Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề nghệ an (Trang 50)

- Hệ thống các cơ sở dạy nghề chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã và các huyện đồng bằng Các cơ sở dạy nghề ở các huyện đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu

2.2.1.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Các sản phẩm làng nghề tại Nghệ An được tiêu thụ thơng qua hai hình thức chủ yếu:

Một là, hộ gia đình tự bán sản phẩm đến cho khách hàng. Hình thức này là phổ

biến.

Hai là, thông qua các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm làng nghề.

Các sản phẩm của các làng nghề Nghệ An tiêu thụ chủ yếu như sau:

- Sản phẩm mây tre đan: chủ yếu xuất khẩu thông qua các doanh nghiệp là CT. TNHH Đức Phong, CT. TNHH Phương Anh và một số công ty khác. Các doanh nghiệp này tiêu thụ thông qua các doanh nghiệp khác ở các tỉnh như Hà Tây, Hà Nam,...

- Các sản phẩm bún, bánh đa, kẹo lạc, rượu cổ truyền, chế biến nông sản chủ yếu tiêu thụ trong vùng, huyện lân cận, một số ít tiêu thụ trong tỉnh.

- Các sản phẩm nghề chế biến hải sản như nước mắm, ruốc, cá khô, mực khô, tương,... chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh. Một số ít phục vụ khách du lịch tại các địa điểm du lịch như Cửa Lị, khu di tích Kim Liên.

- Sản phẩm mộc chủ yếu tiêu dùng trong tỉnh.

- Sản phẩm nghề đóng tàu thuyền: bán cho các cơ sở trong tỉnh, còn một số theo đơn đạt hàng của các tỉnh.

- Gạch, ngói, chổi đót, chiếu cói, giấy gió: tiêu dùng trong tỉnh. - Ươm tơ: tư thương các tỉnh đến mua, chủ yếu là Thái Bình.

Có thể nhận thấy thị trường các sản phẩm làng nghề Nghệ An còn hẹp. Ngoại trừ sản phẩm mây tre đan xuất khẩu là chủ yếu, thì các sản phẩm tiêu thụ trong tỉnh, trong vùng, một số ít tiêu thụ ra một số tỉnh trong khu vực.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển làng nghề nghệ an (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)