Đặc điểm mẫu nghiên cứu:

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh của siêu thị co.opmart huế (Trang 27 - 31)

2.2.1.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính và độ tuổi

Theo như cỡ mẫu được tính là 187, tuy nhiên đến câu hỏi thứ 2 có 37 người trả lời là chưa từng mua sắm ở cả 2 siêu thị Co.opMart và BigC. Do đó ngừng phỏng vấn, vậy số lượng mẫu điều tra đưa vào xử lý là 150 mẫu.

Sơ đồ 6: Tỷ lệ giới tính và độ tuổi của khách hàng

Trong số 150 người được hỏi có 49 khách hàng nam, chiếm tỷ lệ 32,7% và 101 khách hàng nữ, chiếm tỷ lệ 67,3%. Đây là cơ cấu mẫu phù hợp với thực tế bởi số lượng khách hàng nữ đi mua sắm thường gấp 2 số khách hàng nam. Có 33 khách hàng từ 25 tuổi trở xuống, độ tuổi phổ biến nhất là từ 26-40 với 55 khách hàng, xếp thứ 2 là độ tuổi từ 41-55 với 42 khách, cịn trên 55 tuổi chỉ có 20 người. Điều này lý giải được rằng hầu như khách hàng mua sắm tại siêu thị là dưới 55 tuổi. Những người trên 55 tuổi chủ yếu đi dạo chơi, họ thường mua sắm theo thói quen tại các chợ truyền thống, gánh hàng rong… còn những người trẻ họ có xu hướng đi mua sắm tại các siêu thị bởi những ưu điểm vượt trội của nó.

Bảng 5: Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp và thu nhập Thu nhập Nghề nghiệp Tổng Cán bộ, CNV Nghỉ hưu Nội trợ Kinh doanh, buôn bán Sinh viên Công nhân/ nông dân <2 triệu 0 5 21 0 15 4 45 Từ 2-5 triệu 19 14 5 9 0 14 61 Từ 5-8 triệu 12 0 0 17 0 0 29 > 8 triệu 0 0 0 15 0 0 15 Tổng 31 19 26 41 15 18 150 Nguồn: Xử lý SPSS

Nhìn vào bảng trên ta thấy đối tượng đi mua sắm nhiều nhất là những người cán bộ, CNV và kinh doanh bn bán, điều này hồn tồn hợp lý bởi họ là những người có thu nhập khá cao. Những người nội trợ cũng có số lượng tương đương vì mua sắm là cơng việc chính của họ, những người nghỉ hưu xem việc đi siêu thị vừa giải trí, xem và mua sắm nhỏ. Riêng đối với công nhân, nông dân và học sinh chiếm tỷ lệ ít bởi họ vừa khơng có thời gian, vừa thu nhập thấp.

2.2.1.2. So sánh mức độ đi mua sắm ở siêu thị Co.opMart và siêu thị BigC

Bảng 6: So sánh mức độ đi mua sắm và mức chi tiêu ở siêu thị Co.opMart và siêu thị BigC

Mức chi tiêu/1 lần mua sắm

Mức độ mua sắm tại Siêu thị Co.opMart/Siêu thị BigC Tổng <2 lần 3-4 lần 5-6 lần > 6 lần < 500 ngàn 50/20 27/24 0/0 0/2 77/46 Từ 500 ngàn - 1 triệu 8/6 11/42 0/18 0/3 19/69 Từ 1 triệu - 1,5 triệu 0/0 24/18 22/10 4/3 50/31 > 1,5 triệu 0/0 0/0 4/0 0/4 4/4 Tổng 58/26 62/84 26/28 4/12 150 Nguồn: Số liệu SPSS

Dựa vào số liệu ở trên có thể thấy mức độ thường xuyên mua sắm của khách hàng phân bổ cho cả 2 siêu thị là không giống nhau. Với 77 người thường chi <500

ngàn khi mua sắm ở Co.opMart, nhưng chỉ có 46 khách hàng đối với siêu thị BigC. Còn chi từ 500 ngàn – 1 triệu thì siêu thị Co.opMart chỉ có 19 người trong khi BigC có tới 69 người. Số người thường xuyên chi 1,5 triệu/1 lần mua sắm ở cả 2 siêu thị là như nhau. Vậy khách hàng chi cho mua sắm ở siêu thị BigC có phần cao hơn siêu thị Co.opMart.

Khi so sánh số lần mua sắm ở 2 siêu thị ta thấy, thường xuyên đi <2 lần thì khách hàng của siêu thị Co.opMart gấp đôi siêu thị BigC. Trong khi với việc thường đi mua sắm >6 lần/tháng thì khách hàng của BigC lại gấp 3 lần khách hàng của Co.opMart. Điều này một lần nữa khẳng định rằng khách hàng tới mua sắm tại BigC thường xuyên hơn và chi nhiều tiền hơn. Từ đó đặt ra một dấu chấm hỏi đối với siêu thị Co.opMart phải làm sao để thu hút khách hàng hơn nữa. Trên thực tế có thể thấy BigC có những chiến thuật nhằm khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn như: kết cấu thang máy đi từ tầng 1 lên tầng 3 sau đó mới xuống tầng 2. Chiến lược này nhằm tăng thời gian ghé xem hàng hóa của khách hàng, kích thích họ mua sắm. Hay chẳng hạn tại các cầu thang cuốn của BigC có bày các loại snack, bánh kẹo chính là tạo sự chú ý của những em nhỏ, chúng sẽ vòi vĩnh bố mẹ mua cho chúng và tâm lý của những người làm bố, mẹ thường sẽ chiều con ở những chỗ đơng người để chúng khỏi quấy khóc... Trong khi BigC có được những chiến thuật ấy thì dường như Co.opMart chưa làm được điều này. Khi mua sắm tại siêu thị Co.opMart bạn phải gửi đồ ở cửa ra vào, sau đó mua hàng ở tầng 1. Nếu muốn mua tiếp ở tầng 2 bắt buộc khách hàng phải gửi đồ ở tầng 2 trước khi vào mua hàng. Chính điều này đã hạn chế phần nào nhu cầu mua sắm của khách hàng.

2.2.1.3. Yếu tố mà khách hàng quan tâm khi mua sắm tại siêu thị

Nguồn: Số liệu SPSS

Sơ đồ 7: Mức độ quan trọng của các yếu tố tại siêu thị

Nhìn vào sơ đồ trên trên cho ta thấy được yếu tố mà khách hàng quan tâm nhất chính là hàng hóa. Trong nhóm yếu tố hàng hóa bao gồm: chủng loại, chất lượng, giá cả, mẫu mã… Nó quyết định việc lựa chọn siêu thị của đa số khách hàng. Có 69,3% trong tổng số 150 khách cho rằng hàng hóa quan trọng nhất, 20,7% cho rằng khả năng

phục vụ của nhân viên mới là điều quyết định và khơng có khách hàng chọn trưng bày hàng hóa hay tính an tồn. Và chỉ có 10% khách hàng quan tâm nhất tới mặt bằng siêu thị. Như vậy siêu thị muốn có đơng khách hàng tới thì đầu tiên phải đảm bảo sự

đa dạng chủng loại hàng hóa, giá cả phù hợp và chất lượng đảm bảo. Ngoài ra nhân viên phục vụ cũng là yếu tố phải được quan tâm một cách đúng mức. Nhân viên phải có kiến thức về sản phẩm và các chương trình khuyến mãi; có thái độ phục vụ niềm nở, ân cần, chu đáo, giải đáp tốt thắc mắc của khách hàng.

Một phần của tài liệu đánh giá năng lực cạnh tranh của siêu thị co.opmart huế (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w