Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề nghệ an (Trang 55 - 60)

- Hệ thống các cơ sở dạy nghề chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã và các huyện đồng bằng Các cơ sở dạy nghề ở các huyện đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu

2.3.1.1. Những kết quả đạt được

Giai đoạn 2001-2007, làng nghề Nghệ An đã phát triển tương đối nhanh, đạt được nhiều kết quả, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Sau đây là một số mặt chủ yếu.

Thứ nhất, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố. GTSX của các làng nghề đã góp phần làm tăng GTSX của ngành nghề nông thôn (năm 2007, GTSX của các làng nghề đạt 445,248 tỷ đồng). Giai đoạn 2001- 2006 tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nghề nông thôn đạt bình quân 19,01%/năm (năm 2001 đạt 714, 812 tỷ đồng, năm 2002 đạt 843,648 tỷ đồng, năm 2003 đạt 986,849 tỷ đồng, năm 2004 đạt 1.179,201 tỷ, năm 2005 đạt 1.479,621 tỷ đồng, năm 2006 đạt 1.702,993 tỷ đồng). Trong đó nghề mây tre đan tăng nhanh nhất, doanh số tăng đều hàng năm: năm 2002: 2,5 tỷ đồng, năm 2003: gần 13 tỷ đồng, năm 2005: 16 tỷ đồng, năm 2006: gần 20 tỷ đồng. Do đó, làng nghề đã góp phần vào tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh và làm thay đổi cơ cấu kinh tế, chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp (Giai đoạn 2001-2006 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm cả tỉnh đạt 10,25%. Năm 2007 cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng đạt 32,01%, nông nghiệp 31,03%, dịch vụ 36,96% [55]).

ở những vùng ngành nghề phát triển, thu nhập và đời sống của hộ dân tăng đồng thời cũng tạo ra nguồn tích lũy cho ngân sách địa phương, cơ sở hạ tầng nông thôn được cải tạo và phát triển, bộ mặt nông thôn được đổi mới. Sự phát triển làng nghề đã thúc đẩy

sự phát triển của dịch vụ, vận tải, thương mại, thơng tin... hình thành nên ở nơng thơn các trung tâm giao dịch buôn bán, thương mại, trao đổi hàng hóa ngày càng mở rộng phát triển, từng bước được đô thị hóa qua việc tạo thành các thị tứ, thị trấn ở nông thôn.

Thứ hai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nơng thơn, góp

phần xóa đói giảm nghèo. Sự phát triển của các làng nghề đã thu hút được một lượng lao động lớn, góp phần giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn (năm 2007 các làng nghề đã tạo việc làm cho 15.702 lao động). Đặc biệt là sự phát triển nhanh của làng nghề mây tre đan đã giải quyết được nhiều lao động nhất, với 7.640 người. Ngồi ra cịn sử dụng thời gian lao động nơng nhàn, góp phần hạn chế việc di dân, hạn chế các tiêu cực của xã hội, giải quyết việc làm cho các vùng bị thu hồi đất.

Làng nghề phát triển đã tạo điều kiện cho các ngành nghề nông thôn, các dịch vụ khác phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Năm 2001 số cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh là 23.416, năm 2006 đã tăng lên 34.972. Các loại hình như cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân… phát triển. Năm 2006, doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn đã tăng lên 219 doanh nghiệp, so với năm 2001 là 118 doanh nghiệp. Ngoài lao động thường xuyên tại các cơ sở ngành nghề nơng thơn, trong các làng nghề cịn thu hút nhiều lao động nông nhàn, đặc biệt ở một số nghề như: mây tre đan, móc sợi, dệt... Mỗi hộ gia đình làm nghề bình quân tạo việc làm cho 3- 5 lao động, mỗi làng nghề có thể thu hút được 50- 60 % lực lượng lao động của làng. Nhờ đó tỷ lệ sử dụng thời gian làm việc của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn năm 2005 là 78,8%. Năm 2001 giải quyết việc làm cho trên 48.000 người, năm 2006 tăng lên gần 68.000 người. Nếu kể cả lao động không chun và lao động ngồi các làng nghề thì nghề mây tre đan xuất khẩu thu hút lao động nhiều nhất, năm 2006 cả tỉnh có trên 12.000 lao động làm nghề tại 48 xã thuộc 11 huyện trong tỉnh. Nghề nuôi tằm, ươm tơ thu hút hơn 3.200 lao động trong đó có 250 lao động ươm tơ dệt vải [56].

