.Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ở trường trung học cơ sở quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 39)

Bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách của quốc gia, địa phương và các cấp quản lí; các văn bản chun mơn được áp dụng đối với từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của nhà trường. Chúng là hành lang cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng kế hoạch, công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên THCS; Đồng thời các chế độ chính sách của nhà nước sẽ khuyến khích về vật chất và tinh thần, chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với việc tự giác thực hiện việc tích cực tự giác tham gia vào hoạt động bồi dưỡng của mỗi giáo viên tích cực tự giác tham gia vào hoạt động bồi dưỡng.

1.6.2. Nhà quản lý

Yếu tố này quyết định đến việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ làm cơng tác bồi dưỡng. Trình độ quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và hoạt động quản lý giáo dục nói riêng là yếu tố quyết định tới việc lập kế hoạch, chọn phương án tổ chức thực hiện, đồng thời đảm bảo hiệu quả của các quyết định quản lý, đảm bảo tính hiệu quả của các quyết định quản lý, đảm bảo tính khoa học hợp lý, hợp pháp trong q trình triển khai thực hiện.

Cơng tác chỉ đạo, điều hành của các cấp quản lý có tác động trực tiếp, đảm bảo thực hiện theo kế hoạch, nhiệm vụ đề ra. Đồng thời có tác dụng nắm bắt,tháo gỡ, điều chỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện. Góp phần thúc đẩy tăng cường hiệu quả của công tác bồi dưỡng, quản lý công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

1.6.3. Đội ngũ giáo viên

Đội ngũ và cơ cấu giáo viên là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bồi dưỡng. Đặc biệt nhận thức của đội ngũ này tác động trực tiếp đến ý thức trách nhiệm, nhiệt tình trong cơng tác bồi dưỡng. Việc BD năng lực dạy học cho giáo viên có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào chính mỗi người giáo viên trong nhà trường. Trong quá trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên, yêu cầu tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CM-NV, hiểu biết về kiến thức văn hóa xã hội và hồn thiện kỹ năng trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết. GV không ngừng rèn luyện năng lực dạy hoc, học cách tự học, tự bồi dưỡng, điều này đòi hỏi khả năng độc lập, ý thức cao của GV. Xuất phát từ những đòi hỏi và yêu cầu về phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, về thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mỗi nhà giáo phải khơng ngừng bồi dưỡng mở rộng tầm nhìn, nâng cao trình độ CM-NV. Tự bồi dưỡng năng lực dạy học phải trở thành việc làm thường xuyên, liên tục của giáo viên góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục được hiểu là những phương tiện vật chất, kỹ thuật và sản phẩm KH và CN được huy động và sử dụng để đạt tới đích của các hoạt động giáo dục.

Cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục chính là bộ phận cấu thành của cơ sở GD (trường học) và là một thành tố (phương tiện và điều kiện giáo dục) của cấu trúc q trình giáo dục-dạy học. Do vậy nó là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý bồi dưỡng chuyên nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Nếu cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục đạt chuẩn, hiện đại có tác dụng giáo dục gián tiếp người học, người dạy về thẩm mĩ, tình cảm,…với nhà trường, giúp cho cơng tác quản lý của nhà quản lý thu nhập thơng tin, xử lí thơng tin, chuyển tải, lưu trữ thơng tin nói chung cũng như thông tin về bồi dưỡng năng lực dạy học đến đối tượng bồi dưỡng một cách nhanh chóng và hiệu quả. CSVC – TBGD là điều kiện và phương tiện tất yếu để thực hiện hoạt động bồi dưỡng giáo viên, không thể tổ chức hoạt động bồi dưỡng khi khơng có các điều kiện như kinh phí, tài liệu tham khảo, phịng học, thiết bị dạy học, điện, nước, sân vườn, bãi tập…Như vậy chất lượng và hiệu quả hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên phụ thuộc vào các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng.

1.6.5. Môi trường giáo dục

Môi trường giáo dục của nhà trường cũng ảnh hưởng lớn đến việc quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV. Mơi trường sư phạm tích cực, quan tâm đến chất lượng dạy & học sẽ tạo điều kiện tiền đề, là động cơ cho người giáo viên khơng ngừng nâng cao trình độ, tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học của mình.

Công tác quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV sẽ hiệu quả hơn khi được sự quan tâm của Nhà nước bằng các chính sách cũng như được cung cấp đầy đủ về tài chính, CSVC –TBGD phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.

Tiểu kết chƣơng 1

Qua nghiên cứu những vấn đề về lý luận liên quan đến quản lý giáo dục em rút ra một số kết luận sau:

Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm tổ chức, điều khiển và quản lý hoạt động giáo dục của những người làm công tác giáo dục (khách thể quản lý) thực hiện mục tiêu kế hoạch giáo dục đã đề ra.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là một hoạt động quản lý giáo dục cũng thực hiện bốn chức năng sau: Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên; Tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng; Quản lý việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hoạt động bồi dưỡng giáo viên;Kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng GV.

