Lựa chọn đặc điểm của từng tácphẩm để khai thác nghệ thuật tự sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng lí thuyết tự sự học trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (chương trình ngữ văn 11 ban cơ bản) (Trang 38 - 67)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Các biện pháp dạy học truyện ngắn theo hƣớng ứng dụng lí thuyết tự sự học

2.2.1. Lựa chọn đặc điểm của từng tácphẩm để khai thác nghệ thuật tự sự

2.2.1.1. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

*Nghệ thuật miêu tả tâm lí trong tác phẩm tự sự

Tâm lí, tính cách con ngƣời bao giờ cũng là đối tƣợng phản ánh quan trọng của văn học, nhất là ở thể loại truyện ngắn. Lịch sử văn học dân tộc luôn là tấm gƣơng phản chiếu tâm hồn của nhân dân qua các thời đại.

Việc miêu tả tâm lí con ngƣời là vơ cùng quan trọng vì nó khắc họa “chân dung tinh thần”của nhân vật, tái hiện lại những trăn trở, dằn vặt, những rung động tinh vi trong tình cảm, tƣ tƣởng nhân vật. Vì thế,miêu tả nội tâm có vai trị và tác dụng to lớn trong việc khắc hoạ nét đặc trƣng trong cảm xúc, tâm hồn, tính cách nhân vật. Khắc họa nhân vật, khơng thể khơng phân tích, diễn tả tâm lí nhân vật. Do đó, những truyện mà nhân vật có đƣợc chiều sâu tâm lí thƣờng đƣợc đánh giá cao hơn những truyện mà chỉ thiên về hành động.

Có thể thấy, tài năng của ngƣời nghệ sĩ thể hiện rất rõ qua việc miêu tả tâm lí nhân vật. Những nhà văn tài năng bao giờ cũng đạt đến trình độ bậc thầy trong việc miêu tả tâm lí. Đó là một chân lí mn đời trong sáng tạo nghệ thuật.

Những tác phẩm văn học dân gian nhìn chung khơng có miêu tả tâm trạng,nhân vật tự bộc lộ chủ yếu qua ngôn ngữ, hành động. Phải đến giai đoạn sau này của văn học viết, mới có miêu tả nội tâm,miêu tả nội tâm là một bƣớc tiến lớn của nghệ thuật.

*Nghệ thuật miêu tả tâm trạng trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Bƣớc 1: GV hƣớng dẫn HS nắm đƣợc đặc trƣng phong cách nghệ thuật của Thạch Lam là truyện ngắn - trữ tình.

Thạch Lam là cây bút truyện ngắn tiêu biểutrong văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930-1945 với phong cách truyện ngắn - trữ tình.Tác phẩm của ơng thƣờng có cốt truyện đơn giản hoặc khơng có chuyện, mỗi truyện nhƣ một bài thơ trữ tình đƣợm buồn, với giọng điệu thủ thỉ, tâm tình gửi gắm trong đó sự nhạy cảm, tinh tế và tấm lịng nhân ái, đơn hậu của Thạch Lam. Hai đứa trẻ là một

truyện ngắn đặc sắc mang nét phong cách ấy của ông. Thông qua việc miêu tả bức tranh thiên nhiên và bức tranh đời sống ở một phố huyện nghèo, tác giả đã khắc họa thành công tâm trạng nhân vật Liên, một cơ bé mới lớn có tâm hồn nhạy cảm và trái tim nhân hậu...

- Bƣớc 2: GV hƣớng dẫn HS lí giải vì sao Thạch Lam khơng chú trọng tạo cốt truyện li kì, hấp dẫn nhƣ các tác giả đƣơng thời mà lại chọn cách đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mong manh, mơ hồ, tinh tế.

Thạch Lam không chú trọng tạo cốt truyện hấp dẫn hay xây dựng tình huống li kì nhƣng truyện của ơng vẫn thu hút đƣợc ngƣời đọc bởi tài năng khắc họa tâm lí nhân vật hết sức tinh tế. Nhà văn đi sâu vào khám phá, miêu tả những rung động thoáng qua, những cảm giác mơ hồ, mong manh... của nhân vật.

