3.2. Các biện pháp quản líGDÐÐ sinh viên trường ĐHNN-ĐHQGHN
3.2.6. Tăng cường xây dựng tập thể sinh viên tự quản tốt
Giáo dục nhân cách, đạo đức cho sinh viên theo hướng tăng cường tính chủ động, sáng tạo, phát huy tính tích cực của sinh viên, xây dựng tập thể sinh viên tự quản tốt là một biện pháp thiết thực trong việc quản lí GDÐÐSV. Giáo dục nhân cách trong tập thể, bằng tập thể là nguyên tắc cơ bản của giáo dục xã hội chủ nghĩa. Thông qua tập thể, mỗi sinh viên thấy rõ lợi ích của tập thể, thấy rõ nghĩa vụ, trách nhiệm và danh dự của bản thân mình trước tập thể.
Phát huy hoạt động tự quản của tập thể sinh viên, muốn vậy phải có đội ngũ cán bộ lớp, chi đồn có phẩm chất, năng lực, nhiệt tình và có uy tín với tập thể lớp. Đội ngũ này có nhiệm vụ điều hành hoạt động của lớp, chi đồn theo các tiêu chí của lớp, của chi đồn và quy định của nhà trường.
Một tập thể tự quản tốt là một tập thể vững mạnh, có dư luận tích cực, chủ động tiếp nhận ảnh hưởng tốt từ bên ngoài tập thể, đồng thời biết tự gạt bỏ, không tiếp nhận những hiện tượng tiêu cực, ảnh hưởng xấu đến tập thể đó. Ngược lại, một tập thể yếu kém, ý thức kỉ luật, tự quản khơng cao thì các yếu tố tiêu cực bên ngoài dễ dàng xâm nhập và làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách của mỗi thành viên trong tập thể đó.
3.2.6.1. Mục đích
Tạo cho sinh viên những thói quen tự quản tốt, tự giác thực hiện nội quy, quy định, tích cực, tự giác học tập, rèn luyện, đồn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và sinh hoạt, từ đó sẽ có ý thức cao trong việc chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, trở thành
người công dân tốt. Các thành viên trong tập thể biết tự phê phán và phê phán các thói hư tật xấu, các biểu hiện tiêu cực, phòng tránh các tệ nạn xã hội, sống có trách nhiệm với tập thể, với bản thân, gia đình, tự giác thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với tập thể. Tập thể tự quản tốt sẽ liên kết, tập hợp các thành viên để trở thành một khối thống nhất, phát triển toàn diện, biết làm chủ bản thân, biến quá trình rèn luyện thành quá trình tự rèn luyện, từ chỗ thực hiện theo kế hoạch đến chỗ tự xây dựng kế hoạch hoạt động, tự tổ chức, điều chỉnh hoạt động, thực hiện kế hoạch và tự đánh giá kết quả hoạt động cho chính bản thân hoặc tập thể sinh viên.
3.2.6.2. Nội dung
Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại tập thể sinh viên tự quản tốt, trên cơ sở đó mỗi thành viên hiểu được trách nhiệm, nghĩa vụ đối với tập thể. Tập thể và mỗi cá nhân chủ động, tự gải quyết các tình huống nảy sinh, tự điều chỉnh hành vi, hoạt động để đảm bảo chuẩn mực, mục đích đề ra.
Chọn ra được đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, uy tín, có năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động tập thể. Đẩy mạnh vai trò hoạt động của cán bộ lớp, cán bộ đồn cũng như vai trị quan trọng mang tính định hướng của cố vấn học tập.
3.2.6.3. Cách thực hiện
Thực hiện giáo dục tuyên truyền, phổ biến mục tiêu, ý nghĩa của việc xây dựng tập thể sinh viên tự quản, bởi đây là một phong trào tốt và có ý nghĩa trong xây dựng nền nếp, học tập của sinh viên.
Lập kế hoạch mang tính pháp chế, khoa học và thực tiễn, cụ thể hóa các mục tiêu phấn đấu, tiêu chí xếp loại, đánh giá tập thể sinh viên tự quản tốt.