Xác định các thành tố năng lực dạy học của GV gồm: Năng lực chuẩn bị lập kế hoạch dạy học môn học; Năng lực lập kế hoạch dạy học môn học; Năng lực lập kế hoạch bài học; Năng lực tổ chức dạy học trên lớp; Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; Năng lực quản lý hồ sơ dạy học

Nội dung quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên THCS gồm: Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên THCS; Xây dựng chương trình bồi dưỡng; Tổ chức bồi dưỡng; Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên THCS; Huy động các lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên THCS; Điều kiện CSVC hỗ trợ bồi dưỡng năng lực DH cho đội ngũ GV THCS. Chất lượng và hiệu quả quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên THCS phụ thuộc vào các yếu tố sau: Cơ chế chính sách; nhà quản lý; đội ngũ giáo viên; CSVC –TBGD; Môi trường giáo dục.

Những cơ sở lý luận ở chương 1 sẽ là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu thực trạng bồi dưỡng năng lực dạy học và đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên THCS ở những chương sau.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG VÀ QUẢN LÍ BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS

QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

2.1. Sơ lƣợc về tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục của quận Lê Chân thành phố Hải Phòng.

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội quận Lê Chân thành phố Hải Phòng.

Quận Lê Chân là một trong các quận nội thành của thành phố Hải Phịng với vị trí tiếp giáp quận Ngơ Quyền và một phần quận Dương Kinh ở phía Đơng; quận Kiến An, huyện An Dương ở phía Tây; huyện Kiến Thuỵ ở phía Nam và quận Hồng Bàng ở phía Bắc. Quận đã trở thành một trong ba quận trung tâm của Thành phố, có hệ thống giao thơng thuận lợi, nhiều tuyến đường hiện đại nối với khu phố cổ và quần thể di tích lịch sử văn hoá tâm linh mang đậm nét văn hoá dân gian.

Hiện nay quận có 15 phường, diện tích là 12,5 km2 với dân số gần 21 vạn người. Quận Lê Chân có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời, là "cái nơi" của thành phố, gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố. Các thế hệ quân và dân quận Lê Chân đã dựng nên truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng kiên cường, góp phần tích cực vào tiến trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Đồng thời quận Lê Chân cũng là nơi kết tinh của truyền thống lao động cần cù, truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng của dân tộc. Những giá trị truyền thống đó vẫn được gìn giữ, phát huy trong cơng cuộc đổi mới đất nước ngày nay.

Những năm qua, kinh tế của quận phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá. Từ năm 2005 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của quận đạt 23%/năm. Quận được coi là "Quận công nghiệp, tiểu thủ cơng

nghiệp", là "hình ảnh thu nhỏ" của thành phố Hải Phòng trong phát triển kinh

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên địa bàn quận có nhiều cơ sở sản xuất cơng nghiệp và xây dựng của Trung ương, Thành phố và Quận với nguồn nhân lực dồi dào, nhất là nguồn lực lao động công nghiệp. Nguồn lực này kế tiếp nhau qua các thế hệ và được đào tạo, tôi luyện qua thực tiễn sản xuất trong suốt hơn 45 năm qua.

Cũng như hầu hết các quận khác của thành phố Hải Phòng, vấn đề lao động và việc làm vẫn luôn là một áp lực lớn đối với các nhà quản lý của quận. Quận Lê Chân hiện vẫn cịn gần 1500 lao động nơng nghiệp và có khoảng hơn 2000 lao động chưa có việc làm, chiếm khoảng gần 4% số lao động trong độ tuổi. Trong điều kiện đất đai bị thu hẹp do đơ thị hóa, ngành nghề chưa phát triển mạnh, lao động chưa được đào tạo nên sức ép về lao động và việc làm cũng sẽ tăng lên.

Cơ sở hạ tầng của quận được đầu tư xây dựng, nâng cấp với tốc độ nhanh, bộ mặt đô thị được cải thiện rõ rệt, nhiều cơng trình có ý nghĩa xã hội sâu sắc được triển khai xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đi vào hoạt động. Văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Quận đã hồn thành chương trình phổ cập trung học và nghề, phổ cập mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi. Tính đến năm học 2014 - 2015, Quận đã 15 năm liên tục dẫn đầu thành phố về số lượng và chất lượng học sinh sinh giỏi bậc THCS. Đội ngũ giáo viên luôn được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa và cải cách giáo dục. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, GDP tính theo đầu người đạt 1300 USD/người/năm. Theo tính tốn của cục thống kê Hải Phịng, tỷ lệ người dân được ở trong các nhà kiên cố hoặc bán kiên cố là 95,5%. An ninh chính trị được giữ vững và ổn định, trật tự an tồn xã hội có nhiều tiến bộ. Cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các đoàn thể thường xuyên được quan tâm, đáp ứng ngày càng cao hơn sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quận Lê Chân, vùng đất gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của nữ anh hùng dân tộc Lê Chân - Người con gái nổi danh tài sắc. Những năm đầu công nguyên, cô gái trẻ Lê Chân, quê Đông Triều đã đặt tên cho vùng đất ban đầu nơi cửa biển là làng Vẻn (An Biên). Bà chiêu mộ trai tráng ra sức khai khẩn lấn biển, tăng gia sản xuất, luyện tập, bảo vệ làng xóm, chống lại bọn quan qn đơ hộ và giặc cướp. Năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân đô hộ nhà Hán. Lê Chân đem quân của mình về ứng nghĩa và được Trưng Vương phong là “Thánh Chân công chúa” một trong 12 vị tướng tài ba.

