Đặc điểm kinh tế xã hội * Dân số và lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề nghệ an (Trang 32 - 38)

* Dân số và lao động

Năm 2006, dân số Nghệ An là 3.064.271 người [7], đứng thứ tư cả nước (sau TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Thanh Hoá) chiếm 3,64% dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình 186 người /km2, thuộc loại cao so với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, xếp thứ 40/64 tỉnh thành. Dân số khu vực nông thôn chiếm 89,14% (bảng 2.1), cao hơn bình quân chung cả nước. Phân bố dân cư và lao động giữa các vùng trong tỉnh không đều: 64,24% tập trung ở vùng đồng bằng, đô thị (trong khi vùng này chỉ chiếm 16,7% diện tích cả tỉnh).

Bảng 2.1: Cơ cấu dân số khu vực thành thị và nông thôn Nghệ An

Khu vực

2000 2006

Người Tỷ lệ % Người Tỷ lệ % Tổng số 2.901.977 100,00 3.064.271 100,00

Khu vực thành thị 300.314 10,35 332.666 10,86

Khu vực nông thôn 2.601.663 89,65 2.731.605 89,14

Nguồn: [7, tr.21].

Số người trong độ tuổi lao động (từ 15 - 55 tuổi đối với nữ và đến 60 tuổi đối với nam) là 1.846.422 người, chiếm 60,25% dân số toàn tỉnh. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu cầu việc làm nhưng đang khơng có việc làm tăng lên nhanh hàng năm (bảng 2.2). Hiện nay cả tỉnh còn khoảng 45 vạn người cần được giải quyết việc làm. Đây là một thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [34].

Năm

Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động

Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động,

có nhu cầu việc làm nhưng đang khơng có việc làm

Tỷ lệ 4/2 (%) Số lượng So sánh với

năm trước(%) Số lượng

So sánh với năm trước (%) 1 2 3 4 5 6 2002 1610918 - 11524 - 0,72 2003 1687997 104,78 11782 102,24 0,70 2004 1740474 103,11 20012 169,85 1,15 2005 1808665 103,92 24112 120,49 1,33 2006 1846422 102,09 37423 155,20 2,03 Nguồn: [7, tr. 27].

Nghệ An có nhiều dân tộc, người Kinh chiếm trên 86,25%, Thái 9,59%; Khơ Mú 1,07%; cịn lại là dân tộc Hmơng, Mường, Thổ, Ơđu.

* Kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn giai đoạn 2001-2006 đạt 10,25%, cao hơn mức bình quân chung của vùng Bắc Trung bộ. Năm 2007 GDP đạt 12.519 tỷ đồng (theo giá so sánh 1994), tốc độ tăng trưởng GDP đạt 10,5%; cơ cấu kinh tế: công nghiệp - xây dựng đạt 32,01%, nông nghiệp 31,03%, dịch vụ 36,96% [55].

Bảng 2.3: Tổng sản phẩm nội địa theo giá so sánh năm 1994

ĐVT: triệu đồng Khu vực 1996 2000 2006 SL % SL % SL % Tổng sản phẩm trên địa bàn 4 750 536 100,00 6 317 904 100,00 11 330 358 100,00

thuỷ sản Công nghiệp-xây dựng 710 938 14,97 1 203 690 19,05 3 608 249 31,85 Dịch vụ 1 826 390 38,45 2 320 833 36,73 3 968 950 35,03 Nguồn: [7].

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp, thể hiện sự chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Theo lãnh thổ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm bớt chênh lệch giữa miền núi và đồng bằng, nông thôn và đô thị. Một số ngành phát triển vững chắc như: xi măng, đá xây dựng, thiếc, đường kính, lạc, chè, cà phê, cao su... Đã hình thành một số vùng cây nguyên liệu tập trung (mía, dứa, sắn, rừng nguyên liệu) cho công nghiệp chế biến.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ 5 năm (2001-2005) đạt 419 triệu USD (trong đó xuất khẩu hàng hố là 296 triệu, chiếm tỷ trọng 70,5%), tăng bình quân 33,2 %/năm.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2001 là 2,88 triệu đồng, năm 2005 là 4,748 triệu đồng, năm 2006 là 6,40 triệu đồng, năm 2007 là 7,47 triệu đồng. Mức tăng bình quân 5 năm là 12,57 % trong đó khu vực nơng thơn tăng bình qn 13,29%.

Tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch khu vực đô thị đạt 98,8%, khu vực nông thôn đạt 68%, khu vực miền núi đạt 47%.

Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ đã giảm từ 19,75 % năm 2000 xuống 9,6% năm 2005. Theo tiêu chí mới năm 2005 là 27,14%, năm 2006 xuống còn 24%. ở miền núi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%. Nguy cơ tái nghèo còn cao [34].

