Nguyên tắc đề xuất các biện pháp dạy học truyện ngắn theo hƣớng ứng dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng lí thuyết tự sự học trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (chương trình ngữ văn 11 ban cơ bản) (Trang 33)

6. Cấu trúc luận văn

2.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp dạy học truyện ngắn theo hƣớng ứng dụng

dụng lí thuyết tự sự học

2.1.1. Dạy học theo đặc trưng thể loại truyện ngắn

Nói đến thể loại văn học là nói đến tính chỉnh thể trong một tác phẩm với sự thống nhất giữa một nội dung nhất định với một hình thức nhất định. Mỗi văn bản văn học chỉ tồn tại ở một thể tài và biểu hiện chủ yếu tính chất của một loại hình văn học nhất định. Điều đó nhất thiết địi hỏi phải có những phƣơng pháp, biện pháp dạy học phù hợp.

Trong chƣơng trình đọc văn trong nhà trƣờng phổ thơng hiện nay bao gồm nhiều thể loại, trong đó truyện ngắn chiếm số lƣợng lớn. Vì vậy, GV cần lựa chọn và vận dụng phƣơng pháp thích hợp, hiệu quả vào việc giảng dạy truyện ngắn, đặc biệt là xác định đúng loại thể để khám phá đƣợc những tầng nghĩa ẩn sâu trong tác phẩm.

Trong Vấn đề giảng dạy TPVH theo loại thể, tác giả Trần Thanh Đạm đã

trình bày khá cặn kẽ về tầm quan trọng của việc nắm bắt các đặc trƣng loại thể văn học, những chú ý đặc biệt để giảng dạy những tác phẩm thuộc loại tự sự, trữ tình, kịch cùng các thể nhƣ truyện, thơ, hịch, cáo… Cuốn sách vừa giải quyết đƣợc các vấn đề có tính chất quan niệm, vừa trình bày một số kinh nghiệm vận dụng cụ thể. Và khi trình bày về phƣơng pháp giảng dạy thể truyện xuất phát từ đặc trƣng của loại tự sự, tác giả Trần Thanh Đạm đã nhấn mạnh việc hƣớng dẫn HS nắm vững cốt truyện, tình tiết, cảm thụ đƣợc sâu sắc, đánh giá đƣợc đúng đắn nhân vật trong tác phẩm, cảm và hiểu đƣợc ý đồ ngƣời kể chuyện.

Dạy học theo đặc trƣng thể loại truyện ngắn là giúp học sinh nắmđƣợc cốt truyện, tình huống, nghệ thuật trần thuật, nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu...

Với truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, GV cần hƣớng dẫn HS nắm

đƣợc phong cách truyện ngắn - trữ tình của Thạch Lam qua những đặc điểm sau: - Truyện ngắn của ơng thƣờng khơng có cốt truyện hoặc cốt truyện đơn giản nhƣng lại giàu tâm tình, tâm trạng. Truyện ngắn Hai đứa trẻ có cốt truyện rất đơn

giản. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm chỉ là một phố huyện nhỏ bé với cảnh chợ tàn, những dãy phố thƣa thớt, vắng vẻ cùng những con ngƣời nghèo khổ nhƣ mẹ con chị Tí, gia đình bác Xẩm, bác Siêu, bà cụ Thi... Họ có một nhịp sống quẩn quanh, đơn điệu, tẻ nhạt. Phố huyện ấy chỉ náo động một chút ít khi có chuyến tàu từ Hà Nội vụt qua lúc 9 giờ đêm. Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm bắt đầu từ cảnh chiều tà đến đêm tối rồi đêm khuya. Tất cả không gian, thời gian ấy đƣợc đặt dƣới cái nhìn và cảm nhận của Liên, nhân vật chính của tác phẩm, một cơ bé mới lớn, nhạy cảm, giàu tình cảm và khơng ngi mơ ƣớc, khao khát đƣợc thay đổi cuộc sống thực tại. Với cốt truyện đơn giản nhƣ thế, Thạch Lam đã tạo nên một khơng khí êm nhẹ lan tỏa mà vẫn lắng sâu.

Cốt truyện đơn giản bởi nhà văn đi sâu vào phản ánh thế giới nội tâm phong phú của nhân vật chính, đặc biệt là những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh, tinh tế. Trong truyện Hai đứa trẻ, Thạch Lam đi sâu vào miêu tả tâm trạng buồn bã của Liên trƣớc ngoại cảnh. Trƣớc cảnh chiều tàn, Liên khơng hiểu sao nhƣng thấy lịng buồn man mác. Nỗi buồn của Liên bắt nguồn từ khung cảnh bình dị nhƣng vắng vẻ của phố huyện với những âm thanh đều đều, quen thuộc nhƣ tiếng trống thu không vang lên từng tiếng một để gọi buổi chiều, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng,tiếng muỗi vo ve... Chứng kiến cảnh chợ tàn cùng cảnh những đứa trẻ con nhà nghèo bới nhặt rác, Liên thấm thía nỗi buồn về những kiếp sống nghèo khổ, quẩn quanh của những ngƣời dân phố huyện. Khi đêm xuống, bóng tối ngập tràn phố huyện, Liên thấy lòng buồn mơ hồ, khó hiểu. Nỗi buồn ấy dƣờng nhƣ bắt nguồn từ bóng tối của những cuộc đời mờ mịt, không tƣơng lai, không hi vọng đang bủa vây quanh chị em Liên. Ngƣớc nhìn bầu trời bao la, thăm thẳm đầy bí mật xa lạ để tìm nguồn sáng lấp lánh ở phía xa, rồi sau đó Liên lại phải quay về với quầng sáng thân mật quanh ngọn đèn của chị Tí, Liên càng thấm thía nỗi buồn về ƣớc mơ xa vời ngoài tầm với. Khi chuyến tàu đi qua phố huyện với những âm thanh, ánh

sáng khác lạ, Liên lặng theo mơ tƣởng về Hà Nội trong qua khứ để mà buồn cho thực tại. Hiện tại vẫn là một cuộc sống nghèo khổ về vật chất, đơn điệu tẻ nhạt về tinh thần, không biết khi nào mới thay đổi. Khi chuyến tàu đi qua, Liên chìm vào giấc ngủ yên tĩnh, tịch mịch của phố huyện nhƣ một nốt lặng buồn.Tài năng của Thạch Lam chính là ở chỗ ơng có thể diễn tả rất tài tình những cung bậc tình cảm phong phú của con ngƣời, kể cả những cảm xúc khó nắm bắt, khó gọi tên. Chính vì vậy, truyện ngắn của Thạch Lam rất giàu chất trữ tình.

Mỗi truyện của Thạch Lam nhƣ một bài thơ trữ tình đƣợm buồn với lời văn uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu và giàu chất thơ. Giọng văn của Thạch Lam thủ thỉ, tâm tình đi sâu vào tâm hồn ngƣời đọc. Trong Hai đứa trẻ, ơng có những câu văn, đoạn văn tả cảnh rất đặc sắc. Chẳng hạn, cảnh chiều tà đƣợc Thạch Lam miêu tả bằng những câu văn rất mực êm dịu. “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả nhƣ ru và văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đƣa vào”. Câu văn của Thạch Lam thƣờng có nhịp điệu chậm rãi, các biện pháp tu từ đƣợc ông sử dụng rất hiệu quả. Vì thế, trong câu văn trên, bằng biện pháp tu từ so sánh kết hợpvới nhiều thanh bằng, Thạch Lam đã gợi ra đƣợc khơng khí n ả, vắng lặng nhƣng đƣợm buồn của một buổi chiều quê. Nó gợi ra một khung cảnh rất quen thuộc của làng q Việt Nam với khơng khí tĩnh lặng và cái yên ắng ngàn đời nay, mọi thứ nhƣ ngƣng đọng lại. Cảnh đêm tối phố huyện đƣợc Thạch Lam miêu tả rất ấn tƣợng: “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hai êm nhƣ nhung và thoảng qua gió mát. Đƣờng phố và các ngõ dần dần chứa đầy bóng tối”. Câu văn của Thạch Lam gợi đƣợc khơng khí dịu mát của một đêm mùa hè cùng không gian tĩnh lặng, tịch mịch của phố huyện.

Truyện ngắn của Thạch Lam thƣờng có sự đan cài giữa hai yếu tố lãng mạn và hiện thực, rất khó tách bạch, tạo nên một nét riêng khó lẫn. Truyện ngắn

Hai đứa trẻ là một minh chứng. Trong truyện có rất nhiều yếu tố thi vị, lãng

mạn. Bức tranh thiên nhiên phố huyện rất đẹp. Cảnh chiều tà đƣợc Thạch Lam khắc họa có màu sắc, đƣờng nét, âm thanh. Màu sắc có sự giao tranh giữa màu đỏ rực của mặt trời sắp lặn, màu hồng của đám mây nhƣ hòn than sắp tàn, màu đen của bóng tối đang dần bao phủ xuống. Âm thanh cững có sự đan cài giữa

tiếng ếch nhái râm ran, tiếng muỗi vo ve cùngtiếng trống thu không thong thả từng tiếng một. Tất cả tạo nên khung cảnh yên tĩnh, gợi cảm giác yên bình, dễ chịu. Cảnh đêm tối phố huyện cũng rất thi vị, lãng mạn, có tầng có lớp với hình ảnh vịm trời hàng ngàn ngôi sao ngôi sao lấp lánh xen lẫn vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất.Có thể nói, màu sắc, hình ảnh, đƣờng nét trong bức tranh đều rất hài hòa, tạo nên vẻ đẹp riêng cho phố huyện nghèo. Những nét tâm trạng của nhân vật Liên cũng rất lãng mạn. Có một nỗi buồn dịu nhẹ, vơ cớ xâm chiếm tồn bộ tâm hồn nhân vật từ cảnh chiều tà cho đến đêm tối rồi đến đêm khuya, khiến cho tồn bộ tác phẩm có một khơng khí êm nhẹ, đƣợm buồn. Ƣớc mơ của con ngƣời trong truyện ngắn này cũng rất lãng mạn. Đó là ƣớc mơ thốt khỏi cuộc sống tù túng hiện tại để hƣớng tới một cuộc đời tốt đẹp hơn, tƣơi sáng hơn giống nhƣ cuộc sống đã từng có trong quá khứ. Ƣớc mơ ấy đƣợc gửi gắm, kí thác vào chuyến tàu vƣợt qua phố huyện lúc 9 giờ. Bởi chuyến tàu ấy từ Hà Nội về. Khi nó đi qua, Liên có dịp lặng ngắm và mơ tƣởng về Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, lấp lánh, vui vẻ và huyên náo. Những hình ảnh đó gắn với q khứ êm đềm, hạnh phúc, đầy đủ, sung sƣớng mà Liên đã từng có. Đây là truyện ngắn giàu sắc thái trữ tình và đậm chất thơ, để lại trong lịng ngƣời đọc nhiều dƣ vị.

2.1.2. Dạy học truyện ngắn theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất.

Dạy học truyện ngắn theo định hƣớng phát triển năng lực là hƣớng ngƣời học tích cực hoạt động để hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Với môn Ngữ Văn, ngồi việc hình thành và phát triển các năng lực chung còn phải chú ý đến các năng lực chuyên biệt nhƣ năng lực đọc hiểu văn bản, tạo lập văn bản...

Vì vậy, GV cần xác định mục tiêu, định hƣớng những năng lực cụ thể cần hình thành và phát triển cho ngƣời học gắn với từng bài học, từng đối tƣợng ngƣời học. Bởi bất cứ ai làm việc gì cũng phải có mục đích, hƣớng tới một hoặc một vài mục tiêu cụ thể. Cịn nếu khơng có mục tiêu, tức là khơng có đích tới thì sẽ chẳng đi đến đâu, đồng thời cũng không nỗ lực hết sức để đạt đƣợc cái đích mà mình mong muốn vì có đạt hay khơng đạt mục tiêu cũng chẳng sao. Có mục tiêu cụ thể, ta sẽ định hƣớng đƣợc con đƣờng mà mình đi, phƣơng pháp để đạt đƣợc mục tiêu đó.

Mục tiêu của dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực là hình thành và phát triển các năng lực chung cho ngƣời học gắn với các môn học, các bậc học và năng lực riêng gắn với từng mơn học cụ thể, vì thế giáo viên cần phải có định hƣớng rõ ràng về những năng lực cụ thể cần hình thành vàphát triển cho ngƣời học trong từng bài học, tránh định hƣớng chung chung. Những định hƣớng năng lực ấy phải có sự kế thừa và phát huy những năng lực đã hình thành từ các cấp học, bài học trƣớc.

Có mục tiêu cụ thể, sau khi tổ chức các hoạt động dạy học, giáo viên mới có cơ sở để đối chiếu thông qua kiểm tra đánh giá năng lực ngƣời học, để biết mình đã đạt đƣợc các mục tiêu ở các mức độ nào, những mục tiêu nào chƣa đạt đƣợc để khắc phục, rút kinh nghiệm ở phƣơng pháp hoặc ở các khâu khác nhƣ tổ chức hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá, đồng thời nhận ra đƣợc ƣu điểm của phƣơng pháp để phát huy, những nhƣợc điểm để hạn chế, khắc phục ở những giờ học tiếp theo, những bài dạy khác.

Tiếp đến, GV phải lựa chọn phƣơng pháp phù hợp, hiệu quả. Phƣơng pháp là con đƣờng và cách thức thực hiện đúng đắn, phù hợp để đƣa ta tới đích. Mỗi bài học, mỗi đơn vị kiến thức cần phải có những phƣơng pháp riêng, phù hợp thì mới khai thác và làm sáng rõ các đơn vị kiến thức đó. Mỗi đối tƣợng ngƣời học lại có những đặc điểm, tố chất, năng lực riêng, vì thế cần phải có phƣơng pháp phù hợp, cần vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp, các hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất, để phát huy tối đa khả năng học tập cũng nhƣ tự học ở mỗi ngƣời.

Có phƣơng pháp phù hợp mới đạt đƣợc các mục tiêu đề ra, mới phát huy năng lực ngƣời học. Có phƣơng pháp phù hợp, giáo mới tổ chức đƣợc các hoạt động dạy học, hoạt động tự học, tự nghiên cứu phù hợp hiệu quả với ngƣời học, kích thích đƣợc niềm hứng thú, say mê của ngƣời học, phát huy đƣợc năng lực của ngƣời học thông qua việc giao nhiệm vụ có tính thử thách cao, giúp ngƣời học đạt đƣợc các mục tiêu, tiến tới hình thành và phát triển các năng lực gắn với mơn học của mình. Có phƣơng pháp phù hợp mới phát huy đƣợc ƣu điểm, hạn chế, khắc phục đƣợc khuyết điểm của cả ngƣời dạy và ngƣời học.

Dạy học truyện ngắn theo định hƣớng phát triển năng lực nhằm hƣớng ngƣời học tới việc hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu một văn bản truyện ngắn, nắm đƣợc cốt truyện, hệ thống nhân vật, nghệ thuật tổ chức cốt truyện, giọng điệu, điểm nhìn... từ đó mà khám phá, đánh giá đƣợc giá trị nội dung tƣ tƣởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm, đánh giá đƣợc đóng góp của tác giả, rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản cho học sinh.

2.2. Các biện pháp dạy học truyện ngắn theo hướng ứng dụng lí thuyết tự sự học

2.2.1. Lựa chọn đặc điểm của từng tác phẩm để khai thác nghệ thuật tự sự

2.2.1.1. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

*Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tác phẩm tự sự

Tâm lí, tính cách con ngƣời bao giờ cũng là đối tƣợng phản ánh quan trọng của văn học, nhất là ở thể loại truyện ngắn. Lịch sử văn học dân tộc luôn là tấm gƣơng phản chiếu tâm hồn của nhân dân qua các thời đại.

Việc miêu tả tâm lí con ngƣời là vơ cùng quan trọng vì nó khắc họa “chân dung tinh thần”của nhân vật, tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tƣ tƣởng nhân vật. Vì thế,miêu tả nội tâm có vai trị và tác dụng to lớn trong việc khắc hoạ nét đặc trƣng trong cảm xúc, tâm hồn, tính cách nhân vật. Khắc họa nhân vật, không thể khơng phân tích, diễn tả tâm lí nhân vật. Do đó, những truyện mà nhân vật có đƣợc chiều sâu tâm lí thƣờng đƣợc đánh giá cao hơn những truyện mà chỉ thiên về hành động.

Có thể thấy, tài năng của ngƣời nghệ sĩ thể hiện rất rõ qua việc miêu tả tâm lí nhân vật. Những nhà văn tài năng bao giờ cũng đạt đến trình độ bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí. Đó là một chân lí mn đời trong sáng tạo nghệ thuật.

Những tác phẩm văn học dân gian nhìn chung khơng có miêu tả tâm trạng,nhân vật tự bộc lộ chủ yếu qua ngôn ngữ, hành động. Phải đến giai đoạn sau này của văn học viết, mới có miêu tả nội tâm,miêu tả nội tâm là một bƣớc tiến lớn của nghệ thuật.

*Nghệ thuật miêu tả tâm trạng trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Bƣớc 1: GV hƣớng dẫn HS nắm đƣợc đặc trƣng phong cách nghệ thuật của Thạch Lam là truyện ngắn - trữ tình.

Thạch Lam là cây bút truyện ngắn tiêu biểutrong văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930-1945 với phong cách truyện ngắn - trữ tình.Tác phẩm của ơng thƣờng có cốt truyện đơn giản hoặc khơng có chuyện, mỗi truyện nhƣ một bài thơ trữ tình đƣợm buồn, với giọng điệu thủ thỉ, tâm tình gửi gắm trong đó sự nhạy cảm, tinh tế và tấm lịng nhân ái, đơn hậu của Thạch Lam. Hai đứa trẻ là một

truyện ngắn đặc sắc mang nét phong cách ấy của ông. Thông qua việc miêu tả bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống ở một phố huyện nghèo, tác giả đã khắc họa thành công tâm trạng nhân vật Liên, một cơ bé mới lớn có tâm hồn nhạy cảm và trái tim nhân hậu...

- Bƣớc 2: GV hƣớng dẫn HS lí giải vì sao Thạch Lam khơng chú trọng tạo cốt truyện li kì, hấp dẫn nhƣ các tác giả đƣơng thời mà lại chọn cách đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mong manh, mơ hồ, tinh tế.

Thạch Lam không chú trọng tạo cốt truyện hấp dẫn hay xây dựng tình huống li kì nhƣng truyện của ơng vẫn thu hút đƣợc ngƣời đọc bởi tài năng khắc họa tâm lí nhân vật hết sức tinh tế. Nhà văn đi sâu vào khám phá, miêu tả những rung động thoáng qua, những cảm giác mơ hồ, mong manh... của nhân vật.

- Bƣớc 3: GV hƣớng dẫn HS tìm hiểu, khám phá chất thơ, chất trữ tình thấm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng lí thuyết tự sự học trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (chương trình ngữ văn 11 ban cơ bản) (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)