Thu nhập của lao động trong các làng nghề ở Nghệ An nhìn chung cịn thấp. Điều tra năm 2007 cho thấy, thu nhập trên 1.000.000 đồng/người/tháng chỉ chiếm 6,3%, chủ yếu sản xuất trong lĩnh vực: vật liệu xây dựng, chế biến hải sản, đồ gỗ mỹ nghệ. Thu nhập từ 500.000 - 1.000.000 đồng/người/ tháng chiếm 7,1%, chủ yếu lĩnh vực sản xuất cơ khí nhỏ,

mộc dân dụng, chế biến lương thực thực phẩm... Thu nhập từ 300.000 - 500.000 đồng/người/tháng chiếm 7,5 %, chủ yếu lĩnh vực sản xuất mây tre đan, mây xâu, dâu tằm tơ. Thu nhập thấp dưới 300.000 đồng/người tháng là chủ yếu, chiếm tới 79%, chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất đan lát, chiếu cói, một số vùng sản xuất mây tre đan... Tuy vậy thu nhập của người lao động ngành nghề cao gấp 1,2-3 lần so với lao động thuần nông [36]. Do đó làng nghề đã góp phần làm tăng thu nhập bình quân lao động khu vực nơng thơn (Mức tăng bình qn thu nhập bình quân đầu người năm 2001 - 2005 là 12,57 % trong đó khu vực nơng thơn tăng bình qn 13,29% [56]). Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực có ngành nghề nơng thơn phát triển thấp hơn nhiều so với tỷ lệ hộ nghèo chung của cả tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người cả tỉnh liên tục tăng trong những năm qua, mức tăng bình quân 2001- 2005 đạt 12,57 %, trong đó khu vực nơng thơn tăng bình quân 13,29%. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ đã giảm từ 19,75 % năm 2000 xuống 9,6 % năm 2005; theo tiêu chí mới 2005 là 27,14%, năm 2006 cịn 24% [56].

Thứ ba, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và xuất

khẩu. Việc khôi phục các nghề truyền thống và du nhập, phát triển các nghề mới đã làm cho sản phẩm trên thị trường Nghệ An thêm phong phú, đa dạng. Về sản phẩm tiêu dùng có bún, bánh, kẹo, tương, miến, giị chả, rượu, gia súc, gia cầm giết mổ tập trung, nước mắm, ruốc, cá khô, mực khô, bột cá, sản phẩm nghề dệt thổ cẩm, đồ mộc gia dụng, mộc mỹ nghệ,... Về sản phẩm phục vụ sản xuất có tàu thuyền gỗ, dịch vụ cơ khí nhỏ,... Về sản phẩm phục vụ xây dựng như vật liệu xây dựng có nung và không nung phát, đá ốp lát, đá xây dựng, ... Sản phẩm xuất khẩu có đá mỹ nghệ, mây tre đan, hải sản đông lạnh, đũa tre, nhựa thông...Về nguyên liệu phục vụ sản xuất có gỗ xẻ, song mây, tre mét, lùng, tơ tằm,… Ngoài ra các ngành nghề dịch vụ nông thôn phát triển khá đa dạng như vận tải nội bộ xã, liên xã; xây dựng dân dụng; dịch vụ sản xuất nơng nghiệp như cơ giới hố làm đất và thu hoạch, cung ứng vật tư, giống cây trồng, thú y; dịch vụ tư vấn sản xuất, đào tạo nghề và truyền nghề… Sự phát triển của ngành nghề nông thôn, của làng nghề đã góp phần khai thác tốt hơn các nguồn lực ở địa phương như lao động, nguồn tài nguyên thiên nhiên, các sản phẩm từ sản xuất nông nghiệp.

Ngành nghề nơng thơn phát triển đã góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của tỉnh, làm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp của tỉnh. Giai

đoạn 2001-2006, kim ngạch xuất khẩu hàng hố ngành nghề nơng thôn tăng trưởng 25,28%. Trong đó nhóm sản phẩm tiểu thủ cơng nghiệp, cơng nghiệp chiếm 20 - 25% giá trị kim ngạch. Thị trường hàng hóa xuất khẩu của Nghệ An đã mở rộng lên 45 nước, ngoài thị trường chủ yếu là các nước ASEAN, Đơng Bắc á thì đã vươn tới thị trường khu vực EU, Mỹ [56].