Tuy tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhưng quy mô xuất phát điểm thấp (năm 2005, GDP của tỉnh chỉ chiếm 2% GDP của cả nước, trong khi dân số chiếm 3,64% dân số cả nước) nên quy mô quy mô tăng thêm khơng đáng kể. Quy mơ hàng hóa xuất khẩu bé, hiệu quả chưa cao; lượng hàng hóa xuất khẩu sản xuất trên địa bàn tỉnh chỉ chiếm khoảng 60%, còn lại 40% là khai thác từ tỉnh khác; hàng hóa xuất khẩu đại đa số là sản phẩm thơ, ngun liệu thơ nên hiệu quả thấp, tính ổn định các mặt hàng xuất khẩu chưa vững chắc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với mục tiêu phát triển nhưng tốc độ

chuyển dịch chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhưng so với mức bình quân chung của cả nước còn thấp. Hoạt động của các loại hình kinh tế tư nhân quy mơ cịn nhỏ, vốn và lao động ít, doanh số thấp, hiệu quả kinh doanh chưa cao.

Đến nay Nghệ An vẫn còn là tỉnh nghèo.

* Giao thông

Về đường bộ, Nghệ An Quốc lộ 1A (85 km) và đường Hồ Chí Minh (132 km) chạy xuyên suốt chiều dài tỉnh. Cắt 2 trục đường này có nhiều đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy từ đông sang tây làm thành mạng lưới: quốc lộ 7 chạy tới cửa khẩu Nậm Cắn sang Lào dài 225 km; quốc lộ 48 Yên Lý - Quế Phong dài 122 km; quốc lộ 46 Cửa Lị - Đơ Lương dài 84 km,... Phía tây tỉnh có đường 15 chạy theo hướng cùng quốc lộ 1 dài 149 km. Ngồi ra cịn có 365 km đường cấp tỉnh, 5.930 km đường cấp huyện, xã và hàng ngàn km đường vùng nguyên liệu.

Nghệ An có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh dài 94 km với 6 ga, trong đó ga Vinh là ga lớn, có khối lượng hàng hóa và hành khách thông qua lớn. Ngồi ra cịn có các tuyến đường sắt nội tỉnh từ thị trấn Cầu Giát đi Nghĩa Đàn.

Về đường biển, Nghệ An đã hình thành cụm cảng, gồm Cửa Lò, Bến Thuỷ, Xuân Hải, Hòn Ngư. Cảng Cửa Lị có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 10.000 tấn, mỗi ngày có thể bốc xếp 6000-8000 tấn, mỗi năm lượng hàng hố thơng qua cảng đạt gần một triệu tấn. Cảng đang được nâng cấp, đến năm 2010 hàng hố thơng qua cảng đạt từ 3 đến 3.5 triệu tấn/năm, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 15.000 - 20.000 tấn.

Về đường sơng, Nghệ An có nhiều sơng như sơng Lam, sông Hiếu,... nhưng các sơng đều có độ dốc lớn.

Về đường khơng, Nghệ An có sân bay Vinh đã được nâng cấp, các loại máy bay hạng trung có thể hạ - cất cánh. Hiện nay mới chỉ khai thác tuyến Vinh - Sài Gịn.

* Kết cấu hạ tầng nơng thơn

Kết cấu hạ tầng nơng thơn trong những năm qua có nhiều cải thiện. Thơng qua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, nhiều vùng nơng thơn được đổi mới. Hơn 97,7% số xã có điện lưới cho sinh hoạt và sản xuất; 94,3% số xã có đường ơ tơ đến trụ sở UBND xã; số xã có hệ thống đường liên thơn đã được bê tơng hay nhựa hóa từ 50% trở lên chiếm

47,4%; 52,4% số xã có nhà văn hóa; 100% số xã có trạm y tế; 96,6% số xã có điện thoại. Tỷ lệ hộ dân được nghe đài phát thanh radio là 100%, xem truyền hình quốc gia và địa phương là 85%. Đến năm 2006 toàn tỉnh đã huy động được nguồn lực trong dân làm được gần 4.000 km đương nhựa và bê tông [35, tr.5]. Năm 2007, số thuê bao điện thoại đã đạt tỷ lệ 25,66 máy/100 dân [55].

* Tiềm năng du lịch

Nghệ An có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và một số điểm tham quan nổi tiếng. Năm 2005, Nghệ An đã đón 1.400.820 lượt khách lưu trú, trong đó có 40.847 lượt khách quốc tế [50]. Năm 2007 lượng khách du lịch đã đạt 2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 65.500 lượt [55].

