.3 Trải nghiệm về kỳ thị trong nhóm NĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn lo âu và trầm cảm trong nhóm nam đồng tính tại hà nội (Trang 54 - 57)

Chỉ số (n=108) Số lƣợng % Bị kỳ thị (M±SD) (11,32±3,22 ) Thấp 69 63,9 Cao 39 36,1 Tự kỳ thị (M±SD) (19,9±5,16 ) Thấp 50 46,3 Cao 58 53,7

Hai nội dung liên quan đến kỳ thị phân tích trong nghiên cứu này gồm “Bị kỳ thị” và “Tự kỳ thị”. Kết quả phân tích với “Bị kỳ thị” cho thấy điểm trung bình dựa trên thang đo đánh giá là 11,32±3,22. Phân loại mức độ bị kỳ thị thấp tương ứng với điểm trung bình theo thang đo bị kỳ thị dưới 12 chiếm tỷ lệ 64% trong khi đó phân loại mức độ kỳ thị cao tương ứng với điểm trung bình trên 12 theo thang đo bị kỳ thị chiếm tỷ lệ 36% cũng tương đương với kết quả trong nghiên cứu của Lê Minh Giang và cộng sự cho thấy tỷ lệ bị kỳ thị cao là 30% trong nhóm nam bán dâm đồng tính [8].

Với kết quả phân tích “Tự kỳ thị” cho thấy điểm trung bình dựa trên thang đo đánh giá “Tự kỳ thị” cho nhóm đồng tính là 19,9±5,16. Phân loại mức độ tự kỳ thị thấp tương ứng với điểm trung bình theo thang đo tự kỳ thị dưới 20 chiếm tỷ lệ 46,3% trong khi đó phân loại mức độ kỳ thị cao tương ứng với điểm trung bình trên 20 theo thang đo tự kỳ thị chiếm tỷ lệ 53,7% cao hơn tỷ lệ “tự kỳ thị” trong nghiên cứu của Larissa Stassek (22%) [38]. Có sự khác biệt khi so sánh vấn đề kỳ thị trong nghiên cứu này với các nghiên cứu khác do có sự khác nhau về nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu cũng như bối cảnh văn hóa cũng khác nhau liên quan đến vấn đề đồng tính.

Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi mức độ tự kỳ thị và bị kỳ thị là tương đương và cao hơn một số kết quả của các nghiên cứu khác, điều này cho thấy kỳ thị trong nhóm NĐT cần phải quan tâm sớm vì các nghiên cứu đã cho thấy nó có thể ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe tinh thần, tiếp cận dịch vụ y tế và các dịch vụ hỗ trợ xã hội khác.

3.1.5. STIs và tiếp cận dịch vụ y tế

Bảng 3. 4 Sức khỏe tình dục và tiếp cận dịch vụ y tế trong 6 tháng qua

Chỉ số (n=108) lƣợng Số %

Sức khỏe tình dục trong 6 tháng qua

Vết loét, tiết dịch hậu môn 6 5,6 Đau buốt khi đi tiểu, đại tiện 11 10,2 Ngứa bất thường cơ quan sinh dục 19 17,6

Lậu 6 5,6

Sùi mào gà 3 2,8

Giang mai 7 6,5

Herpes sinh dục 2 1,9

Có các biểu hiện nghi ngờ STIs

hoặc bị nhiễm STIs 32 29,6

Tiếp cận dịch vụ y tế trong 6 tháng qua

Có 63 58,88

Không 44 41,12

Chúng tơi tìm hiểu về vấn đề sức khỏe tình dục của NĐT trong 6 tháng qua, biểu hiện phổ biến nhất liên quan đến sức khỏe tình dục trong nhóm NĐT là “ngứa bộ phận sinh dục” chiếm tỷ lệ 17,6%, tiếp theo là “đau buốt khi đi tiểu, đại tiện” chiếm 10,2%, có các tổn thương vết loét ở bộ phận sinh dục chiếm 5,6%. Trong nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tỷ lệ bị nhiễm Giang mai, Lậu, Sùi mào gà, Herpes sinh dục lần lượt là 6,5%, 5,6%, 2,8%, 1,9%. Cũng trong 6 tháng qua, hơn 40% NĐT không tiếp cận dịch vụ y tế trong số này lựa chọn giải pháp là tự chữa bệnh theo lời khuyên của dược sĩ hay của bạn bè.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục cao trong nhóm MSM do thực hành tình dục nguy cơ không sử dụng bao cao su và đặc điểm đa dạng về bạn tình trong nhóm này. Tỷ lệ có biểu hiện STIs hoặc được chẩn đoán bị nhiễm STIs trong nghiên cứu của chúng tơi hồn toàn do đối tượng tự nhớ lại và tỷ lệ này thấp hơn kết quả trong nghiên cứu “Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STSs” (IBBS) và của Lê Minh Giang. Nghiên cứu IBBS năm 2009 cho thấy tỷ lệ hiện nhiễm STIs (bị nhiễm ít nhất 1 trong số các bệnh giang mai,

trong nhóm MSM khơng bán dâm tại thành phố Hồ Chí Minh là 20% trong khi đó ở Hà Nội là 13% [5]. Nghiên cứu của Lê Minh Giang và cộng sự năm 2010 phát hiện tỷ lệ nhiễm STIs ( lậu, chlamydia, giang mai) trong nhóm nam bán dâm đồng tính dưới 30 tuổi là 40% qua các bệnh phẩm được lấy tại các vị trí là hầu họng, sinh dục và hậu môn [7]. Nguy cơ lây nhiễm cao các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong khi việc tiếp cận dịch vụ y tế gặp khó khăn bởi vấn đề kỳ thị về hành vi tình dục đồng giới của nhóm NĐT và họ phải duy trì trạng thái chịu đựng bệnh tật trong cuộc sống của bản thân mình. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới trạng thái sức khỏe tâm thần của NĐT.

3.2. Thực trạng lo âu, trầm cảm trên nhóm NĐT

3.2.1. Tỷ lệ lo âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rối loạn lo âu và trầm cảm trong nhóm nam đồng tính tại hà nội (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)