Đặc điểm về tự nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề nghệ an (Trang 31 - 32)

Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, trên trục giao thơng Bắc-Nam, phía bắc giáp tỉnh Thanh Hố, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía đơng giáp biển Đơng, phía tây giáp Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào. Nghệ An có diện tích tự nhiên 1.648.729 ha, lớn nhất nước với 20 huyện, thị (gồm 7 huyện đồng bằng, 10 huyện miền núi, thành phố Vinh và 2 thị xã Cửa Lị, Thái Hồ). Chủng loại thổ nhưỡng phong phú, đa dạng, có nhiều tiềm năng về tài nguyên rừng. Đến tháng 10/2006, tổng diện tích lâm nghiệp tồn tỉnh là 1.178.182 ha (số liệu của đoàn Quy hoạch lâm nghiệp Nghệ An). Rừng Nghệ An đa dạng, phong phú có đến 153 họ, 522 chi và 986 lồi cây thân gỗ. Ngồi ra cịn có các loại thân thảo, thân leo, hạ đẳng, các loại lâm sản khác như: song mây, quế, cánh kiến đỏ, cây dược liệu... với trữ lượng khá lớn, gỗ khoảng 50 triệu m3, tre nứa mét khoảng trên 1.000 triệu cây...

Về địa hình, Nghệ An nằm ở Đơng Bắc dãy Trường Sơn, có địa hình đa dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sơng, suối. Hệ thống sơng ngịi hẹp và dốc.

Nghệ An có bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vng. Dọc bờ biển có 6 cửa lạch, tàu từ 50 - 1.000 tấn ra vào được. Vùng biển có tới 267 lồi cá thuộc 91 họ. Một số lồi có trữ lượng lớn như cá trích, các nục, cá cơm, tôm, mực... Trữ lượng hải sản các loại khoảng 80.000 tấn (số liệu của Viện Nghiên cứu thủy sản năm 1998). Khả năng khai thác hợp lý khoảng 35.000 - 37.000 tấn/năm. Ngoài ra, dọc bờ biển có 3.500 ha diện tích mặt nước lợ có thể ni trồng thủy sản, hiện nay đã sử dụng khoảng 2.500 ha.

Tài nguyên khoáng sản của Nghệ An tương đối phong phú. Trong đó có các loại như đá trắng, một số loại đá có chất lượng tốt và màu sắc đẹp, có thể làm nguyên liệu chế tác sản phẩm mỹ nghệ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề nghệ an (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)