- Bƣớc 3: GV hƣớng dẫn HS tìm hiểu, khám phá chất thơ, chất trữ tình thấm đƣợm trong văn xi của Thạch Lam.

Ngơn ngữ, hình ảnh trong các truyện ngắn của Thạch Lam rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu ý nghĩa, giọng điệu của ơng thƣờng thủ thỉ, tâm tình, đi vào lịng ngƣời một cách nhẹ nhàng. Điều đó cũng góp phần làm nên sự lơi cuốn, hấp dẫn của tác phẩm.

- Bƣớc 4: GV hƣớng dẫn HS tìm ra sự đan cài giữa yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực nhƣ một nét đặc trƣng khó lẫn trong sáng tác của Thạch Lam để khắc họa chân thực, xúc động thế giới nội tâm của nhân vật.

* Hệ thống câu hỏi gợi mở theo hƣớng vận dụng lí thuyết tự sự học

- Truyện ngắn của Thạch Lam thƣờng có cốt truyện hấp dẫn với nhiều sự việc, tình tiết khơng?

- Để diễn tả thành công những xúc cảm mong manh, mơ hồ tinh tế của nhân vật, tác giả thƣờng sử dụng những thủ pháp nghệ thuật gì?

- Bức tranh thiên nhiên mà Thạch Lam miêu tả thƣờng có đặc điểm gì? - Tại sao tác giả lại chọn cảnh chiều muộn và cảnh đêm tối ở phố huyện để khắc họa tâm trạng nhân vật Liên mà không phải là cảnh buổi sáng?

- Các chi tiết về bóng tối, ánh sáng có ý nghĩa gì trong việc thể hiện tâm trạng nhân vật Liên?

- Hình ảnh ngọn đèn dầu trên chõng hàng chị Tí đƣợc nhắc lại nhiều lần có ý nghĩa gì?

- Hình ảnh đồn tàu là biểu tƣợng cho điều gì? Hình ảnh đó gửi gắm khát vọng nào của nhân vật Liên?

- Bƣớc 5: GV hƣớng dẫn HS thấy đƣợc tài năng, tấm lịng và đóng góp của Thạch Lam trong Văn học Việt Nam hiện đại.

Tóm lại, truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đã miêu tả tinh tế, sâu sắc tâm trạng của nhân vật Liên. Qua đó, ngƣời đọc thấy đƣợc niềm cảm thƣơng chân thành, thấm thía mà Thạch Lam dành cho những con ngƣời nghèo khổ, đồng thời bộc lộ mong muốn có một tƣơng lai tốt đẹp cho những con ngƣời đáng thƣơng đó. Điều này, cũng là một đóng góp mới của ơng cho tƣ tƣởng nhân đạo trong văn học giai đoạn 1930-1945.

2.2.1.2. Nghệ thuật tạo dựng tình huống độc đáo trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

* Tình huống truyện - cánh cửa tiếp cận tác phẩm

Tình huống truyện là hồn cảnh bất bình thƣờng mà con ngƣời đƣợc đặt vào đó để bộc lộ bản lĩnh, phẩm chất... của mình. Tình huống có vai trị đặc biệt quan trọng đối với việc thể hiện số phận và tính cách nhân vật. Đó là một trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa khi khám phá tác phẩm tự sự. Tình huống cũng là nơi nhà văn bộc lộ, tƣ tƣởng tài năng của mình một cách sâu sắc nhất.

Nói cách khác, tình huống chính là một lát cắt mà ở đó cuộc sống hiện lên sắc nét nhất. Tình huống gắn liền với cốt truyện và chủ đề tƣ tƣởng tác phẩm, nó có vai trò gây đột biến, tạo ra bƣớc ngoặt, sự biến đổi bất ngờ trong cuộc đời, trong

tâm trạng hoặc nhận thức của nhân vật. Vì thế, khi khai thác một tác phẩm tự sự phải chú ý đặc biệt tới tình huống.

