Biểu đồ 3 .2 Tình hình sử dụng chất gây nghiện trong nhóm NĐT
Biểu đồ 3. 4 Phân loại các mức độ trầm cảm
Trong tổng số 108 NĐT tham gia nghiên cứu, phân loại mức độ trong số NĐT được xác định là có trầm cảm phổ biến nhất là mức có nguy cơ (44%), trầm cảm nhẹ (22%), tiếp theo là trung bình (10%) và nặng (4%). Tỷ lệ khơng có nguy cơ trầm cảm chiếm 20%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ NĐT trầm cảm (PHQ-9 score≥10) là 36% cao hơn kết quả điều tra trong nghiên cứu của Vũ Thị Thu Nga và cộng sự tiến hành điều tra năm 2014 (11,3%) và kết quả điều tra của Tomori và cộng sự năm 2016 (11%) sử dụng PHQ-9 để đo lường nguy cơ trầm cảm trên nhóm NĐT [43][26]. Có một sự khác biệt về đối tượng tham gia nghiên cứu đó là độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ hơn tập trung dưới 30 tuổi trong khi nghiên cứu của Vũ Thị Thu Nga và cộng sự có trên 30% MSM là quá 30 tuổi và độ tuổi MSM tham gia nghiên cứu dao động từ 21-32. MSM lớn tuổi hơn có nhiều trải nghiệm và sẽ ít gặp các vấn đề trầm cảm hơn so với MSM trẻ tuổi [46]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với tỷ lệ trầm cảm trong nghiên cứu của Yan tại Trung Quốc (41%) và của Goldsamt tại Việt Nam (68%) có sử dụng thang đo CESD (Center for Epidemiological Studies Depression) [33][39]. Có sự khác biệt
20%
44% 22%
10% 4%
Khơng có nguy cơ Có nguy cơ Trầm cảm nhẹ Trầm cảm vừa Trầm cảm nặng
này liên quan đến việc sử dụng thang đo khác nhau về trầm cảm trong nghiêu cứu của chúng tôi và nghiên cứu của Yan, Goldsamt.
3.3. Một số yếu tố liên quan đến lo âu, trầm cảm trên nhóm NĐT
3.3.1. Phân tích một số yếu tố nguy cơ liên quan đến lo âu trên nhóm NĐT
Bảng 3. 7 Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến lo âu trên nhóm NĐT Các yếu Các yếu
tố liên quan
Lo âu
P value Hồi quy đơn biến
Hồi quy đa biến
(*)
Có Khơng OR (95% CI) OR (95% CI)
Tuổi ≤22 33 29 >0,05 1 1 >22 18 28 0,56 (0,25-1,24) 0,55 (0,2-1,47) Nơi sinh Ngoại tỉnh 32 36 >0,05 1 1 Hà Nội 19 21 1,01 (0.46-2,23) 0,66 (0,11-4,12) Trình độ học vấn Phổ thơng 14 18 >0,05 1 1 Đại học 37 39 1,2 (0,5-2,8) 1,2 (0,43-3,38) Sống cùng với gia đình Có 18 23 >0,05 0,8 (0,36-1,77) 0,49 (0,16-1,49) Không 33 34 1 1
Phân loại thu nhập(VN đồng)
≤5 triệu 42 40 >0,05 1 1
>5 triệu 9 17 0,5 (0,19-1,27) 0,79 (0,24-2,61)
Xu hướng tình dục với nam giới
Hoàn toàn 45 44 >0,05 1 1 1 phần 6 13 0,45 (0,15-1,31) 0,36(0,09 – 1,49) Bị bạo lực tình dục Có 11 8 >0,05 1,68 (0,61-4,63) 0,95 (0,27-3,34) Không 40 49 1 1 Sử dụng chất gây nghiện Có 28 31 >0,05 1,02 (0,47-2,18) 1,26 (0,47-3,39) Không 23 26 1 1 Bị kỳ thị Cao 27 12 <0,001 4,22(1,7-10,33)(3) 3,04(1,1 – 8,6)(2) Thấp 24 45 1 1 Tự kỳ thị Cao 33 17 <0,001 4,31 (1,8-10,25)(3) 6,37 (2,3-17,7)(3)
STIs
Có 18 14 >0,05 1,67 (0,72-3,89) 1,19 (0,42-3,4)
Không 33 43 1 1
Ghi chú:
(1): Mơ hình hồi quy đa biến hiệu chỉnh theo tuổi, học vấn và nơi ở của đối
tượng nghiên cứu;
Số quan sát trong phân tích hồi quy logistic= 108;
LR chi2(11) = 30,86; Prob > chi2 = 0.0021; Pseudo R2 = 0,2066;
(2): P value < 0,05; (3): P value < 0,001;
Trong Bảng phân tích đơn biến cho thấy Lo âu tương quan có ý nghĩa thống kê với “Bị kỳ thị” và “Tự kỳ thị”:
Nguy cơ lo âu ở nhóm NĐT “Bị kỳ thị cao” cao gấp 4 lần so với nhóm NĐT “Bị kỳ thị thấp”, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR=4,22, CI [1,72-10,33].
