Tìm hiểu thực tế dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm toán học mathematica trong giảng dạy bài tập chương điện tích điện trường vật lí 11 nhằm tăng tính tích cực trong quá trình nhận thức của học sinh (Trang 40 - 44)

1.3.1 .Dạy và học trong thời đại công nghệ thông tin

1.7. Tìm hiểu thực tế dạy học

1.7.1. Thực tế dạy và học

Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu thực tế dạy học ở trường THPT Lý Tử Tấn và thu được một số kết quả như sau:

- Đa số các GV dạy theo kiểu thuyết trình giảng giải và trình bày như nội dung trong SGK. Việc xác định mục tiêu của mỗi bài học được quan tâm không đúng mức.

- Một số GV cũng xác định mục tiêu bài học, tuy nhiên đó cũng chỉ là mục tiêu kết quả học và do đó ít quan tâm hoạt động của HS trong giờ học

- Một số GV cũng mong muốn phát huy tính tích cực của HS trong giờ học. Tuy nhiên những câu hỏi mà GV đặt ra thông thường là những câu hỏi vụn vặt, đòi hỏi ở HS sự tái hiện thơng thường, khơng có tác dụng trong việc phát triển tư duy HS.

- GV ít quan tâm đến CNTT, phần mềm khi dạy học do GV ngại, khơng có thói quen chuẩn bị, tốn thời gian chủ yếu chỉ dùng khi hội giảng, thi GV giỏi.

- Nhiều HS lười hoạt động, suy nghĩ trong giờ học. Các em thường chỉ ngồi nghe giảng và trông chờ các thầy cô đọc để chép, khơng có hứng thú tìm tịi, và rất ít khi đặt câu hỏi với GV về vấn đề đang học và đã học

- Hầu như học sinh khơng có thói quen tổng hợp, phân tích, suy luận, vận dụng, so sánh… các kiến thức trong từng tiết học. Do đó kiến thức của các em cịn hời hợt, khơng chắc chắn và rất nhanh qn.

- HS chỉ quen áp dụng kiến thức, cơng thức tính điện trường, cường độ điện trường đã học một cách máy móc vào các tình huống tương tự như đã học, các bài tập tương tự.

-HS khơng nắm vững kiến thức tốn học liên quan đến việc giải các bài tập vật lí như: vecto, lượng giác, …. Nên hiểu bản chất đã khó thì việc giải bài tập vật lí càng khó hơn.

- HS hay nhầm dấu khi tính cơng của lực điện trong trường hợp điện trường

- HS cho rằng thế năng của điện tích là một thuộc tính của điện trường - HS khơng phân biệt được ý nghĩa vật lý của khái niệm thế năng của điện tích trong điện trường và khái niệm điện thế.

- HS không phân biệt được độ giảm thế trên đoạn mạch và khái niệm hiệu điện thế.

1.7.2. Nguyên nhân dẫn đến những sai lầm phổ biến của học sinh

Theo chúng tơi có những nguyên nhân sau dẫn đến sai lầm của HS khi học một số các kiến thức ở chương “Điện tích - Điện trường”.

- Một số GV chưa biết phân tích nội dung kiến thức nên xác định mục tiêu bài học hoàn tồn dựa vào hướng dẫn thực hiện chương trình phần mức độ cần đạt, thậm chí có GV cịn khơng biết cách xác định mục tiêu. Và do đó các giáo án của GV chỉ tóm tắt lại nội dung chính trong SGK mà khơng thiết kế một tiến trình dạy học cụ thể với hệ thống câu hỏi định hướng hoạt động của HS.

- Nhiều GV chưa biết cách tổ chức giờ học tạo ra hứng thú nhận thức ở HS, mà chỉ chú ý tới việc thơng báo giảng giải những nội dung chính sao cho rõ ràng, dễ hiểu, hầu như không quan tâm tới việc rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, phát triển kỹ năng vận dụng và hình thành kiến thức một cách sâu sắc vững chắc.

-GV chưa tích cực tìm hiểu các thí nghiệm từ các nguồn khác; phần lớn các GV có tâm lý ngại dạy bằng phòng máy, soạn bài mất thời gian; chưa có nhiều liên hệ giữa kiến thức của bài học và các ứng dụng của nó trong cuộc sống.

- Đa số HS thụ động tiếp nhận kiến thức, chỉ tập trung ghi nhớ tính chất, cơng thức để phục vụ việc kiểm tra mà không cần hiểu bản chất, ứng dụng của các kiến thức đó trong cuộc sống.

- Khi học lý thuyết HS thường có thói quen chỉ cần ghi nhớ cơng thức cuối cùng của định luật, khái niệm vật lý một cách máy móc. Do khơng hiểu con đường xây dựng và ý nghĩa của định luật cũng như ý nghĩa vật lý của

khái niệm nên khi có nhiều cơng thức phải ghi nhớ thì HS thường nhầm lẫn và vận dụng thường sai trong những trường hợp có biến đổi so với lý thuyết.

- HS thường ít quan tâm đến những bài tập định tính. Đó là những bài tập có tác dụng nhằm khắc sâu ý nghĩa của kiến thức vật lý được học.

1.7.3. Đề xuất biện pháp khắc phục khó khăn khi dạy học

Trên cơ sở phân tích những nguyên nhân dẫn tới những sai lầm của HS trong khi học và sau khi học một số kiến thức trong chương “Điện tích - Điện trường” chúng tơi tìm cách khắc phục những mặt sau:

-Trong phương án dạy học chúng tôi đặc biệt quan tâm: Thực hiện tốt khâu đảm bảo trình độ xuất phát cần thiết - đề xuất vấn đề - đề xuất giải pháp giải pháp giải quyết vấn đề và hệ thống các câu hỏi định hướng giúp HS phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ.

-Đa dạng các bài tập định tính và định lượng.

- Lựa chọn hệ thống bài tập và phương pháp giải bài tập phù hợp hơn. -Thường xuyên ôn lại kiến thức cho học sinh thông qua hoạt động giải bài tập.

- Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng vận dụng toán học vào hoạt động giải bài tập vật lí đồng thời hướng dẫn học sinh ơn lại các kiến thức đã học liên quan đến chương này.

Kết luận chương 1

Trong chương này tơi đã trình bày khái qt cơ sở lí luận dạy học hiện đại, lí luận về dạy giải BTVL ở trường THPT theo hướng phát huy tính tích cực trong nhận thức của HS. Trình bày một số tiêu chí đánh giá tính tích cực trong nhận thức của học sinh.

Giới thiệu những ứng dụng và vai trò của CNTT trong dạy học nói chung và dạy học vật lí nói riêng trong kỉ ngun CNTT và truyền thông.

Giới thiệu phần mềm hỗ trợ dạy học vật lí tạo điều kiện cho GV dạy tốt và HS học tốt hơn. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học giúp chúng ta đổi mới được nội dung và hình thức tổ chức dạy học, khắc phục một số nhược điểm của phương pháp cũ. Đưa ra các bước kết hợp giữa phương pháp dạy học với phần mềm mathematica trong giảng dạy một số bài tập chương ‘‘Điện tích - Điện trường’’ vật lí 11.

CHƯƠNG 2

SOẠN THẢO HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VỚI HỆ THỐNG BÀI TẬP CĨ SỬ DỤNG PHẦN MỀM TỐN HỌC MATHEMATICA VÀO CHƯƠNG ‘‘ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG’’

VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng phần mềm toán học mathematica trong giảng dạy bài tập chương điện tích điện trường vật lí 11 nhằm tăng tính tích cực trong quá trình nhận thức của học sinh (Trang 40 - 44)