*Cách phân chia các loại tình huống truyện khơng phải bao giờ cũng rõ ràng. Có truyện thiên về loại tình huống truyện này nhƣng có loại thiên về loại tình huống truyện khác. Có 3 loại tình huống truyện thƣờng đƣợc các tác giả chú tâm xây dựng: Tình huống hành động: chú ý khai thác hành động có tính bƣớc ngoặt có chức năng làm thay đổi cảnh ngộ, trạng huống hoặc một đoạn đời của nhân vật.

Tình huống tâm trạng: đi sâu thể hiện tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ... của nhân vật trƣớc một biến cố, một bƣớc ngoặt, một sự kiện... nào đó trong cuộc đời. Loại tình huống này thƣờng gặp trong những kiểu truyện trữ tình, khơng có cốt truyện, đậm yếu tố lãng mạn mà dịng diễn biến tâm lí nhân vật là hạt nhân cốt lõi làm nên cấu trúc của truyện (loại truyện ít diễn biến, nghèo về hành động, đối tƣợng chủ yếu mà nhà văn khám phá là thế giới nội tâm tinh tế, là trạng thái cảm xúc mơ hồ của nhân vật trƣớc cuộc sống). So với tình huống hành động, loại tình huống tâm trạng khó nhận ra hơn.

Tình huống nhận thức: khai thác sự bừng tỉnh của nhân vật khi nhận thức ra một chân lí, một sự thật... nào đó trong cuộc sống đời sống.

*Vai trị của tình huống trong truyện ngắn

Vì truyện ngắn có dung lƣợng nhỏ, thể hiện nhân vật qua một khoảnh khắc ngắn ngủi của đời sống nêntình huống phải làm nổi bật đƣợc hình tƣợng sắc nét củanhân vật và tƣ tƣởng sâu sắc của nhà văn. Xây dựng đƣợc tình huống truyện độc đáo nhƣng tự nhiên, hợp với lôgic cuộc sống là dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị, dấu hiệu giúp ngƣời đọc nhận ra một tác giả tài năng.

*Phƣơng pháp phân tích tình huống truyện trong tác phẩm văn học theo hƣớng vận dụng lí thuyết tự sự học.

- Bƣớc 1:GV hƣớng dẫn HS xác định tình huống truyện thơng qua việc trả lời các câu hỏi: chuyện kể về ai? ở đâu? khi nào? xảy ra nhƣ thế nào? mối quan hệ giữa các nhân vật? mối quan hệ giữa nhân vật với mơi trƣờng, hồn cảnh có gì đặc biệt? Cần phải tìm ra đƣợc sự kiện nào là tình huống truyện. Tình huống truyện là

cảnh huống của câu chuyện, là sự kiện mà nếu nó khơng xảy ra sẽ chẳng có gì để kể hết.

- Bƣớc 2: GV hƣớng dẫn HS phân tích tính chất tình huống truyện

Ta cần kết nối tình huống truyện với các yếu tố khác trong tác phẩm để xác định các tính chất của tình huống, ví dụ nhƣ: tình uống éo le, tình huống trớ trên, tình huống cảm động, tình huống nghịch lý, tình huống nhận thức... Sau đó phân tích các chi tiết trong truyện để làm rõ các tính chất ấy.

- Bƣớc 3: GV hƣớng dẫn HS tìm ra các biện pháp nghệ thuật xây dựng tình huống

Tình huống truyện đƣợc xây dựng bằng những biện pháp nghệ thuật nào? Có thể chú ý đến nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tình huống, ngơn ngữ, giọng điệu ngƣời kể chuyện...

- Bƣớc 4: GV hƣớng dẫn HS khái quát ý nghĩa của tình huống

Tình huống truyện phản ánh điều gì? Qua tình huống ấy, nhà văn gửi gắm thơng điệp gì? Ý nghĩa tƣ tƣởng của tình huống truyện:

+ Góp phần thể hiện tƣ tƣởng, chủ đề tác phẩm. + Khắc họa sắc nét tính cách, phẩm chất nhân vật. + Tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn cho câu chuyện.

+ Bộc lộ tài năng của tác giả.

Muốn khám phá nhân vật,HS phải nắm vững tác phẩm hiểu đƣợc diễn tiến của câu chuyện từ đó phát hiện ra đâu là hồn cảnh có vấn đề. Một tác phẩm hay thì bao giờ nhà văn cũng có những phát hiện độc đáo khi khai thác vấn đề trong cuộc sống.

* Hệ thống câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận về tình huống trong tác phẩm

Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

- Tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân kể về cuộc gặp gỡ của những ai, trong hoàn cảnh nào? Cuộc gặp gỡ đó có điều gì đặc biệt?

- Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật trong tác phẩm có điều gì khác thƣờng không?

- Nguyễn Tuân chọn thời điểm kể chuyện là khoảng thời gian nào?

- Nếu Huấn Cao và Quản ngục gặp nhau ở ngồi đời liệu có thể có cảnh cho chữ khơng?

- Mối quan hệ giữa hai nhân vật này đƣợc tác giả triển khai nhƣ thế nào? - Chiếc cầu nối giữa Huấn Cao và Quản ngục là cái gì?

- Cảnh cho chữ đƣợc diễn ra trong bối cảnh nào?

- Biện pháp nghệ thuật nào đƣợc Nguyễn Tuân sử dụng triệt để nhằm làm nổi bật tình huống?

- Thơng điệp mà nhà văn muốn gửi đến ngƣời đọc qua tình huống gặp gỡ chứa đựng những đối nghịch này là gì?

*GV dẫn dắt, định hƣớng để HS nhận diện và phân tích tình huống gặp gỡ chứa đựng những đối nghịch trong tác phẩm Chữ người tử tùcủa Nguyễn Tuân

Ở tác phẩm “Chữ người tử tù”, nhà văn Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào tình huống gặp gỡ trong những ngày cuối cùng của ngƣời tử tù trƣớc khi ra pháp trƣờng.

Không gian nghệ thuật của truyện ngắn là chốn lao tù, một nơi bẩn thỉu, tăm tối, cái xấu, nơi cái ác ngự trị, nơi đầy rẫy những kẻtàn nhẫn, lạnh lùng… dƣờng nhƣ khơng có chỗ cho cái Đẹp tồn tại.

Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm là những ngày cuối đời của một tử tù, ở thời điểm đó sức ép về thời gian tâm lý thƣờng rất lớn, con ngƣời luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, cảm giác về thời gian tâm lí dài lê thê, đúng nhƣ ngƣời xƣa đã đúc kết “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”.

Mối quan hệ giữa các nhân vật đƣợc tác giả đặt trong sự đối lập, tƣơng phản. Ở bình diện xã hội: Huấn Cao là kẻ phản nghịch chống lại triều đình, nay trở thành tử tù chờ ngày lĩnh án. Còn Quản ngục là chức quan có nhiệm vụ cai quản, trấn áp kẻ phạm tội, là đại diện cho trật tự xã hội phong kiến đƣơng thời, cái xã hội mà Huấn Cao muốn lật đổ.Vì thế, họ là những kẻ đối địch, khó có thể tìm thấy điểm

và đẹp cịn Quản ngục thì cả đời ngƣỡng mộ cái tài đó. Cả hai đều trân trọng cái đẹp của những con chữ, cái đẹp trong nhân cách của nhau,họ là tri âm tri kỉ của nhau dù gặp nhau có vẻ hơi muộn.

