- Áp lực về việc làm cho người lao động ngày càng tăng lên: Mặc dù Tam
5 Hồ Sơn 281, 281, 06,8 490,2 16,6 Chuyển sang rừng phòng hộ
4.5.4. Quy hoạch biện pháp kinh doanh, lợi dụng tổng hợp rừng
Một trong những đặc điểm cơ bản của sản xuất lâm nghiệp là tài nguyên rừng rất đa dạng, phong phú và có các tác dụng nhiều mặt đối với nền kinh tế và đời sống của con người. Vì vậy, khi quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho một đối tượng cần phải đảm bảo phát huy hết tiềm năng, tác dụng của tài nguyên rừng trên địa bàn, tức là phải quy hoạch sản xuất kinh doanh một cách toàn diện và lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng.
Thơng thường ngồi lâm sản tính ra, một đơn vị sản xuất lâm nghiệp có thể có các nội dung sản xuất kinh doanh kết hợp như nông nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp, khai quặng, nhất là kinh doanh lâm đặc sản, sản phẩm phụ và tận dụng tổng hợp gỗ, tận dụng lâm sản khác [21].
4.5.4.1. Quy hoạch sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản và khai thác mỏ * Sản xuất nơng lâm kết hợp:
Vì diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp đã được phê duyệt nên việc mở rộng diện tích cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp,... trên quy mơ lớn rất khó thực hiện, nên sự phát triển của cây nông nghiệp trên địa bàn huyện Tam Đảo theo hướng xen canh cây nông nghiệp với cây lâm nghiệp theo mơ hình nơng lâm kết hợp ở các trang trại, vườn rừng là hướng đi hợp lý mang tính bền vững.
* Chăn ni:
Việc phát triển chăn ni Trâu, Bị, Dê, Gà,... là thế mạnh của các xã vùng đồi núi của huyện. Hiện nay, các đàn gia súc, đặc biệt các khu chăn nuôi tập trung như: Lợn, Gà đang phát triển mạnh, cho hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo vệ sinh, an tồn. Đây cũng là mơ hình cần được quan tâm nhân rộng.
* Khai thác mỏ:
Huyện Tam Đảo là huyện khơng có nhiều tài nguyên khoáng sản. Tại xã Minh Quang có nguồn tài nguyên quặng sắt và 2 mỏ đá nhưng trữ lượng khơng lớn, chỉ có thể phát triển cơng nghiệp khai thác qui mô vừa và nhỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Ngoài gỗ nguyên liệu giấy và gỗ nhỏ là lâm sản chính theo phương thức kinh doanh đã được xác định, hiện tại trên địa bàn huyện có thơng nhựa là loại đặc sản được quy hoạch bảo vệ hợp lý nhằm đảm bảo cho các lâm phần thơng nhựa được sinh trưởng, phát triển bình thường. Các loại lâm sản ngoài gỗ khác như: song mây, cây dược liệu, được khuyến khích phát triển trong các trang trại, vườn rừng, nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất, hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
4.5.4.3. Hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái
Tam Đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thế mạnh trong phát triển du lịch và xây dựng các khu nghỉ mát cuối tuần như:
- Vùng Tam Đảo núi quanh năm có mây mù bao phủ tạo ra cảnh quan thiên nhiên nên thơ, tuyệt diệu.
- Một số thác nước và mặt nước các cơng trình thuỷ lợi đẹp như Thác Bạc, Thậm Thình, hồ Xạ Hương, hồ Vĩnh Thành.
- Cột phát sóng truyền hình Tam Đảo ở độ cao trên 1200m là một cơng trình kiến trúc ở độ cao độc nhất vô nhị tại Việt Nam có thể phát triển thành khu tham quan du lịch.
- Ngoài ra, trong vùng cịn có, các khu rừng tự nhiên, có vườn quốc gia Tam Đảo rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.
Khu di tích Tây Thiên đã được xếp hạng, hàng năm thu hút hàng chục vạn người đến tham quan. Nếu được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để hình thành Tour du lịch khép kín: Tây Thiên - Tam Đảo 2 - Tam Đảo 1 sẽ là nguồn thu chính, là động lực mạnh mẽ nhất để thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng nâng cao tỷ trọng du lịch, dịch vụ, thương mại và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung toàn huyện.
4.6. Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch