số mơn học cịn thiếu giáo viên. Cụ thể là: GDCD thiếu 3; Môn Tin thiếu 3; môn Công nghệ thiếu 2, các môn khác ( TD, ÂN, MT) thiếu 5

Một số bộ môn , số giáo viên thừa. Cụ thể là: Mơn Tốn thừa 14; mơn văn thừa 24; mơn ngoại ngữ thừa 5; mơn Lý, hóa thừa 4. ( Bảng 2.7)

Từ thực tế đội ngũ trên, quận đã có nhiều hình thức động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên theo học các lớp đạt chuẩn và trên chuẩn. Chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý. Năm 2005, quận mới có 02 đồng chí cán bộ, giáo viên có bằng thạc sĩ. Đến nay, số cán bộ, giáo viên có bằng thạc sĩ quản lý và chun mơn là 16 đồng chí và có 14 đồng chí đang theo học. Đội ngũ nhà giáo cấp THCS đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 85%; cấp tiểu học, đạt chuẩn 99%, trên chuẩn 85%; bậc học mầm non đạt chuẩn 98%, trên chuẩn 57%. Hàng năm, số cán bộ, giáo viên được cử đi học nâng cao trình độ quản lý, trình độ chun mơn, trình độ chính trị, tin học, ngoại ngữ đạt 15% -17%.

Công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi luôn được quan tâm. Nhiều năm qua, trong các kì thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở và thành phố, quận Lê Chân ln đứng đầu thành phố. Tỷ lệ trung bình giáo viên dạy giỏi hàng năm cấp cơ sở

đạt 28%, cấp thành phố (4 năm một lần đạt 9%). Trong kì thi giáo viên dạy giỏi các cấp ( Năm học 2014 -2015) đạt kết quả như sau:

Tổng số GV giỏi cấp quận: 181 GV trong đó: Giỏi: 89 ; Khá: 92

Tổng số GV giỏi câp Thành phố: 46 trong đó: Giỏi: 39 GV; Khá: 7 GV Thủ khoa: 5 môn (5GV); Á khoa: 6 môn (7 GV)

Quận Lê Chân dẫn đầu thành phố về số lượng giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên giỏi cấp Thành phố và có số lượng thủ khoa, á khoa nhiều nhất thành phố, đồng thời được Sở giáo dục và đào tạo ghi nhận về công tác chuẩn bị và tổ chức hội thi giáo viên giỏi và lễ tổng kết hội thi.Trong số 13 giáo viên đạt thủ khoa thì quận Lê Chân có 05 đồng chí (tồn thành phố có 15 quận, huyện).

Công tác chỉ đạo chun mơn của Phịng Giáo dục và Đào tạo cũng rất khoa học và bài bản:

- Quán triệt thực hiện nghiêm túc khung chương trình giảng dạy của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phân phối chương trình giảng dạy các bộ môn của Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Tổ chức kiểm tra quy chế chuyên môn thường xuyên các trường về sổ điểm, giáo án, sổ chủ nhiệm, sổ sinh hoạt nhóm, sổ báo giảng...

- Xây dựng quĩ đề, ma trận, đáp án ở tất cả các môn và ở tất cả các khối lớp. Phòng GD đã thẩm định chất lượng đề của từng trường, có đánh giá, nhận xét và xếp loại cụ thể.

- Phòng Giáo dục đã chỉ đạo các trường sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học có hiệu quả, tăng tính thực hành, giảm tải và giảm thiểu lý thuyết.

- Với đặc thù giáo viên âm nhạc, mỹ thuật, thể dục ở các trường ít, từ năm học 2008-2009, Phòng Giáo dục đã chỉ đạo tồn quận tổ chức sinh hoạt nhóm chun mơn chung cho tất cả giáo viên tồn quận ở ba bộ mơn này, mỗi tháng một buổi sinh hoạt chuyên môn chung vào tuần 1 của tháng. Giáo viên được chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm dạy bài khó, dạy theo hướng đổi mới....

Nhiều năm Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Lê Chân xác định việc tổ chức các chuyên đề chuyên môn cấp trường, cấp quận là một trong những biện pháp nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Năm học 2014 -2015 phòng Giáo dục và Đào tạo quận đã chỉ đạo các trường tổ chức thành công nhiều Hội thảo, chuyên đề cấp quận và thành phố như:

Chuyên đề: “Bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Tốn và tiếng Anh” và “Ứng phó với biến đổi khí hậu” - THCS Trần Phú; “Đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chun mơn theo hướng nghiên cứu bài học mơn Tốn”, “ Rèn kỹ năng sống” - THCS Nguyễn Bá Ngọc, THCS Tô Hiệu;” Dạy học đổi mới đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất năng lực học sinh của THCS Ngô Quyền, Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và dạy học THCS Lê Chân, chuyên đề “ Giữ vững chủ quyền biển đảo”- THCS Võ Thị Sáu, “Giữ gìn phát huy di sản văn hóa và truyền thống địa phương” - THCS Dư Hàng Kênh, dạy học theo phương pháp” Bàn tay nặn bột”- THCS Vĩnh Niệm, Hoàng Diệu …. Các chuyên đề đều được đầu tư về nội dung, phát huy trí tuệ tập thể và đặc biệt đã đi đúng hướng theo tinh thần chỉ đạo chuyên mơn của Bộ GD&ĐT, có hiệu quả thiết thực đối với học sinh, có giá trị bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của giáo viên, đồng thời đánh giá đúng công tác quản lí chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học của các nhà trường. Các chuyên đề được đầu tư cơng phu có sức lan tỏa lớn và được sự ghi nhận của các phịng ban chun mơn Sở Giáo dục và Đào tạo.

Với lực lượng đội ngũ nhà giáo và công tác quản lý, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn như trên, chất lượng giáo dục học sinh trung học cơ sở quận Lê Chân từng bước được nâng cao cả về chất lượng học sinh giỏi và chất lượng đại trà.

2.1.2.4. Những tồn tại, khó khăn của Giáo dục & Đào tạo quận Lê Chân

Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo được xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược trọng tâm, lâu dài của quận song sự chỉ đạo điều hành của Uỷ ban nhân dân quận hàng năm chưa giành nhiều thời gian và trí tuệ tương xứng với tầm quan trọng của Giáo dục - Đào tạo nhất là những vấn đề cần có sự quyết đoán, sáng tạo nhằm huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư phát triển sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo.

Chất lượng Giáo dục và Đào tạo của quận có nhiều tiến bộ và ở mức độ cao so với các quận, huyện trong thành phố. Song chưa tiếp cận và theo kịp trình độ giáo dục hiện đại tiên tiến. Ngay trên địa bàn quận cũng có sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các trường ở những phường trung tâm đô thị

với trường ở phường mới sát nhập về quận. Hoạt động Giáo dục và Đào tạo còn những bất cập trên một số lĩnh vực :

+ Cán bộ quản lý ở các trường độ tuổi trung bình cao, nơi thừa, nơi thiếu chưa hợp lý.

+ Đội ngũ giáo viên còn những bất cập trong cơ cấu bộ môn hầu hết đều thừa ở các mơn ngoại ngữ, ngữ văn, tốn và thiếu ở các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, thể dục, tin học

+ Một số giáo viên năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm còn hạn chế không đáp ứng được yêu cầu dạy và học theo chương trình mới.

+ Cơng tác đào tạo trung học chuyên nghiệp, dạy nghề quy mơ cịn nhỏ, trang thiết bị phương tiện dạy học chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế và nhu cầu học nghề đa dạng của người lao động và cơ sở sử dụng lao động.

+ Cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giáo dục đào tạo so với nhu cầu chuẩn hóa và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương chưa đáp ứng.

+ Mặt bằng diện tích các trường cịn nhỏ, khó có điều kiện phát triển mở rộng dẫn đến nhiều trường khó đạt trường chuẩn quốc gia

+ Còn thiếu trường tiểu học ở một số phường (02 phường chưa có trường Tiểu học).

+ Thực hiện chủ trương xã hội hóa sự nghiệp giáo dục đào tạo còn hạn chế. Mới chỉ phát huy được ở việc huy động, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Việc động viên các nhà đầu tư mở trường tư thục, dân lập ở các cấp học cịn ít. Việc thu hút các giáo viên giỏi về địa phương còn hạn chế, sự tham gia đóng góp của các nhà khoa học, của xã hội về đổi mới và khắc phục những hạn chế yếu kém trong hoạt động Giáo dục và Đào tạo chưa nhiều.

* Nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn

Về mặt khách quan :

- Do mới tiếp nhận và mở rộng địa giới hành chính thêm 2 xã Vĩnh Niệm và Dư Hàng Kênh từ năm 2003, nay chuyển thành phường và thêm 01 phường

Kênh Dương nên có sự chênh lệch giữa mức sống vật chất và văn hóa, chất lượng giáo dục và đào tạo so với các phường trung tâm.

- Một số chính sách của Nhà nước và thành phố chưa phù hợp với thực tiễn nhiệm vụ Giáo dục và Đào tạo hiện nay như: phân cấp quản lý, chế độ lương bổng cho cán bộ giáo viên, sử dụng khai thác giáo viên giỏi đã thuộc diện nghỉ hưu, chế độ ưu đãi để thu hút nhân tài trong giáo dục về công tác tại địa phương.

- Ngân sách của quận cịn hạn hẹp, tích lũy chưa nhiều nên khó có điều kiện đầu tư lớn cơ sở vật chất cho Giáo dục và Đào tạo.

Về mặt chủ quan :

- Quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch điều chỉnh các đơn vị hành chính.

- Chưa thật sự mạnh dạn nghiên cứu đề xuất với Thành phố, Chính phủ cho làm thí điểm những nội dung mới trong cơng tác Giáo dục và Đào tạo có tính chất đột phá làm động lực phát triển bền vững như thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho các trường Trung học cơ sở và Phổ thông trung học, xây dựng thương hiệu, truyền thống, trường, lớp học chất lượng cao để nhanh chóng tiếp cận với nền giáo dục hiện đại tiên tiến.

2.2. Thực trạng hoạt động bồi dƣỡng & quản lí bồi dƣõng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên THCS Quận Lê Chân – Thành Phố Hải Phòng

2.2.1. Giới thiệu khảo sát về thực trạng bồi dưỡng & quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên lực dạy học cho giáo viên

- Địa bàn khảo sát:

Việc khảo sát, đánh giá thực trạng bồi dưỡng & quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS Quận Lê Chân được tiến hành ở ba trường THCS trong Quận Lê Chân – Thành Phố Hải Phịng. ( Căn cứ vào quy mơ trường lớp, số HS, số CBGV năm học 2014-2015 để tiến hành khảo sát)

- Trường THCS Nguyễn Bá Ngọc - trường hạng một (31 lớp: 1142 HS) - Trường THCS Hoàng Diệu - trường hạng hai (19 lớp: 605 HS )

- Trường THCS Vĩnh Niệm - trường hạng ba ( 12 lớp: 385HS)

Bảng 2.10. Trình độ đào tạo của đội ngũ GV ba trường THCS Quận Lê

Chân, năm học 2014-2015

Trƣờng THCS

Tổng

số GV CBQL

Đạt chuẩn Trên chuẩn

SL % SL %

Nguyễn Bá Ngọc 79 4 83/83 100 70/83 84

Hoàng Diệu 55 3 58/58 100 50/58 86

Vĩnh Niệm 35 2 37/37 100 32/37 86

Tổng cộng 169 9 178/178 100% 152/178 85,3% (Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Lê Chân năm học 2014-2015)

Qua khảo sát ta thấy tất cả giáo viên đều đạt chuẩn đào tạo theo cấp học. Tỷ lệ đạt trên chuẩn khá cao, ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng chuẩn khá tốt. Để đáp ứng với xu thế hội nhập, tồn cầu hóa địi hỏi người giáo viên khơng chỉ giỏi chun mơn, kiến thức lý thuyết mà cịn biết hướng học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn, chuyển hóa kiến thức thành kỹ năng, thái độ thành hành vi, làm chủ bản thân và hịa nhập vào mơi trường sống… Để giáo dục toàn diện HS người GV không chỉ đạt chuẩn đào tạo mà cần được bồi dưỡng năng lực dạy học, giáo viên phải là chuyên gia trong lĩnh vực mình giảng dạy, phải có tri thức chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp được thể hiện thành công dưới dạng các hoạt động trong quá trình dạy học vì thế giáo viên cần bồi dưỡng năng lực dạy học để đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay.

- Đối tượng khảo sát, cỡ mẫu

Để tìm hiểu thực trạng hoạt động bồi dưỡng & quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phịng, chúng tơi tiến hành điều tra, khảo sát ở 2 nhóm khách thể sau:

Nhóm 1: Gồm 15 CBQL (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của năm trường

tiêu biểu trong quận là THCS Nguyễn Bá Ngọc, Hoàng Diệu, Vĩnh Niệm, Trương Cơng Định, Dư Hàng Kênh)

Nhóm 2: Gồm 80 giáo viên tiêu biểu ở ba trường THCS: Nguyễn Bá

Ngọc, Hoàng Diệu, Vĩnh Niệm ở trong quận Lê Chân – Thành Phố Hải Phòng. - Thời gian khảo sát: tháng 7/2015

- Nội dung điều tra khảo sát tập trung vào các vấn đề sau:

+ Tìm hiểu thực tế nhận thức của CBQL, GV về việc thực hiện hoạt động bồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ở trường trung học cơ sở quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 50)