Nguy cơ lo âu ở nhóm NĐT “Tự kỳ thị cao” cao gấp 4 lần so với nhóm NĐT thuộc nhóm “Tự kỳ thị thấp”, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR=4,31; CI [1,8-10,25].
Trong bảng phân tích hồi quy đa biếnmơ hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là biến “Lo âu” trong đó 20,66% sự biến đổi của “Lo âu” được giải thích bằng sự có mặt của các biến độc lập trong mơ hình. Kết quả trong mơ hình hồi quy đa biến cho thấy các biến độc lập bao gồm “Bị kỳ thị” và “Tự kỳ thị” liên quan chặt chẽ đến khả năng có nguy cơ Lo âu trên nhóm NĐT trong 2 tuần qua.
Nguy cơ lo âu ở NĐT thuộc nhóm “Tự kỳ thị cao” cao gấp 3 lần với nhóm “Tự kỳ thị thấp” với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với OR = 3,04, 95% CI [1,08 – 8,58]. Nguy cơ lo âu ở NĐT thuộc nhóm “Bị kỳ thị cao” cao gấp 6 lần với nhóm “Bị kỳ thị thấp” với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với OR = 6,4, 95% CI [2,28 – 17,74].
Trong nghiên cứu của Ford Hickson và cộng sự trên nhóm nam quan hệ đồng tính tại Anh và Scotland đã chỉ ra các yếu tố tuổi trẻ, giáo dục thấp và thu thập thấp tương quan chặt chẽ với nguy cơ lo âu [31]. Trong nghiên cứu của chúng tơi chưa tìm thấy mối tượng quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập này.
Trong nghiên cứu của Bùi Thị Minh Hảo và cộng sự trên nhóm MSM cho thấy nguy cơ lo âu của những đối tượng sử dụng ma túy cao gấp 1,5 lần so với đối tượng không sử dụng ma túy [10]. Nghiên cứu của chúng tơi mặc dù có phân tích biến sử dụng chất gây nghiện tuy nhiên chưa tìm thấy mối tương quan với lo âu.
Từ kết quả nghiên cứu chỉ có 2 biến “Tự kỳ thị” và “Bị kỳ thị” có tương quan đến lo âu còn các yếu tố khác chúng tơi chưa tìm thấy mức độ tượng quan có ý nghĩa thống kê.