Đầu năm học, tổ chức cho các tập thể đăng ký thi đua, xây dựng tập thể tự quản, cuối năm học tiến hành đánh giá xếp loại, biểu dương khen thưởng những tập thể sinh viên tự quản có thành tích xuất sắc để khuyến khích các tập thể khác phấn đấu và nhắc nhở các tập thể, cá nhân vi phạm khắc phục, sửa chữa.
Lựa chọn cán bộ làm nhiệm vụ cố vấn học tập phải là người có phẩm chất tốt, yêu nghề, năng động, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, biết kết hợp
chặt chẽ với Ban Cán sự lớp, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên để theo dõi, kịp thời uốn nắn, xử lí nghiêm đối với những sinh viên vi phạm nội quy, qui định của nhà trường.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
Có sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, sự đồng thuận, hưởng ứng của cán bộ giảng viên đối với công tác giáo dục đạo đức thông qua hoạt động tự quản của sinh viên.
Cần sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ giữa các khoa, phòng, ban, các tổ chức đoàn thể, cố vấn học tập, ban cán sự lớp, đội trưởng các đội thanh niên xung kích, tự quản, thường xuyên kiểm tra, theo dõi và uốn nắn kịp thời những lệch lạc, tránh tình trạng “giao khốn”cho sinh viên.
Thực hiện tốt cơng tác tun truyền sự cần thiết và ý nghĩa của hoạt động GDÐÐSV đến toàn thể cán bộ viên chức và sinh viên trước khi triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng tập thể sinh viên tự quản tốt.
Nắm vững tình hình sinh viên như khả năng học tập, hứng thú, sở thích hoạt động, các mối quan hệ trong tập thể sinh viên và tìm được người “chỉ huy “ trong sinh viên.
Có nguồn kinh phí để đảm bảo hoạt động đối với đội thanh niên xung kích, đội tự quản cấp khoa, trường và cơng tác khen thưởng.
3.2.7. Chú trọng giáo dục tình hữu nghị với sinh viên người nước ngoài và tiếp thu giá trị văn hố trong ngơn ngữ được học
Có 3 lí do để đề xuất biện pháp này về quản lí GDĐĐSV trường ĐHNN – ĐHQGHN:
- Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chính sách Mở cửa, Hội nhập, Tồn cầu hóa. Tồn cầu hố là một xu thế tất yếu, khách quan phù hợp với quy luật vận động và phát triển của thời đại. Chúng ta cần làm bạn với tất cả các nước, theo tinh thần hợp tác hữu nghị, tơn trọng lẫ nhau, cùng có lợi.
- Trường ĐHNN – ĐHQGHN là cơ sở đào tạo nhân lực, nhân tài ngoại ngữ cho cả nước. Nội dung đào tạo khơng chỉ là ngoại ngữ, mà cịn cả văn hoá
của các nước có ngơn ngữ được dạy, bởi lẽ, trong ngơn ngữ có chứa đựng văn hố. Sinh viên nhà trường học ngơn ngữ khơng tách khỏi học văn hố. Sinh viên rất cần được giáo dục về việc tôn trọng trong tiếp thu văn hoá này.
- Hiện nay, trong trường cịn có khá nhiều sinh viên nước ngồi đến học tập. Trong giao tiếp thường ngày, sinh viên rất cần thể hiện tình sự tơn trọng, bình đẳng và hữu nghị với sinh viên nước ngồi và học tập ở họ văn hoá lành mạnh, các giá trị đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp, cũng như các lối sống, lối suy nghĩ và hành xử đúng đắn.
3.2.7.1. Mục đích
Giáo dục cho sinh viên tôn trọng văn hóa nước bạn, tiếp thu, học hỏi những giá trị văn hóa tiến bộ của các nền văn hóa trên thế giới, đặc biệt là của các nước có tiếng đang theo đào tạo và giáo dục tinh thần hữu nghị, bình đẳng, tơn trọng lẫn nhau, thể hiện tinh thần hiếu khách của người Việt Nam ta.
3.2.7.2. Nội dung
Giáo dục sinh viên các kiến thức văn hoá, văn minh, đất nước học của các nước có tiếng đang dạy học ở trường, tức của các nước Anh, Ả rập, Đức, Hàn Quốc, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Thái, về lịch sử, địa lí, hội hoạ, kiến trúc, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, ngoại giao, đặc biệt về phong tục tập quán, cách ứng xử, giao tiếp, các điều cần tránh hay phải kiêng kỵ.
