Trong nội dung này chúng tôi đưa ra câu hỏi để đánh giá đặc điểm giới tính tự nhận của bản thân các đối tượng nghiên cứu. Trong tổng số 108 NĐT tham gia nghiên cứu đều là nam giới về mặt sinh học tuy nhiên chỉ có 68% cảm nhận đặc điểm giới tính bản thân là đàn ơng, 27% cảm nhận mình là nữ giới, 5% cịn lại nhận đặc điểm giới tính của mình khơng thuộc 2 nhóm trên.
Trong nghiên cứu của Lê Minh Giang và cộng sự tìm hiểu về tình trạng sử dụng rượu/bia trên 200 nam bán dâm đồng tính kết quả cho thấy 80% người tham gia nhận mình là đàn ơng và 20% nhận mình là phụ nữ mặc dù tất cả họ đều là nam giới về mặt sinh học. Tỷ lệ tự nhận là đàn ông trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn trong nghiên cứu của Lê Minh Giang vì đối tượng nghiên cứu của chúng tơi hồn tồn là những người có khuynh hướng tình
68% 5% 27% Tơi là đàn ông Tôi là phụ nữ Khác
dục đồng tính trong khi đó nhóm nam bán dâm đồng tính bên cạnh những người tự nhận là NĐT thì có người khơng có khuynh hướng tình dục đồng tính nhưng họ chấp nhận quan hệ tình dục với người đàn ơng khác để nhận tiền hoặc vật chất khác [8]. Bảng 3. 2 Đặc điểm tình dục của nhóm NĐT Chỉ số (n=108) lƣợng Số % Khuynh hƣớng tình dục Chỉ hấp dẫn với đàn ông 51 47,22 Chủ yếu hấp dẫn với đàn
ông, đôi khi với phụ nữ 38 35,19 Hấp dẫn với đàn ông và phụ
nữ như nhau 16 14,81
Chủ yếu hấp dẫn với phụ nữ,
đôi khi với đàn ông 3
2,78 Từ diễn tả bản thân chính xác nhất Gay 71 65,74 Bóng kín 2 1,85 Hai fai 23 21,3 Đàn ông 6 5,56 Đồng tính 4 3,7 Khác 2 1,86 Trải nghiệm bị lạm dụng bạo lực tình dục Khơng 89 82,41 Có 19 17,59 Lạm dụng, bạo lực tình dục với ngƣời khác Khơng 101 93,52 Có 7 6,48
Trong tổng số 108 NĐT tham gia nghiên cứu, 47% có xu hướng tình dục chỉ thích nam giới, 35% có xu hướng chủ yếu thích nam giới nhưng thỉnh thoảng với nữ giới, 15% hấp dẫn tình dục với cả nam và nữ như nhau và chỉ có 3% có xu hướng thích quan hệ chủ yếu với nữ trong khi đó với nam giới thì thỉnh thoảng.
Trong nghiên cứu này, mặc dù đối tượng tham gia nghiên cứu đều là nam giới (về đặc điểm sinh học) tuy nhiên khuynh hướng tình dục của đối tượng đều hướng tới nam giới nhưng ở các mức độ khác nhau. Bên cạnh nhóm NĐT hồn tồn chỉ có xu hướng tình dục thích nam giới (47%), hơn một nửa số đối tượng tham gia nghiên cứu vừa có xu hướng thích quan hệ
tình dục với nam đồng thời cũng có khuynh hướng thích quan hệ tình dục với nữ giới. Trong nghiên cứu của Lê Minh Giang và cộng sự trên nhóm nam bán dâm đồng tính, trong tổng số 195 đối tượng tham gia nghiên cứu có 80% tự nhận mình là nam giới và có 20% nhận mình là nữ giới và là người chuyển giới, trong đó khuynh hướng quan hệ tình dục hồn tồn chỉ thích nam giới chiếm 20% thấp hơn kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi [8]. Khuynh hướng tình dục đa dạng cho thấy xu hướng đa dạng về bạn tình trong nhóm này khơng chỉ có bạn tình là nam mà cịn có bạn tình là nữ. Điều này cũng gợi ý những lo ngại về các nguy cơ liên quan đến HIV, STIs trong nhóm này [15]. Chúng tơi cũng có tham khảo một số tên gọi được dùng để chỉ những người trong nhóm NĐT tại Việt Nam để thiết kế câu hỏi tìm hiểu từ diễn tả chính xác nhất bản thân của NĐT như “Gay”, “Bóng kín”, “Haifai”, “Đàn ơng”, “Đồng tính”, “Chuyển giới”. Ý nghĩa những thuật ngữ này chúng tơi có tham khảo từ một số nghiên cứu trước đó của tác giả Vũ Ngọc Bảo, Lê Minh Giang…[7][2]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong số các từ được liệt kê để diễn tả bản thân NĐT chính xác nhất, tỷ lệ NĐT chọn mình là Gay chiếm 66%, Hai fai (chỉ những người có xu hướng tình dục thích cả nam và nữ) chiếm 21,3%, hơn 10% cịn lại NĐT nhận mình là Bóng kín, Đàn ông, Đồng tính. “Gay” là từ phổ biến nhất mà NĐT muốn dùng để mơ tả chính xác đặc điểm về mặt tính dục của họ, ngồi ra với NĐT có xu hướng tình dục thích quan hệ với cả nam và nữ thì từ Hai-fai cũng là một tên gọi hay được sử dụng. Việc biết được NĐT muốn gọi họ bằng tên gì cũng là điều cần chú ý để tránh sử dụng những thuật ngữ chỉ sai lệch và phân biệt kỳ thị với nhóm này. Trong một số nghiên cứu trước đây có đề cập đến việc có những thuật ngữ khơng có ý nghĩa kỳ thị ví dụ như gay, NĐT, hai-fai tuy nhiên cũng có những thuật ngữ cũng chỉ nhóm NĐT tuy nhiên lại mang ý nghĩa miệt thị như từ pede, xăng pha nhớt…Trong nghiên cứu chúng tơi triển khai khơng tìm hiểu sâu về thuật ngữ hay được dùng để chỉ bản thân nam đồng tính .
Khoảng 18% NĐT đã từng có trải nhiệm bị lạm dụng tình dục hoặc bạo lực tình dục gây ra bởi người khác trong cuộc đời của họ. Trong nghiên cứu của Lê Minh Giang và cộng sự trên 110 nam bán dâm đồng tính năm 2007 cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có trải nghiệm với bạo lực tình dục là 10,9%. Trải nghiệm bạo lực này chủ yếu là với khách hàng hoặc bạn tình [7]. Trong một nghiên cứu khác tìm hiểu về mối liên quan giữa bạo lực và trầm cảm trên 345 MSM tại Tanzania có sử dụng 2 thang đo PHQ-9 để đánh giá trầm cảm và TDSH 2010 để đánh giá bạo lực cho thấy chỉ số đo lường bạo lực đã được phân loại chi tiết bao gồm 90% có trải nghiệm bạo lực về mặt cảm xúc, 73% bạo lực về mặt thân thể và 72% về mặt tình dục cao hơn trong nghiên cứu của chúng tơi. Một phát hiện quan trọng là những MSM có trải nghiệm bạo lực có nguy cơ gặp các triệu chứng trầm cảm cao gấp 3 lần so với những MSM khơng có trải nghiệm về bạo lực. Trải nghiệm bạo lực trong cuộc đời của MSM đã được ghi nhận là một yếu tố mạnh nhất liên quan đến nguy cơ xuất hiện các triệu chứng về trầm cảm [41].
3.1.3 Sử dụng chất gây nghiện