Bảng 2.14: Giá trị xuất khẩu công nghiệp 2001-2005

ĐVT: 1000 USD TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ lệ tăng trưởng bình qn (%) Tổng kim ngạch xuất

khẩu cơng nghiệp trên địa bàn 12.527 30.600 44.030 37.613 44.42 6 28,81 A Theo ngành 1 Hàng cơng nghiệp nặng và khống sản 232 5.560 6.331 6.886 7.505 100,43 2 Hàng công nghiệp nhẹ và TTCN 3.304 7.329 6.817 8.061 9.511 23,55 3 Hàng nông lâm sản 8.991 17.711 30.882 22.666 27.41 0 24,97 B Theo mặt hàng chủ yếu 1 Gỗ, sản phẩm gỗ 30 3.034 2.710 2.870 3.167 153,92 2 Cà phê 48 582 7.150 2.767 3.043 129,30 3 Khoáng sản 236 1.865 2.027 1.562 1.718 48,74

4 Nước dứa cô đặc 304 1.466 1.613 74,42

TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ lệ tăng trưởng bình quân (%) 6 Hàng may mặc 1.304 2.740 2.137 4.188 6.282 36,95 7 Sắn - Bột sắn 2.202 4.242 10.301 10.528 10.00 0 35,34

8 Thiếc tinh luyện 1.415 1.625 1.959 2.119 10.62

9 Thuỷ sản đông lạnh 1.233 3.204 2.742 92 1.783 7,66

10 Hàng thủ công mỹ nghệ 2.000 2.549 1.554 2.360 2.524 4,76

11 Chè búp khô 3.021 2.123 3.216 3.255 3.720 4,25

12 Đường kính 2.453 987 4.459 202 1.013 -16,21

Nguồn: [53].

Thứ tư, góp phần chuyển biến nhận thức của nhân dân về phát triển kinh tế. Xuất

phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển, người dân nước ta vốn có thói quen làm ăn nhỏ, sản xuất mang nặng tính tự cung, tự cấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Từ đó chi phối đến tư duy, hoạt động, lối sống mang tính chất của người sản xuất nhỏ. Nó được biểu hiện qua một số mặt như: cách nhận thức và lối suy nghĩ của người dân thường giản đơn, đại khái, phiến diện, thiếu tính hệ thống, thiếu tính lo-gich, mang nặng lối tư duy kinh nghiệm chủ nghĩa, thường chỉ thấy cái trước mắt, khơng nhìn xa, trơng rộng, bảo thủ, ngại đổi mới, ít sáng tạo,...; sống thiên về tình mà coi nhẹ về lý, “dĩ hồ vi quý”, “một điều nhịn, chín điều lành”, ngại thay đổi, không dám mạo hiểm, an phận thủ thường, có xu hướng bình qn chủ nghĩa,... Trong sản xuất họ thường có tâm lý tư lợi, tích cóp, dè xẻn, đố kỵ, khơng muốn người khác hơn mình, cục bộ địa phương, tuỳ tiện, vô nguyên tắc,... [16, tr. 97-99]. Đặc biệt đối với Nghệ An, một tỉnh nằm trong khu vực Bắc Trung bộ, khu vực kinh tế kém phát triển. Nghệ An vốn là tỉnh có nền kinh tế tự cung, tự cấp, kém phát triển hơn nhiều so với các tỉnh khác, bị ảnh hưởng lớn của kinh tế tự nhiên "gia trưởng"

nên những đặc điểm về tư duy trên đây càng ảnh hưởng lớn, mặc dầu sau nhiều năm đổi mới đã có những tác động nhất định đối với nhận thức và tư duy của người dân.

Trong những năm qua làng nghề phát triển, mở rộng giao lưu trong vùng, trong tỉnh, trong nước, người dân Nghệ An đã có điều kiện học hỏi, từ đó làm thay đổi nhiều về tư duy, nhận thức, nhất là về sản xuất kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Nhiều người đã mạnh dạn bỏ vốn tìm tịi, đi học tập, đầu tư sản xuất, mở mang ngành nghề. Do đó đã có nhiều nghề mới đã được du nhập, nhiều cơ sở sản xuất ra đời, số hộ làm nghề tăng nhanh...

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề nghệ an (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)