* Giáo dục và đào tạo

Trên địa bàn tỉnh có các trường đại học và cao đẳng: Đại học Vinh, Đại học Sư phạm kỹ thuật, Cao đẳng kinh tế kỹ thuật, Cao đẳng Y tế, Cao đẳng Sư phạm, 3 trường Trung học kỹ thuật, 7 trường đào tạo công nhân kỹ thuật và dạy nghề cùng với nhiều trung tâm dạy nghề ở các huyện, hàng năm đào tạo khoảng 22.000 - 25.000 lao động kỹ thuật. Tất cả 20 huyện, thành thị đã có cơ sở dạy nghề cơng lập [49].

Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Nghệ An ảnh hưởng đến phát triển làng nghề như sau:

Thuận lợi

- Nghệ An có hệ thống giao thông đa dạng với đầy đủ đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng khơng và kết cấu hạ tầng đã có nhiều tiến bộ,... tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, vận chuyển hàng hố trong và ngồi nước.

- Đất đai của Nghệ An có diện tích lớn phù hợp cho việc phát triển các cây công nghiệp. Rừng Nghệ An có chủng loại phong phú, trữ lượng khai thác được còn lớn. Tài nguyên khoáng sản thiên nhiên Nghệ An phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại phù hợp với phát triển nghề với trữ lượng lớn... là nguồn nguyên liệu dồi dào cho phát triển nghề.

- Kinh tế Nghệ An trong những năm qua đã đạt được những kết quả khả quan. Bước đầu hình thành một số ngành cơng nghiệp trọng điểm, có vị thế trong cả nước, nhiều cơng trình lớn đã được đầu tư xây dựng, hình thành một số ngành công nghiệp mũi nhọn như

xi măng, mía đường, khu cơng nghiệp Bắc Vinh,... là tiền đề để phát triển công nghiệp và các ngành, nghề dịch vụ khác.

- Người dân Nghệ An cần cù, thơng minh, khéo tay, có tinh thần đồn kết, sáng tạo, cần kiệm. Sau nhiều năm thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong sự giao lưu kinh tế - xã hội mở rộng, người Nghệ An đã tiếp thu được nhiều tư duy kinh tế mới, khắc phục được những yếu điểm của tư duy kinh tế truyền thống, một số người đã mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất.

- Có tiềm năng phát triển du lịch, có thể kết hợp phát triển du lịch làng nghề và phát triển các sản phẩm TCMN.

- Có các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề, tạo điều kiện đào tạo, cung cấp lao động quản lý và lao động kỹ thuật.

Khó khăn

- Nghệ An nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, nhất là bão, lụt hay xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất (năm 2007 có 2 cơn bão gây thiết hại 8.000 ha lúa màu, 20.900 ha ngô, 8.911 ha hoa màu, 10.500 ha mía, hư hỏng 292 km đường,.... ước thiệt hại khoảng 800 tỷ đồng [55]).

- Diện tích tự nhiên rộng, lại bị chia cắt bởi hệ thống sông suối, đồi núi nên việc phát triển kết cấu hạ tầng, giao lưu học hỏi cũng như mua bán, trao đổi sản phẩm giữa các vùng khơng thuận lợi, làm tăng chi phí vận chuyển.

- Nghệ An vẫn là tỉnh nghèo, thu ngân sách không đủ chi, kém phát triển so với các tỉnh trong vùng, trong cả nước (phụ lục 4). Công nghiệp quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ, số cơ sở cơng nghiệp có quy mơ lớn, nhất là cơng nghiệp trung ương cịn chiếm tỷ trọng hết sức nhỏ (7%) hạn chế trong việc phát triển các ngành nghề dịch vụ.

- Trình độ dân trí của một bộ phận dân cư cịn thấp, nhất là đồng bào dân tộc vùng cao. Trình độ lao động nông thôn không đồng đều giữa các vùng, các huyện, số người được đào tạo chưa nhiều, tỷ lệ mù chữ còn khá cao. Một bộ phận người dân nông thôn cịn có tư duy chịu khổ hơn chịu khó, dễ bằng lịng với hồn cảnh hơn là tìm tịi, bứt phá khỏi nghèo khổ, quen với tư duy sản xuất thời bao cấp, cịn nơn nóng, chủ quan.

- Nghệ An nằm trong khu vực kinh tế chưa phát triển; xa Hà Nội và các trung tâm kinh tế năng động, đầu mối giao lưu của cả nước; xa khu vực ĐBSH là nơi có làng nghề phát triển nhất cả nước nên khó khăn trong việc tiếp cận để học hỏi phát triển làng nghề.

- Người dân có điều kiện để phát triển các nghề khác như trồng trọt, chăn ni, áp lực tìm kiếm các nghề khác để làm kế sinh nhai không lớn. Trong lúc đó thu nhập bước đầu của ngành nghề nông thôn thường là thấp, chưa thực sự cạnh tranh nên chưa hấp dẫn người dân tìm kiếm, mở mang các ngành nghề khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề nghệ an (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)