Các hình thức có thể tích hợp giáo dục giá trị sống trong giờ Văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục giá trị sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn việt nam trong chương trình ngữ văn 12 (Trang 53 - 55)

Hiện nay, việc nâng cao thành tích học tập của HS đã trở thành áp lực đè nặng lên các GV. Cũng vì áp lực điểm số mà dẫn đến căn bệnh thành tích, chất lƣợng bài dạy bị hạn chế, GV cũng khơng cịn thời gian và nhiệt tâm cho việc tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp với HS khi nhiều thầy cô chỉ chú ý đến việc cố gắng làm sao để hoàn thành tiết dạy mà quên mất việc “dạy chữ phải đi đôi với dạy ngƣời”. Điều này không những ảnh hƣởng xấu đến động cơ, hứng thú học tập của HS mà đơi khi cịn làm bầu khơng khí lớp học trở nên căng thẳng, mệt mỏi. “Cái giá phải trả cho căn bệnh thành tích chính là đánh mất việc học thật sự”. (Alfie Kohn). Chính vì thế, GDGTS ngày càng

đƣợc nhìn nhận là có sức mạnh vƣợt lên khỏi lời răn dạy đạo đức chi tiết đến mức hạn chế trong cách nhìn hoặc những vấn đề về tƣ cách cơng dân…Chỉ riêng mặt này thì GDGTS có thể xem là “một mắt xích quan trọng” kết nối văn chƣơng với cuộc sống, góp phần nâng cao chất lƣợng GD nói chung. Để làm đƣợc điều đó, ngƣời GV khơng chỉ cần có kiến thức cơ bản, có các kĩ năng thành thạo mà phải có sự tâm huyết với công việc thể hiện qua việc soạn giáo án, tạo nên những bài học có chất lƣợng tốt đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển tƣ duy, năng lực của ngƣời học theo xu hƣớng chung của xã hội.

Khi tích hợp, GV có nhiều cách để lồng ghép nội dung truyền đạt không thiên cƣỡng mà vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Chẳng hạn, các GV trong tổ có thể hội ý trƣớc khi dạy học những bài có lồng ghép tích hợp GDGTS để thống nhất một quan điểm và hƣớng triển khai để có thêm nhiều ý tƣởng mới mẻ, phong phú. GV có thể dẫn ra các câu chuyện dân gian hoặc những câu chuyện về ngƣời thật việc thật, các bộ phim…có

tính GD cao vào bài học. Ngồi ra, GV có thể đề nghị chính HS sáng tác những câu chuyện, những vở kịch ngắn, những bài thơ…trong đó có ứng dụng những bài học về giá trị sống. Dù thực hiện theo hình thức nào thì quan trọng là các bài giảng đó phải phù hợp với đối tƣợng HS, mang lại cho các em những bài học nhân văn ý nghĩa. Tích hợp GDGTS trong các giờ văn đơi khi cịn làm cho những tác phẩm vẫn bị xem là khô khan và khó cảm nhận (nhƣ các tác phẩm văn học trung đại) sẽ trở nên gần gũi, "đời thƣờng" hơn. Muốn làm đƣợc điều đó, các vấn đề về giá trị sống mà GV đặt ra cho HS suy ngẫm phải vừa “tầm đón” với các em, phát huy đƣợc vai trò chủ động, sáng tạo, khơi gợi đƣợc hứng thú học tập của HS. Dƣới đây là một số hình thức GV có thể tích hợp GDGTS cho HS qua các giờ văn:

2.2.1. Trong tiết dạy hướng dẫn đọc - hiểu văn bản

- GV có thể đặt ra nhiều câu hỏi gợi mở “kết nối” nội dung bài học với một hoặc một vài giá trị sống để HS suy nghĩ, trao đổi và trả lời.

- Tổ chức thảo luận nhóm: GV đƣa ra một vấn đề đặt ra trong bài học để HS trao đổi, tranh luận về ý nghĩa của vấn đề đó gắn với các giá trị sống mà các em biết. Để từ đó, mỗi nhóm HS có thể đƣa ra nhiều quan điểm khác nhau.

- Trong quá trình thuyết giảng một nội dung giảng dạy, GV có thể chọn lựa và sử dụng những lời bình để định hƣớng về giá trị sống đƣợc tích hợp. HS lắng nghe, có thể trao đổi và nói lên những suy nghĩ của mình, thậm chí các em có thể phản biện lại những điều mà thầy cơ đặt ra.

2.2.2. Khi củng cố nội dung bài học

GV đặt ra câu hỏi hoặc những tình huống giả định có tích hợp GDGTS phù hợp rồi yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận, trình bày. GV nhận xét, định hƣớng hoặc tiếp tục gợi dẫn để các em về nhà suy ngẫm tiếp.

2.2.3. Ra bài tập về nhà

Cùng với yêu cầu HS học bài, soạn bài, GV có thể tích hợp việc rèn luyện

kĩ năng viết đoạn văn cho các em bằng cách yêu cầu HS viết lời bàn về một giá trị sống nào đó liên quan đến nhân vật, nội dung chủ đề tác phẩm,...

2.2.4. Trong kiểm tra, đánh giá

- Kiểm tra bài cũ: GV kết hợp kiểm tra kiến thức cũ với câu hỏi tích hợp chung. Câu hỏi này vừa đánh giá đƣợc mức độ ghi nhớ bài của HS, vừa để các em phát biểu cảm nhận chủ quan về bài học và những vấn đề có liên quan đến các giá trị sống. Từ đó, GV định hƣớng nhân rộng (nếu đó là những nhận thức, tình cảm đúng đắn, tiến bộ), điều chỉnh bổ sung (nếu là những nhận thức, tình cảm cịn sai lệch).

- Kiểm tra viết: GV ra đề mở để phát huy tính tích cực của HS, thúc đẩy q trình tự nhận thức về giá trị tác phẩm, giá trị sống thông qua các tác phẩm văn học của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tích hợp giáo dục giá trị sống cho học sinh qua dạy học truyện ngắn việt nam trong chương trình ngữ văn 12 (Trang 53 - 55)