Đất Lê Chân vốn giàu truyền thống văn hoá, đã được ghi chép, phản ánh qua các văn bia, di tích cịn đến ngày nay.Trên địa bàn quận Lê Chân có nhiều đình, miếu, đền chùa có giá trị nghệ thuật kiến trúc, văn hoá và lịch sử như đình, miếu An Dương, An Biên, Từ Vũ, Đông An, Hàng Kênh, Nghĩa Xá...Chùa An Biên, Dư Hàng, Vẻn, An Dương, Nam Hải và Đền Nghè, Tam Kì là cơng trình tiêu biểu và di tích danh thắng ở ngay trung tâm thành phố, được khách thập phương biết đến.

Từ cuối thế kỉ XIX, đơ thị hố đã mang lại cho quận Lê Chân một diện mạo, sắc thái và hình thức cộng đồng mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, các thế hệ người dân Lê Chân đã phát huy truyền thống yêu nước kiên cường, lao động sáng tạo, đóng góp máu xương, tài trí, sức lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Năm 2000, quận Lê Chân vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; được tặng thưởng 1 huân chương kháng chiến hạng hai, 1 huân chương chiến công hạng hai; 7 huân chương lao động hạng nhất, hai và ba....và nhiều phần thưởng cao quí khác. Lê Chân hôm nay, trước thời đại mới đang từng ngày đổi mới, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phịng được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao xứng tầm với thành phố Hải Phịng trung dũng quyết thắng, thành phố đơ thị loại 1 cấp quốc gia.

2.1.2. Giới thiệu chung về Giáo dục & Đào tạo bậc THCS Quận Lê Chân

2.1.2.1. Quy mô trường lớp & Điều kiện CSVC

Bảng 2.1: Kết quả quy mô phát triển trƣờng, lớp,GV,CBQL Năm học Số trƣờng THCS Số lớp Số HS Số GV THCS Số CBQL Số NV 2012-2013 10 280 10813 688 32 73 2013-2014 10 285 11101 717 32 43 2014-2015 10 293 12033 683 31 43

Ngồi ra quận cịn có một trung tâm giáo dục thường xuyên & dạy nghề ; 15 phường đều có Trung tâm học tập cộng đồng với chức năng thu hút hết số học sinh trong độ tuổi vào học Trung học phổ thông, làm công tác giáo dục bổ túc văn hóa, phổ cập giáo dục và dạy nghề để các các em có kĩ năng lao động phổ thông cơ bản, vững vàng bước vào cuộc sống.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của quận đã có bước phát triển đúng hướng, huy động các nguồn lực ngân sách và sự đóng góp của nhân dân đầu tư nâng cấp cơ sở trường lớp ngày càng khang trang, sạch đẹp, thân thiện với môi trường. Đến nay đã có 14 trường đạt chuẩn quốc gia ở các bậc học, đạt tỷ lệ 34%.

100% Các trường học trong Quận đều được trang bị máy vi tính, máy chiếu, kết nối Internet, các phương tiện và đồ dùng dạy học chuẩn hóa, hiện đại hóa phục vụ đổi mới cơng tác dạy và học nhất là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy. Hội khuyến học và Trung tâm học tập cộng đồng của quận và phường hoạt động từng bước có hiệu quả. Cơng tác phổ cập bậc trung học và nghề đã hoàn thành từ cuối năm 2005 và tiếp tục được giữ vững, phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi hoàn thành xong năm 2012.

12/ 12 trường Tiểu học trên địa bàn quận đã huy động 100% học sinh 6 tuổi vào lớp 1 ; Các trường THCS trên địa bàn quận đã huy động 100% trẻ đi

có độ tuổi lớp 6 đi học. Một số trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ khuyết tật hòa nhập cộng đồng và các chế độ miễn giảm khác cho học sinh nghèo, học sinh thuộc diện gia đình chính sách.

* Cơng tác kiểm định chất lượng giáo dục

- 100% các trường tiểu học, trung học cơ sở và 30% các trường mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ở trường trung học cơ sở quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 39)