Cung cấp và giáo dục cho sinh viên các kiến thức về tình hữu nghị, tình quốc tế theo tinh thần các chủ trương, đường lối, quan điểm đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là làm bạn với tất cả các nước, tôn trọng lẫn nhau, trao đổi, học hỏi, hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi. Đối với các nước đã có quan hệ hữu nghị với nước ta từ lâu thì củng cố, phát huy và mở rộng các quan hệ tốt đẹp một cách toàn diện hay chiến lược. Đối với các nước trước đây có chiến tranh, thì khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, xây dựng những quan hệ mới hữu nghị, hợp tác lâu dài, …
Xây dựng nội dung dạy học ngôn ngữ và văn hố các nước có tiếng được dạy học ở trường cho đậm nét không chỉ về ngơn ngữ, mà cả văn hố, văn minh và đất nước học. Lồng ghép giáo dục về tình hữu nghị trong dạy học tất cả các môn học được dạy trong chương trình đào tạo ở trường.
Tổ chức những phong trào hành động có ý nghĩa thiết thực trong đoàn viên, sinh viên nhân những ngày quốc khánh của các nước có tiếng được dạy học ở trường, những ngày văn hoá hữu nghị của nước ta với các nước đó và tổ chức kỉ niệm các ngày lễ đó có nội dung độc đáo, chu đáo gắn với những nết văn hố đặc sắc của mỗi nước có tiếng được dạy.
Tiếp tục chú trọng cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục tình hữu nghị, tình quốc tế, trên cơ sở vận dụng hợp lí các quan điểm lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quan hệ đối ngoại cho sinh viên.
Phịng Chính trị - Cơng tác học sinh, sinh viên làm đầu mối triển khai tổ chức thực hiện, giám sát và tham mưu cho Hiệu trưởng về kế hoạch, nội dung và cách tập hợp các lực lượng quản lí giáo dục. Các lực lượng giáo dục, cán bộ viên chức, nhất là giảng viên, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên theo chức năng
và nhiệm vụ được phân công để thực hiện.
3.2.7.4. Điều kiện thực hiện
Phải có kế hoạch cụ thể từ cuối năm học trước. Được các đơn vị trong trường đóng góp ý kiến. Khi đã có kế hoạch cần phổ biến sâu rộng trong toang trường, mọi người đều biết, trở thành lịch làm việc chung của trường. Các lực lượng quản lí giáo dục hoạt động thống nhất, theo đúng chức năng, nhiệm vụ phân cơng. Có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng và nhắc nhở. Có cơ sở vật chất và kinh phí hợp lí, tiết kiệm cho các hoạt động liên quan, đã được thơng qua, tránh tình trạng các đầu mối chức năng phải xin cho.
Biện pháp quản lí là những cách tiến hành hoạt động quản lí nhằm tác động có hiệu quả đến khách thể để thực hiện nhiệm vụ quản lí và đạt được những mục tiêu quản lí đã đề ra. Trong 7 biện pháp chúng tơi đề xuất ở trên, thì biện pháp Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho mọi lực lượng tham gia
cơng tác GDĐĐSV có ý nghĩa tiên quyết vì có nhận thức đúng thì mới có hành
động đúng. Nhận thức chi phối, định hướng cho hành động. Biện pháp này sẽ tạo tiền đề để thực hiện hiệu quả các biện pháp khác.
Các biện pháp “Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động quản lí GDĐĐSV”, “Tăng cường xây dựng tập thể sinh viên tự quản tốt” giữ vai trò
then chốt, quyết định chất lượng GDÐÐSV. Chúng thể hiện năng lực tố chức thực hiện nhiệm vụ của nhà trường trong suốt quá trình GDÐÐSV.
Biện pháp “Củng cố cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục” để GDÐÐ SV mang tính tồn diện bởi đích của biện pháp là xã hội hóa giáo dục, phát huy sức mạnh tổng hợp cho giáo dục.
Biện pháp “Tăng cường xây dựng tập thể sinh viên tự quản tốt” có ý
nghĩa vơ cùng quan trọng, khi giáo dục nhà trường hướng tới việc biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, để các sinh viên tự thể hiện, tự đánh giá và điều chỉnh trong rèn luyện đạo đức.
