- Áp lực về việc làm cho người lao động ngày càng tăng lên: Mặc dù Tam
5 Hồ Sơn 281, 281, 06,8 490,2 16,6 Chuyển sang rừng phòng hộ
KẾT LUẬN-TỒN TẠI-KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua thời gian thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ
bản quy hoạch lâm nghiệp huyện Tam Đảo - tỉnh Vĩnh Phúc” đã đạt được
mục tiêu và hoàn thành các nội dung đặt ra, phù hợp với điều kiện thực tế, cụ thể: - Đã tìm hiểu, đánh giá được điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu; Tình hình sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn huyện; Đánh giá được hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên rừng theo chủ quản lý và hiệu quả hoạt động lâm nghiệp từ trước đến thời điểm quy hoạch.
- Tìm hiểu những cơ sở quy hoạch lâm nghiệp huyện Tam Đảo; Đưa ra một số dự báo cơ bản về dân số, sự đói nghèo, sự phụ thuộc vào rừng và nhu cầu sử dụng lâm sản của địa phương. Từ đó, đề xuất những nội dung quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Tam Đảo giai đoạn 2010-2020.
- Trên cơ sở các quan điểm, định hướng phát triển lâm nghiệp Việt Nam, cùng với các quan điểm định hướng phát triển lâm nghiệp của tỉnh, của huyện Tam Đảo,… Tác giả đã đề xuất quy hoạch 3 loại rừng huyện Tam Đảo theo chức năng sử dụng và theo chủ quản lý; Quy hoạch các biện pháp kinh doanh cho từng đối tượng cụ thể phù hợp với địa phương theo hướng sử dụng tài nguyên rừng bền vững.
- Đề tài đã đưa ra được các giải pháp về chính sách, tổ chức, quản lý sử dụng tài nguyên rừng,…
- Đề tài cũng sơ bộ dự tính được vốn đầu tư cho các hạng mục phát triển tài nguyên rừng, hiệu quả đầu tư.
- Xây dựng được hệ thống bản đồ cho huyện Tam Đảo gồm: + Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng.
+ Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng.
+ Bản đồ quy hoạch phát triển lâm nghiệp.
Các kết quả nghiên cứu trên là cơ sở ứng dụng hiệu quả trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp của huyện, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và ổn định an ninh chính trị trong những năm tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5.2. Tồn tại
Trong quá trình nghiên cứu do điều kiện thời gian, nguồn nhân lực và kinh nghiệm hạn chế của bản thân nên đề tài còn một số tồn tại nhất định.
- Chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ về năng suất chất lượng cây trồng để tính tốn hiệu quả kinh tế một cách chính xác.
- Hiệu quả về mặt môi trường và xã hội mới chỉ dừng lại ở định tính. - Chưa đưa ra được phương án khai thác cho rừng phòng hộ.
5.3. Kiến nghị
Quy hoạch phát triển lâm nghiệp là hoạt động mang tính định hướng cho sự phát triển lâm nghiệp huyện Tam Đảo nói chung cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân làm nghề rừng; Hơn thế nữa, quy hoạch phát triển lâm nghiệp cịn mang tính liên ngành. Vì vậy, để phương án quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Tam Đảo có hiệu quả và mang tính thực tiễn cao, tác giả xin có một số kiến nghị như sau:
- UBND tỉnh: Chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Kiểm lâm và các ngành liên quan phối hợp với UBND huyện tiến hành triển khai các nội dung quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Tam Đảo.
- UBND huyện Tam Đảo: Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ giao đất lâm nghiệp thuộc rừng phòng hộ cho Ban quản lý rừng phòng hộ, giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân theo quy định của Luật đất đai 2003; Quy hoạch các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản; Đầu tư xây dựng hệ thống vườn ươm quy mô, hiện đại đáp ứng được yêu cầu trồng rừng theo hướng thâm canh cao; Lập dự án trồng rừng giai đoạn 2010-2020 nhằm phát triển 3 loại rừng theo hướng có hiệu quả; Lập Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015 và Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BKH-NN-TC về việc hướng dẫn thực hiện quyết định 147/2007/QĐ-TTg.
Công tác quy hoạch lại rừng huyện Tam Đảo có ý nghĩa quan trọng trong quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nhưng các biện pháp bảo vệ sẽ hiệu quả hơn nếu đời sống và nhận thức của nhân được cải thiện. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh và các cấp có thẩm quyền có các chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển dân sinh kinh tế vùng, chính sách quản lý bảo vệ rừng phù hợp với đặc thù của huyện, tạo điều kiện để các chủ rừng yên tâm đầu tư vào việc bảo vệ và phát triển rừng, tạo công ăn việc làm hơn nữa để giải quyết lao động dôi dư, làm giảm sức ép đến tài nguyên rừng. Đồng thời cũng tăng cường tuyên truyền, giáo dục người dân đặc biệt là thế hệ trẻ nâng cao ý thức bảo vệ rừng, hạn chế các tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
động tiêu cực đến rừng. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, xây dựng các quy chế, hương ước, quy chế của thôn bản…