Triển khai nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (chương trình thí điểm ) (Trang 41 - 46)

Chƣơng : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.2. Triển khai nghiên cứu

2.1.2.1. Xác định biến nghiên cứu

Giả thuyết nghiên cứu của đề tài đƣợc xác định:

- Tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tinh thần mắc phải ở trẻ em có cha hoặc mẹ nhiễm HIV tại Hà Nội là cao hơn so với mức thông thƣờng, do trẻ có nhiều yếu tố nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tinh thần, tỉ lệ sẽ giao động khoảng từ 40% - 50%.

- Các yếu tố nhƣ tình trạng mắc HIV của cha hoặc mẹ, hoàn cảnh và điều kiện sống của gia đình, tình trạng nghiện chất của cha, mẹ, bạo lực gia đình, mồ cơi, sự thờ ơ, bỏ mặc của ngƣời chăm sóc trẻ và sự kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS có ảnh hƣởng sâu sắc, là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tinh thần ở trẻ em.

Để chứng minh các giả thuyết khoa học đƣợc nêu ra chúng tôi tiến hành xác định các biến nghiên cứu phù hợp với vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.

- Vấn đề nghiên cứu: tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tinh thần mắc phải ở trẻ em có cha hoặc mẹ nhiễm HIV trên địa bàn thành phố Hà Nội và các yếu tố nguy cơ gây ảnh hƣởng đến tỷ lệ này.

- Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng các vấn đề sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha và/hoặc mẹ nhiễm HIV tại Hà Nội. Trên cơ sở đó chỉ ra mối tƣơng quan giữa các thơng tin nhƣ kinh tế gia đình, sự kỳ thị và phân

biệt đối xử, lạm dụng chất, bạo hành gia đình và tình trạng nhiễm HIV của cha mẹ của trẻ với tỉ lệ các vấn đề về sức khỏe tinh thần của trẻ em.

Biến phụ thuộc đƣợc xác định dựa trên những vấn đề sức khỏe tinh thần trẻ em có thể gặp phải. Có 5 nhóm hội chứng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu: Các vấn đề về cảm xúc, Các vấn đề về hành vi, Tăng động giảm chú ý, Quan hệ bạn bè và Giao tiếp xã hội.

Biến độc lập đƣợc xác định trong nghiên cứu là: + Giới tính

+ Tuổi: Từ 7 đến 11 tuổi. + Địa bàn nghiên cứu

2.1.2.2. Xác định mẫu nghiên cứu

Mục tiêu của việc xác định mẫu nghiên cứu là tìm ra đƣợc những em có cha và/hoặc mẹ nhiễm HIV trên địa bàn các quận huyện đại diện cho các đặc điểm địa lý, văn hóa và kinh tế xã hội của Hà Nội.

Nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sơng Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hịa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hƣng n phía Đơng, Hịa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhƣng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn [39].

Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, Hà Nội hiện có 29 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã – và 577đơn vị hành chính cấp xã – gồm 401 xã, 154 phƣờng và 22 thị trấn.

Để đảm bảo mẫu chọn mang tính đại diện, chúng tơi lựa chọn tiến hành nghiên cứu trên hai quận, huyện là quận Long Biên và huyện Gia Lâm.

Sau khi xác định đƣợc các địa bàn nghiên cứu, chúng tôi tiếp tục xác định khách thể đƣợc nghiên cứu. Đây là một nghiên cứu dịch tễ tìm tỷ lệ vì thế việc

chọn khách thể là vô cùng quan trọng. Để có đƣợc kết quả chính xác thì việc chọn mẫu trong một quần thể rộng sao cho khách quan là cần thiết vì vậy chúng tôi đã dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên và mang tính đại diện cho nơng thơn và khu ven đơ. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra đƣợc hai (02) trẻ nam và hai (02) trẻ nữ trên cùng một độ tuổi có cha mẹ nhiễm HIV ở mỗi khu vực dân cƣ và ba (03) trẻ nam, ba (03) trẻ nữ khơng có cha mẹ nhiễm HIV trên cùng một độ tuổi cũng ở từng khu vực dân cƣ đó. Để đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, chúng tôi dựa trên danh sách ngƣời nhiễm HIV có con trong độ tuổi 7 đến 11 tuổi do Trung tâm y tế quận, huyện quản lý để tìm ra trẻ có cha mẹ nhiễm HIV và danh sách hộ gia đình có con trong độ tuổi 7 đến 11 tuổi do Ủy ban nhân dân quận, huyện quản lý để tìm ra trẻ khơng có cha mẹ nhiễm HIV. Thông qua danh sách này, chúng tôi xác định một quy tắc khách quan (đƣợc trình bày dƣới đây) để lựa chọn các khách thể nghiên cứu.