Biện pháp “Tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua, khên thưởng vàkỉ luật
về GDÐÐSV”: Xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt hợp lí làm điều kiện
đảm bảo cho công tác GDÐÐSV được cụ thể, công bằng, khách quan. Biện pháp “Chú trọng giáo dục tình hữu nghị với sinh viên nước ngoài và tiếp thu giá trị văn hoá trong ngôn ngữ được học” là biện pháp không thể thiếu, rất đặc trưng
đối với sinh viên nhà trường ngoại ngữ giúp cho sinh viên phát triển nhân cách tồn diện.
Tóm lại, để GDÐÐSV một cách hiệu qủa, nhà quản lí phải vận dụng, phối hợp linh hoạt, đồng bộ nhiều biện pháp. Khơng có biện pháp nào là vạn năng. Mỗi biện pháp quản lí đã đề xuất có những ưu điểm, những hạn chế nhất định và có tác động khác nhau đến đối tượng quản lí. Việc thực hiện có hiệu quả ở biện
pháp này sẽ tạo điều kiện cho biện pháp khác phát huy và ngược lại, một biện pháp nào đó triển khai kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp khác.
3.4. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Để đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lí GDÐÐSV trường ĐHNN - ĐHQGHN.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí GDÐÐSV trường ĐHNN - ĐHQGHN được đề xuất.
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm
Chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 120 đối tượng là cán bộ quản lí phịng ban, các khoa đào tạo, giảng viên, cán bộ Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên. Chúng tôi đặt câu hỏi: Xin thầy/cơ cho biết ý kiến của mình về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp GDĐĐ cho sinh viên trường ĐHNN- ĐHQGHN? Trong đó: Về tính cần thiết của biện pháp, có 3 mức độ là: cần thiết, ít cần thiết và khơng cần thiết và về tính khả thi của biện pháp, có 3 mức độ là: khả thi, ít khả thi và khơng khả thi.
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lí giáo dục đạo đức sinh viên
(n=120)
T
T BIỆN PHÁP
TÍNH CẤN THIẾT
Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết
SL % SL % SL %
1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho mọi lực lượng tham gia công tác giáo dục đạo đức sinh viên
120 100 0 0 0 0
2. Xây dựng và triển khai kế hoạch
quản lí GDĐĐSV. 111 92.5 9 7.5
3. Củng cố cơ chế phối hợp các lực
lượng GDĐĐSV. 97 82.8 15 12.5 8 4.7
4. Nâng cao chất lượng kiểm tra,
đánh giá kết quả GDĐĐSV. 108 90 10 8.3 2 1.7
5. Tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng và kỉ luật về GDĐĐSV.
100 83.3 15 12.5 5 4.2 6. Tăng cường xây dựng tập thể sinh
viên tự quản tốt. 98 81.7 18 15 4 3.3
7. Chú trọng giáo dục tình hữu nghị với sinh viên nước ngoài và tiếp thu giá trị văn hố trong ngơn ngữ được học
112 93.3 5 4.2 3 2.5
Qua bảng 3.1, chúng ta có thể rút ra các nhận xét như sau: Các biện pháp được đề xuất vẫn cịn 5 biện pháp có ý kiến cho rằng khơng cần thiết ở tỉ lệ thấp, song tỉ lệ đồng thuận là rất cao, đều trên 93% đánh giá cần thiết trở lên. Ý kiến đồng thuận về tính cần thiết của các đối tượng được xin ý kiến là sát với việc trao đổi trong thực tế, vậy nên đây là cơ sở tin cậy để thực hiện mục đích của đề tài, tức để quản lí GDĐĐSV.
Biện pháp 1, 2 có sự đồng thuận cao nhất (100% đánh giá cần thiết trở lên). Các biện pháp này vừa mang tính chất tiên quyết, nhận thức và hành động
đúng đắn, đảm bảo thực hiện cơng tác quản lí GDĐĐSV có mục đích đã được hoạch định trước, đồng thời việc tổ chức thực hiện có khả năng thành cơng.
Biện pháp 3, 5 có tỉ lệ nhỏ ý kiến cho là khơng cần thiết (4.2%). Chúng tôi