Diễn biến mối quan hệ giữa hai nhân vật đƣợc tác giả sắp đặt khéo léo, lôgic. Với viên quản ngục đây là cơ hội gặp gỡ hiếm hoi để xin chữ ông Huấn. Tuy nhiên, Huấn Cao vốn là con ngƣời rất cao ngạo, không chịu khuất phục trƣớc tiền bạc, quyền uy. Vậy, Nguyễn Tuân đã tạo dựng tình huống ra sao để viên quản ngục xin đƣợc chữ của Huấn Cao? Quản ngục rất trọng vọng, kính nể, tận tụy chăm sóc tử tù. Cịn Huấn Cao, từ coi thƣờng, hiểu lầm chuyển sang coi trọng tấm lòng của quản ngục. Quả thực, đây làmột cuộc gặp gỡ đầy éo le, trớ trêu của những ngƣời bạn tri âm, tri kỉ trong hồn cảnh đối địch, Nguyễn Tn gọi đó cuộc gặp gỡ của “những tấm lòng trong thiên hạ”.

Nguyễn Tuân đã tạo dựng một tình huống độc đáo, giàu kịch tính, lấy đó làmcái nền để các nhân vật bộc lộ, tính cách, phẩm chất. Chữ người tử tù tạo ra

nhiều xung đột. Đó là mâu thuẫn giữa quản ngục, viên thơ và đám lính, mâu thuẫn

giữa quản ngục và Huấn Cao. Từ tình huống này tác giả dẫn dắt ngƣời đọc khám

phá vẻ đẹp đầy tài năng, có khí phách, biết trọng thiên lƣơng của Huấn Cao. Cùng với Huấn Cao thì viên quản ngục là ngƣời có tấm lịng “biệt nhỡn liên tài”, có sở thích cao quí, rất nhẫn nại, cẩn trọng và có dũng khí. Quản ngục thực sự là một “thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn xơ bồ”. Việc lựa chọn tình huống gặp gỡ mang tính chất đối nghịch này giúp Nguyễn Tuân xây dựng thành công các nhân vật, đồng thời ca ngợi đƣợc vẻ đẹp về một thời đã qua nay chỉ cịn vang bóng. Tình huống trên đã góp phần làm sáng rõ tƣ tƣởng, chủ đề của tác phẩm: Ca ngợi cái Đẹp, cái Tài và “thiên lương” con ngƣời, đồng thời

thể hiện đƣợc cái Tài và cái Tâm của Nguyễn Tuân, một nhà văn rất đỗi tài hoa, luôn coi cái Tâm là thƣớc đo hàng đầu của những nhà văn chân chính.

- GV hƣớng dẫn HS nhận xét, đánh giá: Tình huống có vai trị quyết định tới cách khắc họa chân dung nhân vật của tác giả. Vì vậy, khi tìm hiểu nhân vật, chúng ta phải tìm tịi, phát hiện ra hoàn cảnh đặc biệt, cái nền mà nhân vật bộc lộ con

ngƣời thực của mình. Từ đó, chúng ta tìm ra những thơng điệp kín đáo mà nhà văn gửi gắm trong hình tƣợng nhân vật.

2.2.1.3. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

- Bƣớc 1: GV hƣớng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong truyện ngắn của Nam Cao nói chung.

Trong văn học từ xƣa đến nay, cốt truyện là yếu tố quan trọngtạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm. Các nhà văn cùng thời với Nam Cao vẫn hết sức coi trọng cốt truyện. Họ đều có ý thức xây dựng một cốt truyện với những tình tiết hấp dẫn, nhiều sự kiện, biến cố bất ngờ, tạo nên tính chất giàu kịch tính cho tác phẩm. Nếu nhƣ trong truyện của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng cốt truyện thƣờng đƣợc xây dựng trên cơ sở miêu tả những hành động bên ngoài của nhân vật vào những thời điểm quan trọng, có tính chất bƣớc ngoặt làm thay đổi cuộc đời, số phận nhân vật. Cuộc sống đƣợc miêu tả là những chuỗi biến cố, sự kiện, những tình huống ngẫu nhiên, đầy bất ngờ làm đảo lộn tất cả thì Nam Cao thƣờng xây dựng cốt truyện trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng lí thuyết tự sự học trong dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại (chương trình ngữ văn 11 ban cơ bản) (Trang 38 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)