Các thành tố của Năng lực dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ở trường trung học cơ sở quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 29)

1.3 .Trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân

1.4. Các thành tố của Năng lực dạy học

1.4.1. Năng lực chuẩn bị lập kế hoạch dạy học môn học

- Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật tìm hiểu học sinh để xác định được học lực, hứng thú học tập và phong cách học tập của học sinh; - Phân tích được chương trình mơn học và phân phối chương trình, chuẩn

- Xác định được các điều kiện CSVC – TBDH của trường phục vụ cho dạy học môn học;

- Xác định được các yếu tố kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của địa phương nhằm hỗ trợ cho việc dạy học gắn với thực tiễn.

1.4.2. Năng lực lập kế hoạch dạy học môn học

- Thiết kế được kế hoạch môn học đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá;

- Xác định được mục tiêu dạy học của môn học, của từng chương, đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học phù hợp với đối tượng học sinh, với điều kiện CSVC – TBDH của nhà trường và đặc điểm của địa phương;

- Xác định thời lượng cho các chủ đề, nội dung phù hợp với lôgic, trọng số các nội dung, với đặc điểm học sinh, điều kiện CSVC của nhà trường và đặc điểm của địa phương;

- Lựa chọn được các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp và phương tiện phù hợp với nội dung từng chủ đề, với đặc điểm học sinh, điều kiện CSVC của nhà trường và đặc điểm của địa phương;

- Xác định được nội dung, hình thwucs kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với mục tiêu, chuẩn kết quả học tập mỗi chương, mỗi phần của chương trình.

1.4.3. Năng lực lập kế hoạch bài học

- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan, chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng dạy học, xác định được kiến thức đã có của học sinh liên quan đến bài học mới, hệ thống các bài tập, câu hỏi theo các mục đích khác nhau;

- Xác định được mục tiêu bài học theo hướng hình thành năng lực, thể hiện tính tích hợp và phân hóa theo các bậc nhận thức và hình thức tư duy, phù hợp với các loại đối tượng học sinh trong lớp và biểu đạt mục tiêu thành các dấu hiệu có thể quan sát đo lường được;

- Xác định và lựa chọn được mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức tự học của học sinh ở nhà với các phương pháp phương tiện, công cụ giúp học sinh tự học và kiểm tra đánh giá kết quả tự học;

- Thiết kế được các hoạt động học tập phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh và phù hợp với từng loại đối tượng học sinh;

- Lựa chọn hợp lí các thiết bị dạy học và xác định được thời điểm, phương pháp sử dụng;

- Phân phối thời gian hợp lí cho các hoạt động trên lớp; - Dự kiến được các tình huống có thể nảy sinh và cách xử lí.

1.4.4. Năng lực tổ chức dạy học trên lớp

- Quản lí được lớp học, lơi cuốn được tồn thể học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập trên lớp;

- Sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học đảm bảo được các yêu cầu về kĩ thuật và nguyên tắc sư phạm;

- Trình bày bảng hợp lí, lời nói rõ ràng, mạch lạc, thu hút sự chú ý của học sinh;

- Sử dụng được các phương pháp, kĩ thuật thu thông tin phản hồi để kịp điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp; xử lí hợp lí các tình huống nảy sinh; - Giao tiếp đúng mực, tơn trọng, khích lệ học sinh, tạo được môi trường học tập tương tác thân thiện;

- Tự đánh giá được mức độ đạt dược mục tiêu bài học.

1.4.5. Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

- Xây dựng được kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học cho cả năm, từng học kì và từng tuần;

- Lựa chọn nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục đích của kiểm tra, đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì, đánh giá tổng kết theo hướng xác định mức độ năng lực học sinh;

- Sử dụng được các kĩ thuật để thiết kế câu hỏi và đề kiểm tra, dánh giá đảm bảo độ tin cậy, độ giá trị của đề kiểm tra;

- Chỉ ra được những ưu điểm, sai sót của học sinh khi chấm bài và tổ chức trả bài để giúp học sinh tự điều chỉnh hoạt động học của mình;

- Tổ chức được hoạt động tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tự điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh;

- Sử dụng được thông tin phản hồi từ kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học;

- Sử dụng được một số phần mềm thông dụng trong kiểm tra, đánh giá.

1.4.6. Năng lực quản lý hồ sơ dạy học

- Lập được hồ sơ dạy học với từng tệp riêng chứa đựng các thông tin hỗ trợ cho việc lập kế hoạch dạy học, theo dõi sự tiến bộ của học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém;

- Sử dụng được công nghệ thông tin trong việc lập, bảo quản và sử dụng hồ sơ dạy học.