Khi đã xác định đƣợc địa bàn nghiên cứu, nghiên cứu viên liên lạc với các quận, huyện tại địa phƣơng đƣợc lựa chọn để lấy danh sách ngƣời nhiễm HIV có con trong độ tuổi từ 7 đến 11 tuổi (gọi là danh sách số 1) và danh sách các hộ gia đình ngẫu nhiên (cha mẹ khơng có HIV) trên địa bàn có con trong độ tuổi từ 7 đến 11 tuổi (gọi là danh sách số 2) . Với danh sách số 1, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 40 trẻ em trong độ tuổi từ 7 đến 11, tỷ lệ nam nữ cân bằng nhau. Với danh sách số 2, dựa trên danh sách số 1, chúng tôi lựa chọn trẻ có độ tuổi và giới tính tƣơng ứng với danh sách số 1, tuy nhiên số lƣợng nhiều hơn, là 3 em ở mỗi thang tuổi cho một giới tính. Tổng cộng ở danh sách số 2 sẽ là 6 em ở mỗi thang tuổi, trong đó có 3 trẻ nam và 3 trẻ nữ ở mỗi thang tuổi từ 7 đến 11 tuổi.

2.1.2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ đƣợc thực hiện độc lập tại 1 quận và 1 huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thiết kế nghiên cứu ở mỗi quận/huyện gồm 2 cấu phần nhằm nghiên cứu về những yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS.

Nội dung nghiên cứu xét theo từng cấu phần sẽ bao gồm:

Cấu phần 1: Tìm hiểu thực trạng những vấn đề về sức khỏe tinh thần của

trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS. Trong cấu phần này, bộ câu hỏi SDQ25 sẽ đƣợc sử dụng để sàng lọc các vấn đề về sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS.

Cầu phần 2: Tìm hiểu những yếu tố nguy cơ gây ra những ảnh hƣởng của HIV/AIDS lên sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS. Ở cấu phần này, bảng điều tra hộ gia đình sẽ đƣợc thiết kế, sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến các yếu tố nguy cơ gây ra những vấn đề về sức khỏe tinh thần của trẻ em có cha mẹ nhiễm HIV/AIDS. Các yếu tố nguy cơ đƣợc đƣa vào bảng điều tra hộ gia đình bao gồm:

o Yếu tố ngƣời chăm sóc chính của trẻ nhƣ: sự mồ côi cha mẹ, ngƣời chăm sóc chính hiện tại, tình trạng tâm lý và sức khỏe

o Yếu tố lạm dụng chất

o Yếu tố bạo hành gia đình

o Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với trẻ em

o Tình trạng nhiễm HIV/AIDS của cha mẹ của trẻ.

2.1.2.4. Khoảng tuổi điều tra

Nghiên cứu này sẽ điều tra những trẻ trong độ tuổi từ 7 đến 11 (từ lớp 1 đến lớp 5 của cấp tiểu học). Ƣớc tính khoảng thời gian điều tra thực địa trong khoảng thời gian từ 1/6/2013 đến 30/7/2013. Vì vậy trẻ đƣợc chọn điều tra sẽ nằm trong khoảng tuổi sau:

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ khoảng tuổi điều tra

Tiểu kết

Nghiên cứu đã đƣợc thực hiện theo một quy trình có tổ chức chặt chẽ, từ khâu nghiên cứu lý luận để xác lập cơ sở lý thuyết xây dựng giả thuyết nghiên cứu đến thu thập số liệu về các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em.

1/6/ 2002 30/7/ 2002 1/6/ 2006 30/7/ 2006

Nghiên cứu kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp phân tích tài liệu, phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi, phƣơng pháp thống kê toán học. Các phƣơng pháp này hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong việc nghiên cứu về thực trạng cho phép có những kết quả và kết luận đủ độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học đủ để làm cơ sở cho những kết quả nghiên cứu có tính khách quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (chương trình thí điểm ) (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)