3.3.2. Phân tích một số yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm cảm trên nhóm NĐT
Bảng 3. 8 Một số yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm cảm trên nhóm NĐT Các yếu Các yếu
tố liên quan
Trầm cảm P value Hồi quy đơn biến Hồi quy đa biến (*)
Có Khơng OR (95% CI) OR (95% CI)
Tuổi ≤22 24 38 >0,05 1 1 >22 15 31 0,76 (0,34-1,71) 2,4(0,74-7,96) Nơi sinh Ngoại tỉnh 22 46 >0,05 1 1 Hà Nội 17 23 1,11 (0,68-3,49) 1,55(0,51-4,71) Trình độ học vấn Phổ thông 14 18 >0,05 1 1 Đại học 25 51 0,63 (0,26-1,48) 0,3(0,07-0,98) (2) Sống cùng với gia đình Có 16 25 >0,05 1,22 (0,54-2,75) Không 23 44 1 --
Phân loại thu nhập(VN đồng)
≤5 triệu 33 49
>0,05 1 1
Xu hướng tình dục với nam giới Hoàn toàn 20 31 >0,05 1 1 1 phần 19 38 0,77 (0,35-1,7) 0,4(0,07-2,12) Bị bạo lực tình dục Có 30 10 >0,05 1,77 (0,64-4,87) 1,43(0,33-6,05) Không 30 59 1 1 Sử dụng chất gây nghiện Có 24 35 >0,05 1,55 (0,69-3,48) 3,5 (1,03-11,7)(2) Không 15 34 1 1 Bị kỳ thị Cao 23 16 <0,001 4,76 (1,9-11,8)(3) 2,29 (0,7-7,3) Thấp 16 53 1 1 Tự kì thi Cao 21 29 >0,05 1,61 (0,7-3,6) 0,6 (0,18-2,22) Thấp 18 40 1 1 STIs Có 17 15 <0,05 2,78 (1,15-6,7)(2) 2,17 (0,69-6,8) Không 22 54 1 1 Lo âu Có 32 19 <0,001 12,03 (3,81-38)(3) 16,8(4,6-61,7)(3) Không 7 50 1 1 Ghi chú:
(1): Mơ hình hồi quy đa biến hiệu chỉnh theo tuổi, học vấn và nơi ở của đối
tượng nghiên cứu;
Số quan sát trong phân tích hồi quy logistic= 108;
LR chi2(11) = 49.26; Prob > chi2 = 0.0000; Pseudo R2 = 0.3487.
(2): P value < 0,05 (3): P value < 0,001
Trong Bảng phân tích đơn biến cho thấy nguy cơ trầm cảm tương quan có ý nghĩa thống kê với “Bị kỳ thị”, “STIs” và “Lo âu”.
Trong Bảng phân tích đơn biến cho thấy nguy cơ Trầm cảm ở nhóm “Bị kỳ thị cao” lớn hơn 5 lần so với nhóm “Bị kỳ thị thấp” với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê OR=4,76, CI [1,9-11,8].
Nguy cơ Trầm cảm ở nhóm có biểu hiện hoặc bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) trong 6 tháng qua cao gấp 3 lần so với nhóm NĐT khơng gặp các vấn đề về bệnh lây truyền qua đường tình dục, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR=2,78; CI [1,15-6,7].
Nguy cơ Trầm cảm ở nhóm NĐT có “lo âu” cao gấp 12 lần so với nhóm NĐT khơng bị “lo âu” trong 2 tuần qua, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR=12,03; CI [3,81-37,9].
Trong bảng phân tích hồi quy đa biến cho thấymơ hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc là biến Trầm cảm trong đó 34,87% sự biến đổi của Trầm cảm được giải thích bằng sự có mặt của các biến độc lập trong mơ hình. Kết quả trong mơ hình hồi quy đa biến cho thấy các biến độc lập bao gồm “Sử dụng chất gây nghiện”, “Lo âu” liên quan chặt chẽ đến khả năng có nguy cơ Trầm cảm trên nhóm NĐT trong 2 tuần qua.
Nguy cơ Trầm cảm ở NĐT thuộc nhóm “Sử dụng chất” bao gồm có sử dụng ít nhất 1 trong số các loại thuốc lá, rượu/bia, cần sa, ma túy đá trong 30 ngày qua cao gấp 3,5 lần nhóm khơng sử dụng chất với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với OR=3,5, 95% CI [1,03-11,7].
Nguy cơ trầm cảm ở NĐT thuộc nhóm “có lo âu” cao gấp 17 lần so với nhóm NĐT “khơng lo âu” với điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với OR=16,84; 95% CI [4,6-61,7].
Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Nga và cộng sự cũng cho thấy nhóm sử dụng chất gây nghiện cụ thể là ATS có nguy cơ trầm cảm cao hơn 2 lần nhóm MSM khơng sử dụng chất gây nghiện [43]. Trong nghiên cứu của Bùi Thị Minh Hảo và cộng sự cũng phát hiện thấy những đối tượng MSM có sử dụng ma túy có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,7 lần so với những MSM không sử dụng chất gây nghiện [10].
Nghiên cứu của Huy Hà trên nhóm NĐT ở Việt Nam chỉ ra nhóm gay ở Việt Nam gặp nhiều các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm, stress thậm trí là tự tử nguyên nhân là do lo sợ hoặc có trải nghiệm về phân biệt kỳ thị với khuynh hướng tình dục đồng tính từ gia đình và cộng đồng [34]. Để đối phó
trước mỗi tình huống khó khăn, việc sử dụng chất như một cơ chế đối phó tuy nhiên việc sử dụng chất cũng có thể làm trầm trọng hơn vấn đề sức khỏe tâm thần mà NĐT đang gặp phải[34][24][29][50].
Các nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa vấn đề bạo lực tình dục cụ thể là bị lạm dụng tình dục thì có nguy cơ với vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn nhóm khơng trải qua bạo lực tình dục. Nghiên cứu của Bùi Minh Hảo và cộng sự trên hơn 600 nam bán dâm đồng giới cho thấy MSM bị bạo lực tình dục có nguy cơ trầm cảm cao gấp 3 lần so với đối tượng chưa từng bị lạm dụng tình dục [10]. Trong nghiên cứu của chúng tơi chưa tìm thấy mối tương quan giữa vấn đề bạo lực tình dục với trầm cảm, điều này có thể liên quan đến cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn và thông tin về trải nghiệm với vấn đề bạo lực nên xem xét trong khoảng thời gian gần với thời điểm đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần thay vì hỏi trong cuộc đời.
Tiểu kết chƣơng 3
Các kết quả thu được sau khi xử lý và phân tích số liệu từ nghiên cứu thực tiễn như sau: NĐT tập trung chủ yếu trong nhóm tuổi từ 20 đến 24 tuổi chiếm 60%, phần lớn ở ngoại tỉnh lên Hà Nội để học tập và làm việc. 47% có rối loạn lo âu trong đó 36% ở mức độ nhẹ, 6% ở mức độ trung bình và 5% ở mức độ nặng. 36% có trầm cảm trong đó 22% trầm cảm nhẻ, 10% ở mức trung bình và 4% ở mức độ nặng.
Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến lo âu và trầm cảm qua phân tích hồi quy đa biến, chúng tơi phát hiện thấy “bị kỳ thị” và “tự kỳ thị” tương quan chặt chẽ với “lo âu” trong khi đó “sử dụng chất gây nghiện” và “lo âu” tương quan chặt chẽ với “trầm cảm”.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu đã trả lời cho các mục tiêu đặt ra khi triển khai nghiên cứu này cụ thể như sau:
Câu hỏi nghiên cứu 1: Thực trạng lo âu và trầm cảm trên nhóm NĐT
ở Hà Nội.
Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng lo âu và trầm cảm trên nhóm NĐT ở Hà Nội có thể thấy đây là một vấn đề rất cần được quan tâm trong các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng khi tỷ lệ lo âu cao nhất chiếm một phần hai, tiếp đó là trầm cảm chiếm một phần ba số khách thể tham gia nghiên cứu.
Trong nghiên cứu này tỷ lệ NĐT suy nghĩ đến tự tử hay nghĩ đến việc gây tổn thương cho bản thân trong 2 tuần qua chiếm 32%. Vấn đề quan ngại nhất với trầm cảm đó là nguy cơ tự sát và tỷ lệ suy nghĩ về tự tử của nhóm NĐT cho thấy hiện nay nhóm này đang phải đối diện nhiều vấn đề trong cuộc sống mà họ đang gặp khó khăn để tìm ra cách thức để giải quyết.