[9,tr3-5]

1.5. Quản lí bồi dƣỡng năng lực dạy học

1.5.1. Quản Lý hoạt động bồi dưỡng GV

Quản Lý hoạt động bồi dưỡng GV là một trong những hoạt động của quản lý giáo dục, là q trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý giáo dục tới khách thể quản lý ( tập thể giáo viên, mỗi giáo viên ) tạo cơ hội cho giáo viên tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục, học tập trong và ngoài nhà trường nhằm cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên là một hoạt động quản lý giáo dục cũng thực hiện bốn chức năng sau:

+ Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên: Kế hoạch hóa là khâu đầu tiên của chu trình quản lý. Nội dung chủ yếu là: xác định hình thành mục tiêu đối với hoạt động bồi dưỡng giáo viên, lựa chọn các phương án, biện pháp tốt nhất phù hợp nhất với điều kiện thực tế để tiến hành hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả tốt. + Tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng: tổ chức là chức năng được tiến hành sau khi lập kế hoạch nhằm chuyển hóa những mục đích, mục tiêu bồi dưỡng giáo viên được đưa ra trong kế hoạch thnàh hiện thực. Nhờ đó mà tạo ra mối quan hệ giữa các đơn vị trường học, các bộ phận liên quan trong hoạt động bồi dưỡng giáo viên được liên kết thành bộ máy thống nhất, chặt chẽ và nhà quản lý có thể điều phối các nguồn lực phục vụ ngày một tốt hơn cho công tác bồi dưỡng. Phương pháp làm việc của cán bộ quản lý có ý nghĩa quyết định cho việc chuyển hóa kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng GV thành hiện thực.

+ Quản lý việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hoạt động bồi dưỡng giáo viên: Chỉ đạo là chức năng được thể hiện rõ ràng trong nội hàm của khái niệm quản lý. Sau khi lập kế hoạch và cơ cấu bộ máy, Khâu vận hành, điều khiển hệ thống cốt lõi của chức năng chỉ đạo. Nội dung của chức năng này là liên kết các thành viên trong tổ chức, tập hợp động viên họ nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, để đạt được mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Nó kết nối, thẩm thấu và đan xen vào hai chức năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của quản lý hoạt động bồhết i dưỡng giáo viên.

+ Kiểm tra: là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung và trong quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Theo lý thuyết thông tin, kiểm tra nhằm thiết lập mối quan hệ ngược và khâu không thể thiếu trong quản lý, kiểm tra là để quản lý, muốn quản lý tốt thì phải kiểm tra tốt. Thơng qua kiểm tra đánh giá được thành tựu hoạt động của công tác bồi dưỡng, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời nội dung phương pháp, hình thức cho phù hợp, đúng hướng.

- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV là quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên, là hoạt động quản lý giáo dục. Chức năng quản lý hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên gồm: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, quản lý việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng.

Quản Lý hoạt động bồi dưỡng GV nói chung, bồi dưỡng năng lực dạy học nói riêng là một q trình trong những hoạt động của quản lý giáo dục, là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý giáo dục tới khách thể quản lý (tập thể CBGV, mỗi GV) tạo cơ hội cho GV tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục, học tập trong và ngoài nhà trường nhằm cập, bổ sung kiến thức, kỹ năng chun mơn nghiệp vụ, bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

1.5.2. Nội dung quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học

1.5.2.1. Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên THCS

Xác định nhu cầu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng và lựa chọn, xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho ĐNGV trong chiến lược phát triển nhà trường. Nhu cầu bồi dưỡng của GV thường rất đa dạng và phong phú do đòi năng lực GV đối với mỗi chuyên ngành đào tạo là khác nhau. Từ việc đánh giá nhu cầu bồi dưỡng GV trong chiến lược phát triển nhà trường xác định nhu cầu bồi dưỡng và xây dựng thành một kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường. Kế hoạch bồi dưỡng đáp ứng được nhiều nhất nhu cầu BD của GV trong từng giai đoạn cụ thể.

Xác định nhu cầu BD của GV bằng nhiều hình thức: Xây dựng mẫu phiếu thăm dò nhu cầu bồi dưỡng năng lực DH của GV nhà trường; Phát và thu phiếu thăm dị cho tồn bộ CBGV nhà trường để lấy thông tin phản hồi; Lập bảng tổng hợp và xử lý thông tin để chọn ra lĩnh vực BD có nhu cầu cấp

thiết nhất, nhiều nhất; Lập biểu XĐ nhu cầu thực tế BD năng lực DH cho GV nhà trường trong từng giai đoạn hoặc từng năm trên cơ sở tổng hợp nhu cầu BD của GV, dự kiến cần đạt theo từng giai đoạn…

1.5.2.2. Xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên THCS

*) Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học

Trong giáo dục, bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên là hoạt động thường xuyên với mục tiêu để củng cố, mở mang và trang bị cho GV những tri thức hiểu biết chuyên môn ( Kiến thức môn học, nội dung chương trình, hiểu biết về nghề dạy học..) và các kỹ năng sư phạm (cách tổ chức dạy học, cách giao tiếp ứng xử, giáo dục học sinh…) để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình.

*) Quản lý thực hiện mục tiêu, xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên THCS:

- Chương trình bồi dưỡng phải mang tính phát triển, sát với nhu cầu thực tế và yêu cầu của phát triển giáo dục THCS hiện nay.

Quản lý trình tự bồi dưỡng năng lực dạy học trong các chuyên đề, trong từng năm, từng đối tượng, số giờ dành cho từng chuyên đề trong cả năm; QL chương trình bồi dưỡng cho từng đối tượng (phân phối thời gian, quy định về hình thức bồi dưỡng, kiểm tra, ơn tập, thực hành…), các quy định mục tiêu bồi dưỡng, kỹ năng, phương pháp, phương tiện giảng dạy và kiểm tra đánh giá kết quả BD.

- Chỉ đạo việc thực hiện các qui định, yêu cầu về lập kế hoạch bài giảng.Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ nhóm CM khi SHCM thống nhất lập kế hoạch bài dạy về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức …

- Bồi dưỡng kiến thức về công nghệ giảng dạy; Cải tiến phương pháp giảng dạy của GV trong đó tăng cường việc sử dụng hiệu quả CSVC, phương tiện giảng dạy, ứng dụng CNTT và truyền thơng trong q trình dạy học.

- GV cần được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, nhận thức về mọi mặt đáp ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục; Nắm vững kế hoạch, chương trình bồi dưỡng.

- Nâng cao ý thức tự học, tự BD cho GV và xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ GV.

Do đó cần:

Quản lí việc thực hiện đầy đủ, đúng nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THCS.

Quản lí việc xây dựng và phát triển chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THCS.

Quản lí việc kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV THCS.

1.5.2.3.Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên THCS

Muốn kế hoạch đặt ra được thực thi, có hiệu quả địi hỏi người CBQL phải tổ chức tổ chức tốt hoạt động bồi dưỡng NLDH cho GV, triển khai một cách hợp lý trên cơ sở kế hoạch đặt ra, đồng thời vừa làm vừa điều chỉnh kịp thời.

- Quán triệt nâng cao ý nghĩa của việc bồi dưỡng năng lực dạy học đến đội ngũ CBGV để họ có mục tiêu và động cơ thực hiện.

- Tổ chức cho đội ngũ GV học tập nâng cao trình độ: Phân cơng giảng viên thực hiện thí điểm đổi mới PPDH, PP bồi dưỡng; Xác định cơ chế phối hợp giữa các tổ bộ môn, giữa các giảng viên, giữa ban giám hiệu và GV.

- Chỉ đạo và tạo điều kiện tối đa cho CBGV tham gia các đợt bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn: tạo điều kiện về tài liệu, CSVC, phương tiện, mời giảng viên theo yêu cầu, tạo điều kiện về thời gian hoạt động hợp lý cho tổng quỹ thời gian có hạn của giáo viên; quan tâm tạo bầu khơng khí sơi nổi cho CBGV thi đua bồi dưỡng, tạo khơng khí đồng thuận trong tập thể, giúp GV có tinh thần BD tốt ...

- CBQL phải chọn đúng người giao đúng việc, chọn thời gian nào, ưu tiên bồi dưỡng nội dung nào trước, nội dung nào giao cho tổ nhóm thực hiện, mời giảng viên, khai thác tài liệu, ứng dụng khoa học CNTT và sử dụng các phương tiện hiện đại...

- Chỉ đạo quá trình bồi dưỡng về phát triển NL dạy học: Giúp GV hiểu, có ý thức vận dụng và nâng cao năng lực sử dụng các phương pháp giảng dạy, giúp họ lựa chọn các phương pháp phù hợp với từng nội dung, dung lượng của bài giảng, tạo điều kiện để HS tiếp thu bài hiệu quả; Giúp GV hiểu và có ý thức thực hiện đúng chương trình, giáo trình, đặc biệt là kiến thức, kỹ năng thích hợp với nội dung chương trình.

- Tổ chức bồi dưỡng & quản lí bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên THCS bằng cách tăng cường vai trị tự giác, tích cực chủ động của GV trong cơng tác BD, biến q trình BD thành q trình tự bồi dưỡng.

1.5.2.4. Kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên THCS

Kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng là một trong những khâu quan trọng của quá trình bồi dưỡng, giúp định hướng cho quá trình bồi dưỡng. Để kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên THCS cần:

-Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch BD có đảm bảo đúng tiến độ, nội

dung, chương trình…

-Kiểm tra các khâu chuẩn bị và thực hiện của Học viên ( CBGV) &

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên ở trường trung học cơ sở quận lê chân, thành phố hải phòng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 29)