Câu hỏi nghiên cứu 2: về các yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu và
trầm cảm trên quần thể NĐT tại Hà Nội.
Về các yếu tố liên quan đến vấn đề lo âu trên nhóm NĐT trong nghiên cứu này qua phân tích hồi quy đa biến trong đó chúng tơi đưa các biến tuổi, giới, nơi sinh để hiệu chỉnh, kết quả cho thấy nguy cơ lo âu ở nhóm NĐT “Bị kỳ thị ở mức độ cao” lớn hơn gấp 3 lần so với nhóm “Bị kỳ thị ở mức độ thấp”. Tương tự nguy cơ lo âu ở nhóm NĐT “Tự kỳ thị ở mức độ cao” lớn hơn gấp 6 lần so với nhóm NĐT “Tự kỳ thị ở mức độ thấp”. Kỳ thị với nhóm NĐT về khuynh hướng tình dục của họ do khác biệt với các chuẩn mực của xã hội là một trong những vấn đề lớn mà hiện nay nhóm này đang phải đối diện từ phía xã hội và từ chính bản thân người NĐT. Hệ quả của nó là làm
cho NĐT gặp khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế để được nhận hỗ trợ cho các vấn đề sức khỏe của bản thân họ.
Về các yếu tố liên quan đến vấn đề trầm cảm trong nhóm NĐT qua mơ hình đa biến phát hiện thấy biến “Sử dụng chất gây nghiện” và “Lo âu” có tương quan chặt chẽ với biến Trầm cảm. Nhóm NĐT có sử dụng chất gây nghiện trong 30 ngày qua có nguy cơ trầm cảm cao gấp 3,5 lần nhóm NĐT khơng sử dụng chất gây nghiện. Nguy cơ trầm cảm ở nhóm “lo âu” cao gấp 17 lần nhóm “khơng có lo âu” trong 2 tuần qua. Sử dụng chất gây nghiện đôi khi được NĐT lựa chọn sử dụng để giải quyết các vấn đề khó khăn trong cuộc sống nhưng việc sử dụng chất gây nghiện thường xuyên cũng gây nên các vấn đề sức khỏe tâm thần hay gặp như trầm cảm, loạn thần và lệ thuộc. Mặc dù 2 biến “Bị kỳ thị” và “Tự kỳ thị” chưa có mối tương quan chặt chẽ với biến phụ thuộc Trầm cảm trong mơ hình hồi quy đa biến tuy nhiên 2 biến “Bị kỳ thị” và “Tự kỳ thị” lại có tương quan chặt chẽ với biến “Lo âu” và trong mơ hình hồi quy đa biến với biến phụ thuộc “Trầm cảm” thì biến “Lo âu” có sự tương quan chặt chẽ với biến “Trầm cảm”.
2. Khuyến nghị
Từ kết quả về thực trạng lo âu, trầm cảm của nhóm NĐT trong nghiên cứu này, chúng tơi đề xuất một số khuyến nghị sau:
Tăng cường truyền thông các kiến thức về giới, về tính dục bao gồm các vấn đề liên quan đến dị tính và đồng tính trong nhà trường cho học sinh, phụ huynh học sinh, sinh viên giúp nâng cao kiến thức của cộng đồng để trong tương lai NĐT không phải đối diện với áp lực kỳ thị như hiện nay.
Tăng cường truyền thông kiến thức cơ bản về các chất gây nghiện trong trường học cho học sinh, phụ huynh học sinh và sinh viên để giúp dự phòng việc sử dụng các loại chất gây nghiện có hại cho sức khỏe.
Nâng cao hiểu biết của cộng đồng NĐT về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần để giúp họ tự phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tâm thần mình gặp phải và tiếp cận được với các cơ sở y tê hỗ trợ khi cần.
Dựa vào kết quả nghiên cứu này cho thấy kỳ thị, sử dụng chất liên quan